Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC
2.1.2 Thân phận kẻ bị bỏ rơi – tha hương trên chính quê hương của mình
Di trú là chuyến đi một chiều. Không còn ngôi nhà để trở về. Ngôi nhà này không hề có, di dân quan tâm đến đường đi hơn là nguồn gốc. Lịch sử của di dân Việt Nam cũng hơi khác. Nhiều người di dân Việt Nam vẫn còn gia đình ở Việt Nam, các thế hệ già trẻ trở về, đi du lịch ở Việt Nam, họ có nhiều cơ hội hoài niệm về Việt Nam. Tuy nhiên di dân Việt Nam cũng không nằm ngoài kinh nghiệm di dân toàn cầu “Quê hương tôi là đây trong tình trạng di trú ủ tôi” (Rey Chow). Nguyễn Hưng Quốc khẳng định “Cái gọi là quê nhà ủ người lưu vong là một sản phẩm kết tinh từ kí và hoài bão” (Lưu vong như một phạm trù mĩ học). Hay Đoàn Minh Phượng trong bài phỏng vấn “Làm á h nào để biết đượ tại s o ó giải thưởng đây” cũng chia sẻ
“Khi ở nướ ngoài tôi là người Việt Khi về nướ tôi không hẳn là người Việt” Không thể nhìn quê người như một thiên đường, người di dân càng không thể nhìn quê hương như một chốn gắn bó, thân thiết, lý tưởng. Con người khi ra đi tới khi quay mình trở lại quê hương cả mình đôi khi lại cảm thấy lạc lõng, không thể hòa nhập với quê hương, thấy mình không được chấp nhận, con người ra đi trở thành kẻ hai lần lạc loài. Cái gọi là quê nhà của người xa xứ là một sản phẩm tưởng tượng từ ký ức và hoài bão: đó là một thứ thiên đường đã mất hơn là một thực tế, một địa điểm nào đó trên bản đồ thế giới. Đi đâu cũng mang quê hương đi theo nhưng trở về quê hương thật sự, người xa xứ lại cảm thấy đó không phải là “nhà” của mình. Từ quốc gia nơi những người xa xứ định cư đi Việt Nam chính là về quê. Từ Việt Nam trở lại nơi họ thường trú là về nhà. Chuyến bay nào cũng là về cả mà dường như lúc nào cũng chỉ là một nửa vì hai chữ quê nhà. Và cũng do đó, ở đâu cũng cảm thấy có chút bơ vơ, có chút lạc lõng hơn cả thế nữa là chút hụt hẫng. Vì vậy
tình trạng ngoại cuộc, tha hương ngay trên quê hương được thể hiện như một nỗi đau của người xa xứ trong sáng tác của các nhà văn xa xứ.
Nhân vật Vy trong “Vân Vy” của nhà văn Thuận khi đi xa không ngớt mong mỏi ngóng chờ ngày được trở về quê hương, sau bảy năm dài đằng đẵng cô đã trở lại Hà Nội trên chuyến bay mà có lẽ được coi là hạnh phúc bình yên nhất mà Vy có được sau những năm tháng đằng đẵng ở xứ người.
Vậy mà cô đã nhận thấy ngay sự xa cách khi vừa đặt chân vào chính ngôi nhà của mẹ trong hai chữ “Việt kiều”. Vy dường như lạc ra khỏi nhịp sống của Hà Nội - mảnh đất quê hương mà cô đã từng gắn bó, lạc chân với cuộc sống của gia đình của những người đã từng hết sức thân quen với cô. Những suy nghĩ của Vy về chị gái khiến ta nhận ra rằng: một cách vô thức Vy đã tự đặt mình về một nơi khác, thuộc về Paris, Vy nghĩ con người thật là khó hiểu nhất là phụ nữ “Phụ nữ Hà Nội hó r là những dấu hỏi, àng ố hiểu àng không thể hiểu”. Ngay tới cả câu chuyện tâm sự giữa chị em gái bình thường cũng không có một cơ hội diễn ra bởi sự im lặng chen vào giữa hai người và dường như không tan đi cũng bởi ở họ đã xuất hiện một khoảng cách mang tên thân phận xã hội. Chuyện ly hôn của chị gái đối với Vy giống như một câu chuyện phiếm nơi công sở, người ta đem ra kể chỉ mang tính chất giết thời gian.
Những câu chuyện tâm sự của mẹ hoàn toàn là một màn độc thoại, chẳng gợi sự chia sẻ nào từ Vy, có chăng nó cũng chỉ là những tưởng tượng khôi hài về cảnh sống của chị gái nếu chị lấy Việt kiều. Vy thích thú trong vị trí là người ngoài cuộc, mặc sức so sánh Hà Nội, Paris, từ những vụ ly hôn tới khả năng trích dẫn những danh ngôn. Đến cả những cuộc gặp gỡ với bạn bè của Vy cũng diễn ra hết sức mờ nhạt. Cuộc gặp gỡ ở căn hộ chung cư của Dũng chỉ để lại trong Vy một chút tò mò, giật mình xen lẫn bực bội. Suốt hai tuần trở về, cảm giác thân thiết gần gũi trong Vy luôn luôn luôn luôn tồn tại một cách chơi vơi. Mọi thứ chưa tới mức hoàn toàn xa lạ nhưng có lẽ Vy đã mất mát quá nhiều sự quen thuộc hay khả năng hòa nhập với cuộc sống Hà Nội. Rồi rời xa quê hương Vy ra đi lại nhoi nhói nỗi đau “biết b o giờ mới trở lại Hà
Nội ?” Chuyến bay nào cũng là “về” cả, về quê Việt Nam cũng là về, về nhà Paris cũng là về . Xuôi cũng là về mà ngược cũng là về. Dường như với Vy ở đâu giờ cũng là người lạ, ở đâu cũng là người ngoại quốc, xa xứ là một cộng đồng nghịch lý được hình thành bởi những người ngọai quốc, những kẻ tự hòa giải với chính họ trong chừng mực xem họ như những người ngoại quốc trên mảnh đất họ đang sống, hơn nữa với chính họ: tính ngoại quốc (foreigness) ở bên trong chúng ta: chúng ta là những người ngoại quốc đối với chính chúng ta, chúng ta bị phân hóa..
Không chỉ với “Vân Vy” trong các tác phẩm của nhà văn Thuận ta còn bắt gặp hình ảnh con người tha hương ngay trên chính quê hương của mình qua nhân vật người phụ nữ xưng “tôi” trong tiểu thuyết “Chinatown”. Hà Nội - miền đất của ký ức, cũng là quê hương của nhân vật “tôi”. Trong dòng hồi ức lộn xộn , hỗn loạn của nhân vật “tôi” không có lần nào trở về nhưng luôn có ám ảnh xa cách khi hướng về quê hương dù tôi sống lẻ loi, u uất nơi xứ người. Nhân vật tôi không có khái niệm nhớ quê hay nhớ nhà, bởi tất cả tâm tư tình cảm của cô đều dành hết cho Thụy. Bởi quê là kỷ niệm tuổi thơ méo mó, là tình yêu đau đớn bị ngăn cản cấm đoán chỉ vì sự phân biệt “t - tầu”, là toan tính ắp đặt của bố mẹ luôn làm “tôi” đau quặn bụng, là những bát óc lợn hấp. Nhận được thư của bố mẹ tôi cắt ra cho vào thùng rác, nhân vật tôi làm như vậy không phải là cô không cần một chốn quay về để vợi những cảm giác bơ vơ qua những sân ga mờ mịt trên chuyến tàu ba tiếng một ngày mà vì những lá thư ấy vắng bóng tình yêu. Khát khao có một quê hương thân thiết và giản dị đã đẩy nhân vật tôi vào những giấc mơ cùng chồng cùng con quay về Hồ Nan – Trung Quốc, gốc gác của Thụy, để sống một cuộc sống mới nơi mà sẽ đầy ắp yêu thương. Nhưng nghịch lý thay mảnh đất Hồ Nan ấy ngay cả trong mơ cũng từ chối làm quê hương, bỏ rơi những số phận Hoa kiều. Ở Hồ Nan, Vĩnh, Thụy, tôi lại thành Yên Nản, chẳng ai biết Thụy, ngôi nhà cũ của gia đình họ Âu nay hai mươi gia đình khác đã ở. Giấc mơ không
thành đã hoàn tất vòng tròn khép kín, vây lấy người đàn bà tha hương trong nỗi cay đắng của thân phận xa xứ, luôn là người lạ của mình.
Hay trong truyện ngắn “Nguyên Xuân” của Phạm Hải Anh, ta cũng bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ không tìm thấy hy vọng ở cuộc sống hiện tại mà phải tìm qua cô đồng nhập hồn hay nói đúng hơn là tìm sự tâm giao với những người cõi âm, đó là nhân vật bà Sâm – tuy không phải là nhân vật chính nhưng lại để cho chúng ta thấy rõ những ám ảnh về sự lạc lõng với cuộc sống hiện tại, qua cô đồng bà Sâm gặp rất nhiều người trong đó có ông Tuấn người si mê bà từ hồi con gái mà không xơ múi được gì ngoài một tấm ảnh và chuyện mâu thuẫn gia đình bà cũng từ đó mà ra. Và tới cả nhân vật chính là Xuân cũng theo bà Sâm đi gọi hồn. Bà Sâm sau vụ cãi nhau với chồng vì chuyện hồn ma ông Tuấn lăn ra ốm một trận gần chết không còn đi xem cô đồng nữa. Xuân lại đi xem cô đồng “Một mình, tìm gặp dù biết là hẳng í h gì nhưng vẫn đến Có một hút niềm tin dù là ho ng đường òn hơn là không có gì... Cô đ ng tìm th gì ho mình th gì?”,“Môi tôi lạnh và khô Tôi nhớ một buổi tối thế này, ó những nụ hồng không b o giờ nở nằm héo rũ trong sọt rá Hình như tôi hư b o giờ biết kh o khát một ái gì Hình như tôi luôn thèm đượ kh o khát một th gì... Tôi bướ r sân, một làn mư ẩm ướt b o trùm lấy tôi ”
Với Mai trong “Mư ở kiếp s u” của Đoàn Minh Phượng thì quê hương và quê mẹ lại đồng nhất. Nhưng sự đồng nhất ấy cũng không làm nguyên lành lại sự đổ vỡ trong hành trình chuyến đi. Khi bỏ lại người mẹ đau ốm, chia tay Hà Nội vào Sài Gòn tìm cha, Mai đã cảm thấy mất mát, bội bạc và cô đơn vô tận. Tuy nhiên đến ngày trở về Mai mới nhận thấy nhữg mất mát ấy bởi giữa cô và mẹ - quê hương của cô đã mãi mãi là một khoảng cách. Sau quãng hành trình dài trôi dạt ở Sài Gòn, Huế, nhận được điện khẩn, Mai quay về Hà Nội nhưng mẹ cô đã hôn mê và mất chỉ sau đó một ngày. Nỗi buồn mất mẹ, sự hối hận khiến Mai rơi vào tuyệt vọng trĩu nặng. Thế nhưng đến cuối cùng Mai vẫn không hiểu được mẹ “Nhưng ho đến n y tôi vẫn hư hiểu
hiều sâu và sự mênh m ng ủ nỗi thất vọng mà mẹ tôi m ng”,“Giữ mẹ và tôi vẫn là sự yên lặng Tôi ho ng m ng, mẹ hết rồi nỗi ho ng vắng vẫn òn đó, lớn thêm từng ngày Làm s o ho mẹ hiểu tôi, ho tôi hiểu mẹ”. Mai đã đơn độc, lẻ loi ngay trong nguồn yêu thương vô tận của đời mình bởi định mệnh dữ dằn đeo đuổi, rốt cuộc chỉ còn lại sự dằn lòng chờ đợi một kiếp sau bớt nặng nề, u ám cũng như chính tiêu đề của tiểu thuyết “Mư ở kiếp s u”.
Sự đeo đẳng của quá khứ, việc tự nuôi sống bằng kí ức luôn khiến con người buồn bã hoặc tách rời với ngoại cảnh, chính điều này khiến cho những con người xa xứ luôn mang trong mình những cảm xúc lạc lõng, tha hương khó tìm lấy cho mình một mối quan hệ bền chặt với xứ sở mới. Và cuộc sống tha hương thường hiện ra như một nơi chốn bất khả thi cho những mối quan hệ gắn kết, nó trở thành xứ sở của sự tạm bợ và mong manh.
Như vậy qua sự phân tích ở trên, chúng tôi đã chỉ ra biểu hiện đầu tiên của cảm thức xa xứ, đó là tha hương, đây có thể coi là trạng thái tâm lí đầu tiên diễn ra trong tâm hồn của những con người xa xứ.