CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
1.3. Hoạt động tham vấn tâm lí học đường cho học sinh Trung học cơ sở theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.3.6. Phương pháp và hình thức tham vấn tâm lý học đường cho học sinh Trung học cơ sở theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Hoạt động tham vấn tâm lí học đường trong nhà trường sử dụng các hình thức thực hiện rất đa dạng và phong phú. Nhà tham vấn cần kết hợp và
sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm tìm ra phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề tâm lý của học sinh một cách hiệu quả.
Bao gồm những hình thức sau:
Tham vấn trực tiếp: Đây là hình thức tham vấn phổ biến trong nhà trường. Tham vấn trực tiếp tức là giáo viên, cán bộ tham vấn và học sinh ngồi lại với nhau, trao đổi trực tiếp vấn đề mà học sinh đang gặp phải. Thầy cô không chỉ nhận được các thông tin bằng lời nói, mà còn đánh giá và nhận biết được các thông tin phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ, cảm xúc...) có tính trung thực cao. Từ đó, đưa ra lời khuyên trực tiếp cho học sinh. Đối tượng tham vấn có thể là một học sinh, hoặc một nhóm học sinh. Hình thức này tạo ra phản hồi của học sinh từ cử chỉ đến cảm xúc để giáo viên, cán bộ tham vấn dễ dàng tiếp cận và xử lý.
Tham vấn gián tiếp (qua viết thư, qua điện thoại, qua trực tuyến…) là hình thức tham vấn được thực hiện với sự cách biệt về không gian, chủ thể không thể tiếp xúc với đối tượng, tham vấn gián tiếp được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua viết thư, qua điện thoại, qua mạng internet...
- Xây dựng một số chuyên đề và thực hiện thành bài giảng riêng hoặc tiến hành lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường vào đầu tuần.
- Tích hợp các nội dung tham vấn trong các môn học trong chương trình chính khóa hoặc trong hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, các buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung cần tham vấn cho học sinh.
- Trao đổi thường xuyên với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý của các em, phổ biến, chia sẻ các vấn đề cần tham vấn, hỗ trợ cho học sinh thông qua việc thiết lập kênh thông tin hoặc cung cấp tài liệu.
- Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức các hoạt động tham vấn tâm lí cho học sinh.
1.3.7. Chủ thể của hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho học sinh trung học cơ sở theo hướng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Theo Quyết định số 4216/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phê duyệt Sổ tay Hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông đã hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý trong trường học như sau:
1.3.6.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường để triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh thuộc lớp mình phụ trách;
Thường xuyên nắm bắt các diễn biến tâm lý của học sinh, quan tâm đến các hoạt động trong ngoài trường học của các em, gần gũi, chia sẻ và động viên, khuyến khích học sinh thực hiện những hoạt động tích cực, nâng cao kỹ năng sống và sức khỏe tinh thần;
Kết nối với giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý trong trường để hỗ trợ kịp thời đối với những học sinh đang có khó khăn tâm lý thuộc lớp mình phụ trách;
Để làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện những việc sau:
- Xây dựng kế hoạch và các chuyên đề cần tư vấn tâm lý cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa như nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
- Thiết lập kênh thông tin với cha mẹ học sinh để trao đổi khi phát hiện những biểu hiện tâm lý bất thường của học sinh, qua đó làm rõ vấn đề và tìm phương án tư vấn tâm lý khi cần thiết.
- Đối với học sinh gặp phải những khó khăn tâm lý nặng cần can thiệp chuyên sâu, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh để đưa học sinh đến thăm khám, trị liệu tại các đơn vị y tế, các tổ chức tham vấn, trị liệu
tâm lý chuyên nghiệp và các chuyên gia tâm lý có uy tín.
1.3.7.2. Đối với giáo viên kiêm nhiệm tham vấn tâm lý
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Giáo viên bộ môn, Cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhằm tổ chức, triển khai các hoạt động hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường. Triển khai các hoạt động tư vấn học đường:
- Đánh giá sàng lọc những học sinh gặp những vấn đề khó khăn
- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa (nói chuyện chuyên đề, tập huấn kỹ năng sống cho học sinh, tư vấn giải đáp các thắc mắc, khó khăn của học sinh…)
- Thiết lập các kênh kết nối với học sinh (hộp thư, đường dây nóng, trang fanface…)
- Tư vấn, can thiệp những trường hợp cần hỗ trợ đặc biệt
- Phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, gia đình, các cơ sở y tế… để can thiệp, trị liệu, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu.
1.3.7.3. Đối với cha mẹ có con cần được tư vấn tâm lý trong trường học
Thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên chủ nhiệm, nắm bắt những thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cũng như các biểu hiện bất thường, thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và phối hợp kịp thời với giáo viên khi con gặp phải những vấn đề tâm lý.
1.3.7.4. Đối với giáo viên, chuyên gia tham vấn tâm lý trong nhà trường
Về vai trò của cán bộ tham vấn tâm lý học đường, họ giúp các bên liên quan có thể hiểu sâu hơn về những hành vi “có vấn đề” của học sinh, giúp tăng sự đồng cảm của gia đình và nhà trường đối với những khó khăn mà học sinh gặp phải. Cán bộ tham vấn tâm lý sẽ giúp các giáo viên và phụ huynh hiểu hơn về những sự thay đổi tâm lý của học sinh, cùng nhau phối hợp giải tỏa những dồn nén tâm lý cho học sinh trong môi trường học đường cũng như
gia đình. Cán bộ tham vấn tâm lý học đường là một thành phần tất yếu của liên minh làm việc giữa các giáo viên, vừa hỗ trợ cảm xúc vừa huấn luyện kĩ năng quản lý các cảm xúc mãnh liệt cho giáo viên trong quá trình tương tác với những học sinh “có vấn đề” trong trường học.
Christenson, S.L (2003) cho rằng cán bộ TVTLHĐ cũng được khuyến khích tham gia vào sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường bằng cách cộng tác với các giáo viên để áp dụng những nguyên tắc tâm lý vào việc dạy học tại trường, tận dụng các cơ hội, nguồn lực tại trường học để duy trì quá trình hỗ trợ học sinh và gia đình trong trường hợp hoàn cảnh gia đình khó khăn, có vấn đề; họ tham gia với vai trò là một thành phần quan trọng của trường học trong quá trình hợp tác giữa nhà trường với gia đình.
Khi thấy học sinh có những vấn đề hành vi cảm xúc không phù hợp.
Giáo viên cần đặt lịch hẹn với cha mẹ và thảo luận, làm rõ với cha mẹ những điều sau:
Hiểu rõ mục đích của những hành vi cảm xúc sai lệch ở con cái
Tư vấn cho cha mẹ cách ứng xử với con cái trước những phản ứng sai Trao đổi với cha mẹ về thái độ ứng xử đối với con khi con mắc lỗi.
1.3.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả tham vấn tâm lý học đường cho học sinh Trung học cơ sở theo hướng phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả TVTLHĐ là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của các đối tượng quản lý, được thể hiện ở các mặt hoạt động sau đây:
- Đánh giá: là việc xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực.
- Xác định mức độ thực hiện của các đối tượng quản lý (các bộ phận, từng thành viên) ở các mức độ: tốt, bình thường, chưa tốt.
- Điều chỉnh: bao gồm những nội dung liên quan đến việc tư vấn (uốn