Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC XA XỨ
3.2 Không gian tha hương
Cùng với việc sử dụng kết cấu dòng ý thức, cảm thức xa xứ còn được biểu hiện qua việc xây dựng không gian. Bởi không gian nghệ thuật trong tác phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng, nó chính là cảm quan nghệ thuật của nhà văn được mã hóa. “Để kể một âu huyện, người viết hoặ tạo r hoặ dựng lại những nơi hốn, đặt vào đó những năm tháng ủ đời người, rồi mời mọ người đời đọ đi đọ lại trong không gi n đó, thở khoảnh khắ ủ tiểu thuyết Đó là sự s n sẻ, là hạnh phú ủ người viết.[51] Để khắc họa số phận của những nhân vật xa xứ, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đã hướng tới việc dùng hình thức không gian tha hương, không gian ở xứ người, gợi ám ảnh trôi dạt bế tắc.
Trước hết, chúng tôi xin đi lý giải về khái niệm không gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gi n là khoảng không b o l trùm lên tất ả sự vật, hiện tượng xung qu nh đời sống on người”. Như vậy không gian chính là môi trường của chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu.
Còn không gian nghệ thuật chính là kiểu không gian được xây dựng trong tác phẩm nghệ thuật mà “Từ điển thuật ngữ văn họ ” định nghĩa:
“Không gi n nghệ thuật là hình th bên trong ủ hình tượng nghệ thuật thể hiện tính hỉnh thể ủ nó”. Giáo sư Trần Đình Sử còn lí giải thêm: không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thời gian nghệ thuật. Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “Không ó hình tượng nghệ thuật nào không ó không gi n, không ó một nhân vật nào không ó một nền ảnh nào đó” và “không gi n nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo ủ nghệ sĩ nhằm biểu hiện on người và thể hiện một qu n niệm nhất định về uộ sống”. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thời gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn....
Xuất phát từ hoàn cảnh xa xứ của bản thân các nhà văn nên hầu như trong các tác phẩm của những nhà văn này đểu thể hiện một sự thương nhớ, hoài vọng quê hương... Điều này được gửi gắm qua hình tượng các nhân vật được xây dựng trong các tác phẩm của họ. Và kéo theo đó nhân vật của họ tồn
tại trong một khoảng không gian trôi nổi, ám ảnh, lạc lõng xa lạ, một kiểu không gian tha hương, không gian xứ người.
Không gian tha hương trong tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đều là những khoảng không gian rộng lớn nhưng không mang tính thuần nhất mà rất phức tạp, gồm nhiều mảng không gian, ẩn chứa khác biệt về văn hóa và những ranh giới. Nó không phải là không gian cánh đồng, rừng núi, các vùng quê mang tính thuần nhất không bị phân hóa như trong các tác phẩm của những nhà văn sáng tác trong nước như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư. Bởi mỗi nhà văn có một quan niệm xây dựng nghệ thuật khác nhau, từ đó tạo ra điểm khác biệt và sáng tạo ở mỗi người, gắn với từng hoàn cảnh sẽ có những cách lựa chọn khác nhau.
Đọc các tác phẩm của các nhà văn Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận ta thấy có rất nhiều kiểu không gian khác nhau, gồm cả không gian địa lí và không gian tâm tưởng di chuyển theo cuộc hành trình tha hương xa xứ của nhân vật.
Về không gian địa lí trong các tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận gồm hai loại không gian: thứ nhất là không gian rộng lớn vô định và không gian khép kín ngột ngạt.
Đầu tiên là không gian rộng lớn vô định: Trong “Chin town”: từ Hà Nội, Paris, Hồ Nan, Chợ Lớn, Lenigrad, Vinh, Huế, đảo Cite,... đều được hiện ra. Những không gian ấy “nhảy ó ” lung tung theo những hồi tưởng đất đoạn ngã rẽ liên tục “Tiếng Pháp ủ mày ph nhiều tạp âm lắm Nào Việt Nào Liên Xô. Nào Hà Nội Nào Lenigr d Năm năm họ tiếng Anh ở Ng ” Chỉ vài câu đó thôi ta cũng thấy được sự chuyển dịch liên tục của không gian.
Không gian càng rộng lớn thì lại càng vô định, nhân vật “tôi” luôn sống trong nỗi mơ hồ không gian, hoài nghi không gian, mất phương hướng “Đằng s u hân trời, bên phải h y bên trái, hướng Đông h y hướng Tây. Tôi không hắ ”. Diễn tả một hành trình chuyển lưu, không gian của “Chin town” đồng
thời cũng thể hiện hình ảnh một thời gian đổ vỡ, rời rạc trong cảm nhận của con người và những tìm kiếm bất lực một dấu chân để đi theo của người đàn bà tha hương: Cứ đi cứ đi mà vẫn không thể lí giải và bế tắc trước hiện thực đang xảy ra trước mắt.
Nếu trong “Chinatown” tác giả tái hiện nhiều không gian thì trong
“Paris 11 tháng 8”, “T mất tí h” lại là không gian nước Pháp. Đó là không gian của những người Việt di dân như Mai Lan, Liên, T... luôn ao ước đi tới nhưng khi tới rồi lại vô cùng thất vọng, Paris hoa lệ nhưng cuộc sống của con người lại khó khăn, vất vả không kém gì ở Việt Nam, tệ nạn xã hội, thiên tai cũng không giảm bớt thậm chí nó còn đẩy con người ta tới bên bờ vực của cái chết.
Trong “ Và khi tro bụi” (Đoàn Minh Phượng) là không gian trải ra theo những chuyến tàu đến nhiều thành phố, nhiều vùng đất châu Âu mà nhân vật An Mi đã đi qua. Những chuyến tàu để trốn tránh thực tại sau cái chết của người chồng “Giữ những huyến tàu ó khi tôi xuống những thành phố lạ, bỏ quần áo ở tiệm giặt ” rồi “một hôm hiều tối tàu đi hậm ở khu ngoại ô một thành phố, hờ đến lượt vào g hính: Tôi nhìn thấy một ăn nhà bên ki đường”, “rồi tàu đến và rời thành phố, đi qu những ánh đồng nối tiếp nh u, ó khi bằng phẳng, ó lú lên núi xuống đồi Có những lối đi băng qu những ánh đồng đó, mất hút về phí x Quê hương ủ loài người bây giờ lại lùi x bên ngoài khung ử kính, lú nào ũng hỉ lướt qu , nhạt nhò và không tiếng động”. Tàu đã đi qua rất nhiều nhà ga, các thành phố của châu Âu như: Paris, Hildeshenim, Lunberg, Maibuchen, Halde... Trong suốt hai năm cô sống trên những toa tàu và: Thế giới ở ngoài xa lướt thướt trôi qua khung cửa kính của chuyến tàu. Tôi nhìn mãi, nhìn mãi những cây cối, những cánh đồng, những con đường lên xuống và nhân vật tôi biết rằng: “Tôi sẽ sống trên những huyến xe lử , ở đó tôi sẽ gặp nhiều người, nhưng tôi sẽ không gặp bất một người nào biết tôi là i Quê hương là gì nếu không phải sự lặp lại Tôi không muốn tất ả những th ấy, tôi biết mặt đất là một
th khó hi t y nên tôi sẽ sống trên những huyến tàu”. Chuyến tàu đưa An Mi qua nhiều không gian xa lạ khác nhau. Ngay bản thân hình ảnh con tàu đã tạo cho người đọc ấn tượng trôi dạt, chia lìa, tha hương. Chuyến tàu chuyển động, nhiều không gian liên tục thay đổi, liên tục mở ra không phân biệt được chiều và tốc độ chuyển dời. Không gian ấy xa lạ với An Mi, có điểm đi đến nhưng không có điểm tới, vì cô không chọn cho mình một nơi chốn đi về:
“Tôi đã ần b tháng để ất nhặt nhạnh, ất giữ trong những gì mà tôi ó vào một nơi nào đó Những gì tôi ó nó vô hình Xong việ tôi sẽ uống thuố độ hết Tôi không ó người quen, không ần ông việ trên đời để làm, nơi hốn nào đó để đến Và tình yêu đã hìm sâu hơn đáy ủ nỗi buồn”. Sự chuyển dịch không gian chóng vánh bày ra nỗi hoang mang và sự chối từ gắn bó, kiên quyết thu mình lại trong thế giới riêng của An Mi. Chính điều đó càng làm rõ hơn sự bé nhỏ của thân phận con người xa xứ nhất là phụ nữ trên đất người, không tìm được một điểm tựa để bám rễ trên mặt đất này.
Nối tiếp “Và khi tro bụi” trong “Mư ở kiếp s u” ta cũng gặp một hành trình di chuyển không gian rộng lớn của nhân vật Mai trong hành trình lưu lạc nơi xứ người tìm cha và của cả mẹ Mai.
Trong “Mư ở kiếp s u”, hành trình di chuyển không gian ấy gắn với những địa danh quen thuộc của Việt Nam: Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, Huế... cả một dải đất hình chữ S hiện ra và cô bé Mai đang một mình đi trên mảnh đất giữa một không gian xa lạ, chỉ có bản thân mình cô đơn, hoang hoải. Những lúc Mai mệt mỏi nghĩ tới mẹ nhưng lại không thể tìm về... Rồi mẹ cũng mất, phát hiện ra một sự thật nghiệt ngã, cô cũng chẳng còn gì để bấu víu với cuộc đời này. Đoàn Minh Phượng đã vẽ ra trong “Mư ở kiếp s u” một không gian tha hương và trong không gian bức tranh ấy con người càng cô đơn và nhỏ nhoi đơn chiếc....
Cùng với khoảng không gian rộng lớn trải dài, trong các tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận còn xuất hiện thêm một khoảng không gian trái ngược đó là không gian nhỏ bé, chật hẹp từ đó
làm nổi bật lên một không gian mang tính khép kín, bế tắc, kiểu không gian thế sự. Con người sống trong khoảng không gian nhỏ hẹp đó đôi khi cũng lâm vào hoàn cảnh bế tắc, nhọc nhằn.
Liên trong “P ris 11 tháng 8” (Thuận), sống trong căn phòng nhỏ tầng áp mái, mùa đông mùa hè chênh nhau 40 độ, không lò sưởi, không điều hòa hành lang tối, cầu thang gẫy, mạng điện cũ kĩ. Cuộc sống nghèo khổ, tăm tối tự nó hiện ta. Căn phòng tạm bợ, lộn xộn không ngừng trưng ra một cách dửng dưng nỗi cô đơn của Liên. Chính không gian chật hẹp gợi cho Liên không ngừng nhớ về sự tha hương, lạc lõng của mình giữa thủ đô Paris hoa lệ này.
Trong “T mất tí h” T lại sống trong khoảng không gian của một xã hội hiện đại: không gian công sở - không gian công ty dược phẩm tư nhân được khái quát như là một xã hội thu nhỏ với rất nhiều loại người. Không gian luôn có nhiều mốt: mốt nháy mắt, mốt hắng giọng, mốt khoắc vai và luôn luôn thay đổi soành soạch, con người sống với nhau trong công ty đó cũng có vô vàn vấn đề và họ dường như bị vắt kiệt sức lao động, giống như một cỗ máy móc vô hồn trong không gian này. Mọi giá trị trong không gian đó cũng thay đổi, kể cả giá trị của con người cũng được quy đổi bằng tiền lương hàng tháng.
Hay không gian trong “Và khi tro bụi” (Đoàn Minh Phượng) lại mang dáng dấp của một thiên đường: êm ái và mời mọc, thoang thoảng mùi hoa oải hương. Nhưng nó chỉ là vẻ bề ngoài để che giấu cho sự giả dối, những toan tính dục vọng và thấp hèn, nó đã giết chết sự thật trên ngưỡng cửa và khiến Michael mù lòa, lầm lỗi, đánh mất mình. Nó cũng là không gian khiến cho An Mi nhận ra sự không gắn bó của mình với bất cứ số phận nào bởi sự thật đã bị xóa bỏ, họ cố tình giấu giếm còn cô lại cố tình muốn làm rõ sự thực ấy.
Hay trong các tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà thì đó là không gian của những khu tập thể cũ kĩ, với những nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng mà ở đó cho thấy sự ích kỉ, chen chúc của con người. Nó khiến cho nhân vật trong đó cảm thấy mệt mỏi, thế nhưng khi đi xa nơi đó, nó lại khiến cho con người cảm thấy thiếu thốn. Hóa ra thói quen đôi khi cũng là một điều
đáng sợ. Như suy nghĩ của cô Choắt (Phương Thảo) khi rời quê đi bán quán sống trong một không gian: “Nhà vệ sinh n hương biển Thái Bình Dương, xà phòng trầm hương, nướ tắm ho m, nướ gội đầu tổng hợp mù xuân Phòng khá h thoảng nướ hương rừng nhiệt đới ” Và chính không gian này khiến cô nhớ đến không gian của xóm nhỏ, cái mùi của xóm nhỏ với cây hoa sữa mọc ở đầu mảnh sân chung. Cái mùi khai bốc ra từ nhà vệ sinh chung, mùi nước tiểu của gà, trẻ con, chó, mùi khói bếp than, mùi dầu hỏa, mùi vỏ cam, mùi cuống rau thối....
Hay trong “Những kí họ d ng dở” (Lê Minh Hà) là không gian nhỏ hẹp của một con phố nằm ở Berlin, trên đó có một hàng người ngồi vẽ thuê và chỉ cần bóng cảnh sát xuất hiện thì thoắt một cái, hàng người ngồi vẽ thuê rời rạc hẳn, hay toalét tối sầm và sâu hun hút thường thấy ở những căn hộ chung cư vùng Đông Đức. Chính không gian chật hẹp này cũng khiến đời sống con người chẳng biết nơi đâu là chốn đi về, ngẹt thở khi phải tìm cách mưu sinh và ngoài kia Berlin không có bóng tối.
Ngoài việc xây dựng không gian thực, để tạo ra một không gian tha hương, trong các tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận còn xuất hiện một loại không gian nữa là không gian tâm tưởng. Đó là những giấc mơ trở đi trở lại – một phương thức để con người giải tỏa ẩn ức. Chính sự giải tỏa ẩn ức này đã nói lên được thì ra thứ tồn tại trong sâu thẳm lòng người xa xứ kia vẫn là một sự nhớ thương vô hạn quê cũ, thậm chí nó còn có một chút lạc lõng, một chút cô độc khiến cho người xa xứ khó hòa mình được với cuộc sống mới.
Trong “Chin town”, giấc mơ của nhân vật “tôi” là những cơn ác mộng, ám ảnh trong tâm trí chị, về sự đối xử giữa những người Việt với những người Hoa Kiều tha hương trên đất Việt: “Á mộng lớn nhất ủ đời tôi là không đượ gặp lại Thụy Tôi bị ngã trên đường đến trường, phải nghỉ họ ở nhà một tháng Một tháng liền tôi nằm mơ Thụy ốm, Thụy đượ đư đến viện mà không đượ hữ .” Giấc mơ này là ám ảnh đối với cuộc đời nhân
vật tôi, nó chính là sự phóng chiếu của cay đắng mà Thụy phải chịu đựng. Cái gia đình pha trộn hai dòng máu Việt – Hoa giống như con thuyền lênh đênh trên biển cả, bị cộng đồng cô lập, xa lánh. Ám ảnh thân phận của Thụy đã để lại dấu ấn rất lớn trong tâm khảm của nhân vật tôi và thường xuyên lưu vào những giấc mơ. Giấc mơ ấy chính là hình bóng không xa lạ của những gia đình Hoa Kiều lưu lạc thời bấy giờ. Hơn nữa, trong giấc mơ của mình nhân vật “tôi” vừa có ước vọng về một gia đình trọn vẹn, vừa có ám ảnh về một thân phận xa xứ. Những giấc mơ là hình bóng của cuộc sống thực đã ghi lại trong cả ý thức và vô thức của con người, ám ảnh về một cuộc sống bất toàn, nhiều cay đắng và ám ảnh của thân phận xa xứ trên xứ người.
Hay trong “P ris 11 tháng 8” cuộc sống của những thân phận người bé mọn, cả những người lao động bản địa và những người đang phải chịu đựng kiếp sống tha hương, được vẽ lên trong một không gian giấc mơ xám xịt, mịt mờ. Giấc mơ quái đản của Liên trên chuyến tàu điện ngầm trong một phương diện nào đó phản ánh cuộc sống xa xứ của con người trong xã hội đồng thời
“Giấ ngủ như một trò hơi xếp hình, ó khả năng mỗi tí h tắ tạo nên một quái đản Năm phút đầu gụ trên thành ghế, hiện r 300 quái đản khá nh u Quái đản th nhất, nử trên ủ Tom Cruise, nử dưới ủ hà mã Quái đản th h i, tó và miệng ủ Pát, mắt ủ ô thư kí Anpe, mũi ủ bà già gá ổng Quái đản th b ” Hư và ảo, thực và nhòe lẫn vào nhau đã khiến cho tri giác của nhân vật trong hoàn cảnh đó cũng bị đánh lừa. Nó làm cho cả nhân vật và người đọc không có một ý niệm rõ về thời gian. Hóa ra số phận của con người chỉ là những kiếp người tạm bợ trên thế gian này.
Hay trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng, là không gian của thế giới ma mị, đầy bóng tối khi Mai chìm vào giấc mơ mà ở đó Mai và Chi đang tranh chấp một cơ thể vì trả thù sự phản bội của người cha. Nó khắc họa đậm hơn sự bơ vơ, mặc cảm mất gốc của Mai và Chi. Cuộc sống của họ bị bỏ rơi và cái chết không mang lại giải thoát mà như một hình phạt lưu đày.
Không gian tâm tưởng còn là không gian quá khứ của An Mi, quá khứ đau thương khi An Mi phải chịu nỗi đau đớn của chiến tranh, đó là không