CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG THEO HƯỚNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG,
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
* Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý học đường và quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh tại các trường THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Bảng 2.3. Đối tƣợng khảo sát
STT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Giáo viên và đội ngũ cán bộ TVTLHĐ (khảo sát
bảng hỏi) 120 35.5
3 Học sinh (khảo sát bảng hỏi) 240 64.5
Tổng 372 100
Phỏng vấn sâu: 12 cán bộ quản lý (mỗi trường 02 người) và 12 CMHS (mỗi trường 02 phụ huynh).
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh ở các trường THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Khảo sát và phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh ở các trường THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
2.2.4. Công cụ khảo sát
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá của 02 nhóm đối tượng: CBQL và GV; Học sinh THCS về thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh và quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh ở các trường THCS huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Cấu trúc bảng hỏi bao gồm:
Phần I: Thông tin cá nhân bao gồm: độ tuổi, cơ quan công tác, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, vị trí…
Phần II: Nội dung khảo sát bao gồm: Hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh: nhu cầu; các hoạt động về công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh; mức độ thực hiện; phương pháp thực hiện; khó khăn; các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp …
Cách xây dựng bảng hỏi:
Bảng hỏi được thiết kế và tiến hành khảo sát sau khi tiến hành quan sát và lấy ý kiến của các chuyên gia và những người đã làm công tác quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường… nhằm có thêm hiểu biết, mở rộng khía cạnh của vấn đề, giúp cho việc lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề theo phương án thích hợp nhất.
Các câu hỏi được đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 bậc. Giá trị các bậc được qui ước như sau:
Mức Khoảng
điểm Ý nghĩa
5 4.21 – 5.00 Hoàn toàn không khó khăn
Rất ảnh hưởng Rất tốt Tốt
4 3.41 - 4.20 Không khó khăn lắm
Tương đối ảnh hưởng
Tốt Khá
3 2.61 - 3.40 Ít khó khăn Ít ảnh hưởng Khá Trung bình 2 1.81 - 2.60 Khá khó khăn Không ảnh hưởng Trung bình Kém 1 1.00 - 1.80 Rất khó khăn Hoàn toàn không
ảnh hưởng
Kém Chưa thực hiện - Đối với các câu hỏi tầm quan trọng của hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh trung học cơ sở được chia thành 4 mức độ tương ứng như sau:
với 1 điểm - không quan trọng; 2 điểm - bình thường; 3 điểm - quan trọng; 4 điểm - rất quan trọng.
- Đối với câu hỏi khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, được chia thành 4 mức độ như sau: 1 điểm - Hoàn toàn không cần thiết/khả thi; 2 điểm - Không cần thiết/khả thi; 3 điểm - Cần thiết/khả thi; 4 điểm - Rất cần thiết/khả thi.
2.2.5. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Khảo sát trực tuyến đã được thực hiện trong 2 tuần cuối tháng 8 năm 2023. Các phiếu hỏi cho 02 nhóm đối tượng khảo sát được thiết kế trên Google form để thu thập các thông tin cá nhân, thông tin về hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh và quản lý hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và phân tích, xử lí bằng thống kê toán học. Kết quả được trình bày dưới dạng các giá trị: trung bình, tỉ lệ phần trăm,...