Cảm thức xa xứ trong văn học viết

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 21 - 30)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM THỨC XA XỨ

1.3 Cảm thức xa xứ trong văn học Việt Nam

1.3.2 Cảm thức xa xứ trong văn học viết

Tới văn học viết, cảm thức xa xứ cũng theo tiến trình phát triển của văn học viết mà biểu hiện phong phú hơn.

Trước hết là giai đoạn văn học trung đại, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến, văn học trung đại đề cao tính trật tự, đề cao chức năng xã hội “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn hí” Ý thức cá nhân luôn bị che khuất, bị chèn ép. Con người ít có khả năng thể hiện bản thân mình, đồng thời cả cuộc đời chủ yếu gắn với làng quê và lũy tre làng của mình. Vì vậy, cảm thức xa xứ ít được biểu hiện phổ biến, nó chủ yếu gắn với những cuộc đi sứ và lưu lạc của những người làm quan cho triều đình. Trong đó phải kể đến Hồ Nguyên Trừng - ông chính là nhà văn Việt Nam đầu tiên sáng tác ở nước ngoài. Tác phẩm còn lại của ông hiện nay là “N m ông mộng lụ ” được sáng tác khi ông sống lưu lạc ở xứ người – Trung Hoa. Tác phẩm là nỗi thổn thức tự đáy lòng của một người con xa xứ, là tiếng vọng về Tổ quốc của một trái tim không lúc nào nguôi nỗi nhớ quê hương. Ông đã gửi gắm hồn mình vào giấc mộng Nam ông, nỗi khắc khoải bơ vơ nơi đất khách quê người thấp thoáng sau những câu chuyện về cố hương, ngợi ca những “việ tốt nho nhỏ ủ tiền nhân”.

Còn Nguyễn Du, không lưu lạc xứ người nhưng ông lại có những lần đi sứ Trung Quốc. Đứng trên quê người, dường như mọi mối liên hệ đều đứt rời, không có gì an ủi. Trong “Sơn ư mạn h ng” ông viết:

“ Cố hương đệ muội âm h o tuyệt

Bất kiến bình n nhất hỉ thư”

( Em tr i, em gái ở quê nhà bấy lâu bặt tin t Không đượ một lá th biết ó bình an hay không) Hay trong “Quá Thiên Bình”:

“ Chu nhân th nh hỉ gi hương ận Não sát thù phương lão s thần”

( Người trong truyền tr nh nh u hỉ trỏ đến gần quê nhà Làm ho s thần phương x buồn hết đi đượ )

Đây chính là mặc cảm của một khách tha hương, nó còn lớn hơn cả niềm tự hào của một con người đại diện cho đất nước. Và chỉ những âm thanh nhỏ bé của cuộc sống hiện thực cũng đủ nhắc ông nhớ đến cảnh ngộ của mình. Hơn nữa, trong cuộc đời của Nguyễn Du, ông đã phải trải qua rất nhiều đau khổ, lăn lộn với cuộc đời, lúc nào cũng ám ảnh và sống trong tâm thế của một kẻ lữ hành trên đường đời vô định. Ông đã bày tỏ trực tiếp về thân phận lưu lạc của mình. 10 năm gió bụi thi nhân luôn dằn vặt bản thân:

“ Thập tải phong trần kh quố x Tiêu tiêu bạ h phát kí nhân gi ” ( Mười năm gió bụi bỏ quê hương đi x Đầu bạ bơ phờ ở nhờ nhà người – U Cư II)

Đặc biệt trong “Truyện Kiều” - tập thơ đánh dấu tài năng của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam, cảm thức xa xứ được biểu hiện rõ nét qua thân phận của nhân vật Thúy Kiều trong 15 năm lưu lạc: Trên kiếp đoạn trường.

Nàng đi đến đâu cũng đều bế tắc, cô độc “Khi tỉnh rượu lú tàn nh/ Giật mình mình lại thương mình xót x ” Rõ nhất là lúc Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích:

“ Bốn bề bát ngát x trông Cát vàng ồn nọ bụi hồng dặm ki

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nử tình nử ảnh như hi tấm lòng

Tưởng người dưới nguyệt hén đồng

Tin sương những luống rầy trông m i hờ Bên trời gó bể bơ vơ

Tấm son gột rử b o giờ ho ph i Xót người tự ử hôm m i Quạt nồng ấp lạnh những i đó giờ

Sân lại á h mấy nắng mư Có khi gố tử đã vừ người ôm

Buồn trông ử bể hiều hôm

Thuyền i thấp thoáng ánh buồm x x ”

Nàng Kiều xa xứ, lưu lạc xứ người nàng luôn khắc khoải mong ngóng về quê cha mẹ, tự dằn vặt bản thân vì mình đã phụ tình chàng Kim, dằn vặt vì cha mẹ tuổi già mà nàng không chăm sóc, báo hiếu được.

Ngoài Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Du, cảm thức xa xứ còn được thể hiện trong những bài thơ của Cao Bá Quát. Trong “Dương phụ hành” Cao Bá Quát viết:

“Tây Dương thiếu phụ y như tuyết, Độ bằng l ng Kiên Tọ th nh nguyệt Khướ vọng N m thuyền đăng hỏ minh, Bá duệ n m n m hướng l ng thuyết Nhất uyển đề hề thư lãn trì

Dạ hàn vô ná hải phong xuy

Thiêu thân ánh thiến l ng phù khởi Khởi th N m nhân hữu biệt ly”

( Thiếu phụ Tây Dương áo trắng ph u Dự v i hồng dưới bóng trăng thâu Ngó thuyền N m thấy đèn le lói Kéo áo rì rầm nói với nh u Hững hờ ố sữ biếng ầm t y Gió bể đêm sương thổi lạnh th y

Uốn éo đòi hồng nâng đỡ dậy Biết đâu nỗi khá h li biệt này).

Bài thơ “Dương phụ hành” được sáng tác trong lần Cao Bá Quát phạm tội. Sau khi được định tội, triều đình tạm tha cho ông và cho đi xuất dương lấy công chuộc tội, đi sứ sang Tây Phương, chứng kiến sự khác biệt văn hóa đặc biệt là tình cảm vợ chồng ân ái, nồng đậm ông thấy mình cô độc, phải sống trong cảnh biệt li. Và ông luôn luôn hoài vọng về những phong tục tập quán của quê mình và nó càng tha thiết hơn khi ông chứng kiến sự trái ngược về văn hóa và các mối quan hệ xã hội.

Tiếp theo là giai đoạn văn học hiện đại. Giai đoạn văn học hiện đại được đánh dấu bằng chặng đường từ những năm đầu thế kỉ XX đến nay.

Trong giai đoạn này xã hội Việt Nam trải qua rất nhiều biến cố lịch sử: bị Thực dân Pháp đô hộ, Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp, Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn học cũng theo đó chia thành nhiều giai đoạn khác nhau có thể kể ra ở đây: văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam từ 1975 đến nay. Mỗi giai đoạn với những đội ngũ sáng tác văn học khác nhau, thành tựu văn học khác nhau. Và cảm thức xa xứ ở những giai đoạn này cũng biểu hiện khác nhau:

Đầu tiên là giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX: Đầu thế kỉ XX, phong trào kháng chiến chống Pháp sôi sục, lớp lớp chí sĩ đã tìm đường cứu nước như:

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Những người này đã chọn con đường cứu nước của mình bằng việc ra nước ngoài, chí khí của họ cao ngút trời song vẫn thấp thoáng nỗi cô đơn của những người ra đi đơn độc trên chặng hành trình gian khổ:

“ Đã khá h không nhà trong bốn bể Lại người ó tội giữ năm hâu”

(Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông – Phan Bội Châu).

“Bốn bể năm hâu” là không gian vẫy vùng phỉ chí làm trai. Đó cũng là không gian mênh mông, xa xôi ngàn dặm khiến “khá h không nhà” nhận rõ hơn về sự cô độc của mình....

Là giai đoạn giao thời, văn học Việt Nam thế kỉ XX vẫn chưa bứt ra khỏi quỹ đạo văn học trung đại “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn hí”. Vì vậy chỉ với một vài tác phẩm của thơ Phan Bội Châu đây là bước chuẩn bị cần thiết để cảm thức xa xứ trở thành một chủ đề trong văn học ở giai đoạn tiếp theo.

Tới giai đoạn văn học 1930 -1945, thì cảm thức xa xứ được biểu hiện phong phú hơn, nó không chỉ là cảm giác nhớ mong quê hương mà còn là sự cô độc, tha hương và cả những khát vọng trở về. Đánh dấu bằng tên tuổi của các nhà thơ mới như: Xuân Diệu cảm thấy một mình trên chính quê hương của mình: “T là một, là riêng là duy nhất/ Không ó hi bè bạn nổi ùng t ” Hay Chế Lan Viên là lữ khách cô đơn trên chính cuộc đời của mình: “Đường về thủ trướ x lắm lắm/ Mà kẻ đi về hỉ một tôi”. Là thơ Nguyễn Bính với 35 lần trong 107 bài thơ nói về chia lìa. Trong Luận văn “Mặ ảm th hương trong thơ Nguyễn Bính trướ Cá h mạng tháng 8”, Vũ Mạnh Hải đã chỉ ra những biểu hiện của mặc cảm này, tha hương cũng là một biểu hiện của xa xứ. Nhà thơ tự họa mình trong cảnh lưu đày, tha hương như một định mệnh:

“Em vốn đường dài thân ngự lẻ”. Cung bậc cảm xúc, tâm trạng xa xứ được nối tiếp không ngừng, nó hình thành, diễn ra trong một quá trình. Khi chia li, lên đường thì lẻ loi, đơn chiếc: “Chân bướ hững hờ theo bóng lẻ/ Một mình làm ả uộ phân li” (Những bóng người trên sân ga). Khi hành trình kết thúc đến quê người thì xuất hiện cảm giác bơ vơ “Một buổi sớm m i đến Sài Gòn/

Thân em hẳng khá on him non/ Bơ vơ trong x người x lạ” (Lá thư về Bắc). Lưu lại quê người khi thời gian đã đủ trải nghiệm lòng mình thì nhận ra toàn vênh lệch, không thể hòa hợp, không có gì để gắn bó, chỉ thấy vô tình, tạm bợ nơi đất khách. Xứ mình – xứ người đã trở thành một khoảng cách rất xa đo bằng nỗi cô đơn không gì bù đắp nổi:

“ Ở mãi kinh kì với bút nghiên

Đêm đêm quán trọ th thi đèn Xót x một buổi soi gương ũ

Thấy lệ h b o nhiêu mặt hữ điền”.

(Sao chẳng về đây).

Thơ Nguyễn Bính là tiếng nói hoài hương dằng dặc trong lòng kẻ tha hương, là bài ca chia lìa đau đớn giữa chốn quê người xa lạ.

Thứ hai là giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975. Đây là giai đoạn văn học gắn với 30 năm chiến tranh, văn học gắn với nhiệm vụ là vũ khí chiến tranh trong những giới hạn khắc nghiệt bị khuôn đúc, cảm thức xa xứ dường như vắng bóng trên văn đàn. Có chăng thì nó cũng chỉ là tâm sự của những người lính nhớ quê hương:

“ Quê hương nh nướ mặn đồng hu Làng tôi nghèo đất ày lên sỏi đá”

(Đồng chí – Chính Hữu)

Là cảm giác đau đớn của một người con đi chiến đấu xa quê khi nghe tin quê hương bị giặc chiếm đóng:

“Em ơi buồn làm hi

Anh đư em về sông Đuống Ngày xư át trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng hiến trường kì X nh x nh bãi mí bờ dâu, ngô kho i biêng biế Đ ng bên này sông s o hối tiế

S o xót x như rụng bàn t y”

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm).

Và người con xa quê ấy đã hình dung lại những hình dáng, phong tục tươi đẹp của quê hương mình:

“ Bên ki sông Đuống

Quê hương t lú nếp thơm nồng Tr nh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộ sáng bừng trên giấy điệp ”

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm).

Dù vắng bóng, song cảm thức xa xứ vẫn âm ỉ cháy cho tới khi kí kết Hiệp định Giơnevơ từ năm 1954, chia đôi đất nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, văn học miền Nam đã đi theo một hướng phát triển với văn học miền Bắc. Nếu văn học miền Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ đấu tranh cách mạng, chịu những giới hạn khắc nghiệt vì mục đích chiến đấu thì văn học miền Nam phát triển theo hướng tự do hơn. Và ở giai đoạn này cũng có khá nhiều tác giả di cư từ miền Bắc vào miền Nam như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương. Những thi phẩm của họ là tiếng thở dài của kiếp lưu lạc trên cuộc hành trình mòn mỏi. Hồn thơ Vũ Hoàng Chương như ngất ngư nỗi đau xa xứ thấm tận đến núi sông:

“ T đến nhân gi n lạ õi bờ Này sông lưu lạ , núi hơ vơ Nỗi buồn sông núi i người biết Máu ũng hư hề rỏ phím tơ”

(Nỗi buồn sông núi – Vũ Hoàng Chương).

Với “Cơn mê trường dạ” Đinh Hùng đã đi suốt đời trong một thế giới khác nên khi quay nhìn cuộc sống chỉ còn duy nhất nỗi cô đơn. Thi sĩ tự họa mình trong nỗi đau chia lìa đầy xót xa:

“ Anh bơ bơ lạ đường thiên ổ Lạnh tâm tư mờ tỏ với tinh ầu”

(Cung đàn tưởng niệm – Đinh Hùng).

Thứ ba, cảm thức xa xứ trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay: Sau năm 1975, đất nước hòa bình đi vào quỹ đạo đổi mới, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những tàn dư của chiến tranh nên có rất nhiều người xuất ngoại di dân. Từ đây người Việt Nam đã có mặt khắp nơi

Nam giai đoạn này có thêm một đội ngũ sáng tác mới đó là những nhà văn sống ở nước ngoài sáng tác bằng Tiếng Việt. Đặc biệt với những nhà văn nữ thì cảm thức này càng sâu sắc hơn. Xét về quá trình vận động, cảm thức xa xứ là dòng chảy mạnh mẽ, miên viễn trong bộ phận văn học Việt Nam sáng tác ở nước ngoài từ những ngày đầu hình thành đến bây giờ. Nó có nhiều diện mạo, nhiều gương mặt, nó khác nhau giữa các thế hệ nhà văn, có khi nó bị chìm khuất sau những ồn ào, náo động của cuộc sống hiện đại nhưng rồi ở đâu đó, nó lại lặng lẽ trồi lên.

Xa quê hương, những người xa xứ chọn cho mình một chỗ đứng bằng mơ ước và chủ yếu bằng hoài niệm. Nhà văn Mai Thảo tâm sự “Người t không thể sống hoài bằng trí nhớ Hắn thừ hiểu vậy Nhưng hân trời mới nhìn thế nào ũng vẫn từ một hân trời trí nhớ” Hoài niệm, hoài cảm trở thành đề tài cho rất nhiều sáng tác, tạo thành một dòng triều trong những văn học Việt Nam ở ngoài nước với các tên tuổi: Võ Phiến (Mùa xuân yên lành, Chiếc chìa khóa), Lê Tất Điều (Nếu bạn gặp một người di tản buồn), Nguyễn Bá Trạc (Ngọn bồng), Lê Minh Hà (Thương thế ngày xưa), Kiệt Tuấn (Nụ cười tre trúc), Nhã Ca (Hồi kí ngày tháng), Hoàng Khởi Phong (Ngày N+...) ....

Sự đeo đẳng của quá khứ, việc tự nuôi sống bằng kỉ niệm luôn khiến con người buồn bã, tách rời với ngoại cảnh, xa lạ với xung quanh. Qua những sáng tác của những nhà văn này đã chuyển tải sâu sắc, đẫm mặn mặc cảm tha hương, không còn nghĩ tương lai nào khác hơn là “sống nhờ đất khá h, thá hôn quê người”.

Diễn giải về cảm thức xa xứ theo dòng chảy của trong văn học Việt Nam như vậy để thấy rằng cảm thức xa xứ trong các tác phẩm văn xuôi của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận - những nhà văn nữ xa xứ không phải là một sự lạc mạch với truyền thống văn học Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tìm hiểu những sáng tạo, cách tân độc đáo của họ trong dòng chảy văn học Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Lý giải cảm thức xa xứ dưới góc nhìn nhiều chiều đã cho ta một cái nhìn toàn vẹn hơn về cảm thức này. Xa xứ là xa mảnh đất chôn rau cắt rốn rồi lưu lạc đến một môi trường xa lạ. Ở đây, họ chính thức bước vào một cuộc sống mới, mang cho mình một thân phận mới - thân phận xa xứ với những mặc cảm, rào cản. Xa xứ đã trao lại cho nhà văn bản lĩnh khi đối diện với thực tại, đối diện với chính mình để dấn thân vào văn chương - một hoạt động sáng tạo đầy khó khăn, khắt khe, thử thách. Tuy nhiên chính điều đó lại mở ra một cánh cửa rộng lớn giúp nhà văn khám nghiệm nhân sinh, tiếp cận với những vấn đề bức xúc của thời đại. Đồng thời xa xứ cũng là cách để nhà văn trưởng thành hơn trong thế giới hậu thuộc địa, hậu hiện đại - thế giới của những mảnh vỡ, những mâu thuẫn, xáo trộn, lắp ghép - kinh nghiệm bị đứt lìa khỏi gốc rễ, nỗ lực hòa giải với trú xứ, nỗi đau đớn khi phải hóa thân thành cái khác, đồng thời cũng là bàn đạp để anh ta tiến vào thế giới hậu hiện đại và thấu hiểu nó bởi mọi trạng thái của anh ta là sự mô phỏng thế giới ấy.

Đặc biệt với các nhà văn nữ: Phạm Hải Anh, Đoàn Minh Phượng, Lê Minh Hà, Thuận - những nhà văn nữ xa xứ trong các tác phẩm của họ cũng biểu hiện khác hơn so với cảm thức xa xứ của các nhà văn là nam giới. Vậy cảm thức xa xứ được biểu hiện trong tác phẩm của họ như thế nào? Chúng tôi sẽ làm rõ điều này trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)