CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG THEO HƯỚNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG,
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Khái quát về các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Quy mô trường trung học cơ sở
Năm học 2022 - 2023, quy mô mạng lưới trường lớp được duy trì ổn định, toàn huyện có 24 trường THCS công lập, cấp THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất có 397 lớp, số lượng 15.160 học sinh.
2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường THCS Thứ nhất, về đội ngũ CBQL, GV và nhân viên
Cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được tăng cường cả về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng. Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao, ngay từ đầu năm học UBND huyện thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, sắp xếp đội ngũ giáo viên, thực hiện chính sách luân chuyển, điều động theo tình hình cụ thể của từng xã, từng trường để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng dạy và học.
Bảng 2.1. Chất lƣợng đội ngũ CB, GV, NV cấp THCS huyện Thạch Thất TT Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBQL GV NV
1 Cao đ ng 0 89 107
2 Đại học 44 576 35
3 Đang học đại học 0 36 10
4 Đảng viên 5 15 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT năm học 2022-2023) Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên cấp THCS huyện Thạch Thất về cơ bản đã đạt chuẩn về đào tạo và chuyên môn. Phần lớn đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu giáo dục và giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp.
Các trường THCS trên địa bàn đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ về lý thuyết và thực hành.
Công tác bồi dưỡng chính trị, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên đã được quan tâm chú ý; đặc biệt chú trọng bồi dưỡng năng lực đổi mới, kỹ năng quản lý, kỹ năng dạy học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp; các chuyên đề, mô hình do ngành giáo dục triển khai; tổ chức tốt việc đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp với từng vị trí việc làm.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhân viên và học sinh được chú trọng với hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền phong phú, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế chuyên môn của ngành. Ngành giáo dục huyện cũng tổ chức
triển khai bồi dưỡng, quán triệt các nội dung liên quan đến đạo đức nhà giáo, đảm bảo an ninh, an toàn trong trường học.
Thứ hai, về học sinh THCS trong huyện
Bảng 2.2. Kết quả học lực và rèn luyện của học sinh các trường THCS năm học 2022-2023 theo thông tƣ 58
Theo thông tƣ 58
STT Đơn vị Sĩ số
Tổng số HSĐG
Giỏi Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Khối 6 4289 SL % SL % SL % SL % SL %
2 Khối 7 3722
3 Khối 8 3803 3815 977 25.6 1665 43.6 1096 28.7 76 1.99 1 0.03 4 Khối 9 3689 3670 937 25.5 1623 44.2 1103 30 5 0.14 2 0.05 Tổng số 15539 7485 1914 25.6 3288 43.9 2199 29.4 81 1.08 3 0.04 (Nguồn: Thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thất, năm học 2022-2023)
Theo báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thất trong năm học 2022- 2023 chất lượng giáo dục học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện đã đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư 58 và Thông tư 22 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.1.2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
Các trường THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa giáo dục, do đó hầu hết các trường đều có các phòng học đạt chuẩn, thiết bị bảng dạy học chuẩn, bàn ghế chuẩn. Một số trường đã có phòng học thực hành thí nghiệm, phòng học bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật; có phòng học máy tính được đưa vào sử dụng và khai thác hiệu quả cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhìn chung cơ sở vật chất đã đáp ứng tối thiểu được yêu cầu phục vụ dạy và học, sinh hoạt của nhà trường. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn nhiều trường gặp khó khăn về cơ sở vật chất như phòng học, phòng chức năng, phòng học bộ môn và các trang thiết bị dạy học.
2.1.2.4. Thuận lợi, khó khăn về giáo dục THCS trên địa bàn
* Thuận lợi
Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; duy trì và giữ vững.
Cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao, cụ thể: các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực; nhân dân đồng tình ủng hộ quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục; chất lượng giáo dục được chú trọng. Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo được tiếp tục được tăng cường số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, tâm huyết và trách nhiệm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ năm học và đổi mới giáo dục; công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được quan tâm hơn; các hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường và tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phù hợp và hiệu quả đã có tác dụng tích cực nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ.
Cơ sở vật chất trường học được đầu tư ngày một khang trang hơn; các chính sách của nhà nước đầu tư cho công tác giáo dục luôn được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả hơn đã góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học và đổi mới giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ công tác Phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Thực tiễn các trường THCS trên địa bàn huyện Thạch Thất đã tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trường học. Thêm vào đó, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, hằng năm kết quả xét tốt nghiệp
THCS và tuyển sinh vào lớp 10 THPT đạt kết quả cao so với mặt bằng chung của Thành phố.
* Giáo dục đạo đức: Các hoạt động GD đạo đức HS được chú trọng với nhiều biện pháp: GD thông qua các môn học văn hoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt cao, không có HS mắc các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật.
* Công tác TVTL học đường cho HS: Các hoạt động tác TVTL học đường cho HS đã được quan tâm. Phòng GD&ĐT Thạch Thất chỉ đạo các nhà trường thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ HS, xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động trong mỗi nhà trường, nhất là giáo dục đạo đức HS, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện. Công tác tư vấn phân luồng và hướng nghiệp cho HS sau THCS từng bước có kết quả.
* Khó khăn
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên năng lực còn hạn chế. Hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục ở một số cơ sở giáo dục chưa rõ rệt.
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tuy đã được đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, vì vậy việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế.
Công tác TVTL học đường cho HS và quản lí công tác này trên địa bàn huyện Thạch Thất còn có nhiều hạn chế: cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí triển khai các hoạt động tư vấn; kiến thức về tham vấn và kinh nghiệm và hoạt động của Tổ tham vấn, hỗ trợ HS còn hạn chế; công tác QL của các nhà trường về công tác TVTL học đường chưa được quan tâm như các hoạt động khác...