Hoài vọng văn hóa

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 80 - 91)

Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC

2.3.3 Hoài vọng văn hóa

Văn học có rất nhiều vai trò trong cuộc sống. Và văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp mà chỉ có thể phản ánh thông qua cái nhìn của nhà văn về hiện thực cuộc sống rồi đưa vào trong tác phẩm của mình. Viết văn, nhà văn thường sử dụng khả năng viết cùng vốn hiểu biết của mình về các phương diện trong đó có văn hóa. Vì vậy, tác phẩm văn học cũng có cả vai trò biểu hiện văn hóa.

Vì vậy giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ vô cùng mật thiết.

Trong công trình “Văn hó ội nguồn và sáng tá truyện ngắn ủ Nguyễn Văn Thọ” (Việt Kiều ở Cộng hòa Liên bang Đức, tác giả Phùng Thị Minh Phượng) đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn học và văn hóa. Qua đó thấy được những đóng góp của Nguyễn Văn Thọ với dòng văn học, văn hóa Việt Nam đương đại – văn học một phần phản ánh văn hóa, văn hóa sẽ quy định một số quan điểm tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ thời đại văn hóa công nghiệp sẽ khác với thời văn hóa nông nghiệp và từ đó tác phẩm văn học của hai thời kì cũng khác nhau.

Phạm Hải Anh đã có những bộc bạch: “Tôi là on gái Hà Nội, yêu Hà Nội và phải x Hà Nội Bản hất on người tôi là Việt N m, tôi đem on người Việt N m ấy r thế giới Thự r , khi người Việt sống tại đất Việt, họ ý th đượ mình là người Việt, đến đâu, tình ảm ủ họ với mảnh đất này là như thế nào Nhưng khi r nướ ngoài, đượ v đập với á nền văn hó mới

ó sự so sánh Khi nhìn về Việt N m, tôi thấy mọi th vừ gần, vừ x , giống như khi t nhìn về tuổi thơ”

Vậy văn hóa là gì? Liệu trong các tác phẩm của mình, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận có dấu ấn văn hóa Việt Nam hay không?

Trước hết, văn hóa ở đây là một khái niệm rất rộng. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo nghĩa rộng thì “văn hó ” được hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và tỉnh cảm...

Khắc họa nền bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn bao gồm cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thuyết tín ngưỡng.... Theo nghĩa hẹp thì “văn hó ” là tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng. [37,314]. Hay theo Hội Nhà văn Việt Nam, văn hóa thể hiện ở học thuật, văn chương, nghệ thuật, luân lý, phong tục của một dân tộc.

Trong nhân loại học và xã hội học, lại đề cập đến khái niệm văn hóa như sau: Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ nói là một bộ phận trong đời sống con người. văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà còn bao gồm vật chất. Hay trong Từ điển Tiếng Việt của Liên ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004 thì văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử - văn hóa.[84]

Tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa. Song dù định nghĩa theo cách nào người ta cũng chia văn hóa làm hai mảng: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận vốn là những con người sinh ra trên cái nôi của mảnh đất Việt, chứng kiến và gắn bó với nền văn hóa Việt, vì vậy những phong tục, những quan niệm hay đơn cử như

vấn đề “ẩm thự ” đã gắn bó sâu sắc với từng nhà văn. Ở đây chúng tôi xin tập trung phân tích sự thể hiện sự hoài vọng văn hóa trong các tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận qua hai biểu hiện chính của văn hóa đó là văn hóa phong tục và văn hóa ẩm thực.

Về phong tục, dân tộc Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo, một nền văn hóa nông nghiệp, duy tính. Đây là đất nước có khá nhiều tác giả trong nước viết về điều này như: Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu... Với nền văn hóa có bề dày về truyền thống lịch sử và phong tục tập quán như nước ta thì vấn đề này đi vào trang viết một cách vô cùng tự nhiên. Trong các tác phẩm của mình Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đã nhắc đến khá nhiều phong tục, tập quán mà những phong tục đó trở thành bản sắc văn hóa của người Việt, ở đâu trên đất nước Việt này cũng đều giống nhau như: ma chay, cưới hỏi, thờ cúng, tin vào linh hồn... hay cả việc chửi tục cũng rất Việt Nam.

Thứ nhất, về việc ma chay. Người Việt Nam vốn tin rằng con người có hai phần là phần xác và phần linh hồn. Nên khi chết đi chỉ có phần xác là mất đi còn linh hồn sẽ tồn tại mãi mãi nên người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến vấn đề an táng cho người mất. Trong “Và khi tro bụi” Đoàn Minh Phượng đã viết về việc này khá rõ qua cái chết của người chồng nhân vật chính An Mi:

“Ở nơi tôi sinh r , mầu trắng là mầu t ng h không phải màu đen Tôi tưởng đã quên điều này, vậy mà tôi lại nhớ, và khi nhớ lại rồi điều đó trở nên qu n trọng Qu n trọng tuyệt đối trong một uộ đời không còn gì là quan trọng nữ ”. Vì vậy, ngày tang lễ của chồng, An Mi mặc một chiếc áo trắng, dài bởi cô chỉ có một lần trong đời để mặc chiếc áo trắng dành cho anh. Khác với phương Tây, người Việt Nam mỗi khi có tang thường mặc áo vải màn, buộc dây chuối ở thắt lưng. Trước đây là địa táng sau đó là sang cát chứ không đem thi thể của người quá cố đi hỏa táng. Sau này cởi mở hơn, có hỏa táng nhưng được phép mang tro cốt của người quá cố về để thờ cúng còn với phương Tây người ta sẽ đem tro cốt đó đặt trong một tòa nhà để chứa những

chiếc bình như vậy để rồi An Mi không biết người ta sẽ cất giữ những bình đó trong bao lâu, bao nhiêu năm là cần thiết để lưu giữ những mớ tro có mang tên họ một người, để nói rằng người đó đã một thời có mặt trên mặt đất, dưới bầu trời này. Theo như lời bác sĩ nói với An Mi: con người ta khi chết chỉ có thể xác mất đi còn linh hồn sẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Có một thế giới khác vẫn tồn tại song song với thế giới của chúng ta - thế giới linh hồn. Nên thỉnh thoảng An Mi vẫn tin rằng chồng mình đang sống xung quang mình, đang cho tay vào lấy mẩu thuốc lá còn hút dở ở trong túi..., rồi gom đồ của anh chất vào những cái hộp để ở nỗi nhớ chỉ là sự trở lại của một khoảnh khắc. Không hề có một năm tháng nào ở giữa khoảnh khắc ấy và hiện tại. Nó là hiện tại. Vì vậy, An Mi quyết định sẽ lưu giữ chúng chứ không đốt một đống lửa lớn rồi đốt chúng đi như phong tục Việt Nam được.

Việc tin vào thế giới linh hồn sau khi con người ta chết đi còn xuất hiện trong các truyện ngắn của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà như: “Lạ ”, “Nguyên Xuân”, “Phụ trướ tĩnh đàn” (Phạm Hải Anh), “Bạn bè”, “Bài hát ũ bây giờ i hát nữ ” (Lê Minh Hà). Từ lâu việc tin vào thế giới linh hồn đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt Nam. Vì vậy người ta thường tin rằng ở một thế giới những người mà mình yêu thương sau khi mất đi sẽ tồn tại và luôn luôn hướng về họ. Vì vậy mà người ta rủ nhau đi gọi hồn, như bà Sâm trong truyện “Nguyên Xuân” (Phạm Hải Anh), đi gọi đồng để tâm tình với hồn ma ông Tuấn - người thầm yêu bà để chia sẻ những việc khó khăn và cả sự cô độc của bà trong chính gia đình của mình, hay việc những cô gái bất hạnh vì người yêu xấu số chết rồi nhưng các cô không yêu ai nữa vẫn tự mình tâm sự, tự mình suy nghĩ rồi ở vậy như nhân vật “tôi” trong “Bài hát ũ bây giời i hát nữ ”

Tiếp theo ngoài ma chay còn có cưới hỏi. Đám cưới thường rất vui vẻ, hạnh phúc. Nó mang đến cho người ta cảm giác sum vầy, hạnh phúc. Vì vậy, đám cưới cũng được miêu tả. Theo văn hóa người Việt đó là một buổi lễ trọng đại trong cuộc đời của con người. Ngày đám cưới chú rể ôm hôn cô dâu và

một gia đình đầy ắp tiếng cười. Trong “Phố Tàu”, Thuận đã nhắc đến tình yêu của nhân vật “tôi” với Thụy, một tình yêu bị cha mẹ cấm đoán, bị xã hội kì thị vì Thụy là người Hoa, song họ vẫn tin tưởng đến với nhau. Một đám cưới theo phong tục của người Việt là có hai bên gia đình, bố mẹ nói chuyện, bàn bạc quyết định ngày cưới, thách lễ vật, mời họ hàng, tổ chức đám cưới...

Nhưng đám cưới của “tôi” và Thụy bố mẹ tôi không tới, bố tôi bỏ cơm một tuần, cả nhà như có đưa đám, mẹ bảo không muốn bàn việc cưới xin chỉ có bạn bè tôi cùng học ở Leningard. Bố mẹ Thụy cũng không tới. Đồ đạc mà Thụy mang tới (trầu, cau, thuốc lá...) bố mẹ tôi cũng không chia cho ai. Ngày cưới chúng tôi cùng nhau đạp xe đến phòng cưới. Thụy mặc áo trắng quần đen. Tôi mặc áo dài trắng quần trắng. Cả cơ quan không ai biết là tôi cưới. Cả họ hàng bên nội, bên ngoại cũng không ai biết là tôi cưới. Và cả hàng xóm cũng vậy. Khắc hẳn với việc nhân vật tôi tự tưởng tượng ra đám cưới của nhân vật tôi với anh chàng học cao học: “Thiệp mời song ngữ, tên tôi, tên bố mẹ tôi, tên hắn, bố mẹ hắn, hù một ột, tháp Eiffel Cô dâu áo dài quần trắng, vo n trắng, hú rể âu phụ đen, nơ đen Nhà tr i đến nhà gái bằng ô tô trắng, on gấu ngồi ở mũi xe ũng trắng muốt Cá ô ôm tráp đi trướ , trẻ on từng đoàn đi s u Bố mẹ hú rể xì xụp trướ bàn thờ tổ tiên, bố mẹ tôi rì rầm bên ạnh Bất đồng ngôn ngữ ũng không s o Tôi là on rể ụ hay con dê ụ ũng không s o ”

Ngoài ra còn một số phong tục khác như đi lễ chùa, và thỉnh thoảng còn xuất hiện một số câu chửi tục rất Việt Nam. Trong: “Đi lễ”, “Bi rượu” (Lê Minh Hà); Lạc (Phạm Hải Anh). Ví dụ như trong “Lạ ”, Phạm Hải Anh đã đề cập đến khá nhiều phong tục có thể kể ra ở đây: Ngày Tết tôi thường cảm động, chứng kiến cuộc gặp gỡ của những chiếc mũ phớt tại nhà. Những cái mũ phớt nói chuyện với nhau đêm bằng thứ tiếng Pháp của thế kỉ trước, những tiếng xì xèo phát ra từ những hàng quán khác thường, đậm những tiếng rất giòn tan bởi Đ., L., C. và một số âm quen thuộc khác. Hay năm học lớp vỡ

lòng, nhân vật “tôi” đã không phải học hát, học đếm, không học thơ mà tập nói “Đ.m. mày”.

Rồi đến tập tục xem phong thủy để xoay hướng bàn thờ đến hướng phúc đức thì thế này, thế kia....

Những phong tục này đi vào tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận một cách hết sức tự nhiên chứ không gượng ép.

Nó càng khiến người đọc thấy quen thuộc hơn như tiếp xúc với cuộc sống của chính mình thường ngày.

Ngoài phong tục, hoài vọng văn hóa còn được thể hiện ở văn hóa ẩm thực bởi theo PGS Trần Ngọc Thêm: Hiển nhiên, duy trì sự sống, ăn uống luôn là một việ qu n trọng số một”. Tuy nhiên, quan niệm của con người về chuyện này không phải để ai cũng giống ai. Có những dân tộc coi ăn uống là chuyện tầm thường không đáng nói. Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực thì trái lại, công khai nói to lên rằng ăn quan trọng lắm... Mọi hành động của con người Việt Nam đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn cắp... Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.[60]

Việt Nam là nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và rất đặc biệt. Từ những món ăn dân dã ngày thường đến những món ngày Tết lại mang những hương vị, màu sắc khác nhau. Và mỗi vùng miền lại có những đặc trưng về ăn uống riêng, nơi thích món cay, nơi thích món ngọt, nơi thích món đắng... nó khiến con người khi thưởng thức đều không thể quên được. Ăn uống đã đi vào văn học từ lâu đời từ những câu ca dao:

“Anh đi nh nhớ quê nhà

Nhớ nh r u muống nhớ à dầm tương

“Con gà ụ tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mu hành ho tôi Con hó khó đ ng khó ngồi Bà ơi đi hợ mu tôi đồng giềng”

Rồi tới văn học viết với nhiều tác giả viết về ẩm thực. Ẩm thực đã vượt khỏi tầm vật chất mà trở thành yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. “Có một Nguyễn Tuân ầu kì và kiểu á h, ũng tr ng trọng đầy nghệ thuật, từ ốm làng Vòng đến miếng giò lụ h y bát phở ” Tới Vũ Bằng, nhà văn miền Nam mà luôn ròng ròng nước mắt nhớ về quê hương đất Bắc trong “Thương nhớ mười h i” tức là 12 tháng mỗi năm và 12 món ăn trác tuyệt kinh thành. Xin trích vài dòng Vũ Bằng viết về Tết Đàn bà, uống xá xí, nướ m, nướ sâm ngọt sớt, òn đàn ông thì ít nhất ũng biết uống l de C trông thấy họ uống mà tởm Bánh hưng ngoài Bắ ó th nhân mãn, ó th nhân đường ” [85]. Hay ta còn gặp một Thạch Lam - nhà văn viết truyện theo phong cách trữ tình, lãng mạn - viết về Hà Nội trong “Hà Nội băm sáu phố phường”, ông viết về món bún ốc, bún bung, bún chả tới cốm làng Vòng... cái gì cũng rất tài tình. Ông tả về bún ốc như sau:

“Tôi thí h nhất ô hàng bún ố , không phải mán hàng ô tôi thí h ăn, nhưng vì tôi thí h nhìn người t ăn, vì nghe th quà ủ ô là một ái điểm không thể thiếu đượ ủ một á h bình dân hoạt động trong á on ngõ on và trên á bờ hè Người t xúm lại ăn quà bún ố một á h mời ngon lành!

Nướ ố hu làm nhăn á nét mặt tàn phấn và mệt lả, măng ớt y làm xo xuýt những ặp môi héo hắt và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà òn hơn ả những giọt lệ tình ”[35]

Trong các tác phẩm của mình, các tác giả cũng đã nhắc tới rất nhiều món ăn. Với Với Phạm Hải Anh, đó là Hà Nội với “bánh giầy giò Phủ Giầy, bánh trắng muốt, rất quánh, rất mịn, giò hồng thơm không ph bụi Đền Ghềnh hỉ đượ món bánh đ nên em rất ít vào đây lễ, Tây Thiên đặ sản ầy hương tươi Chù Hương thiêng nhất món r u sắng r u sắng mẹ vò giầm giập, nấu nh tôm tươi h y giò sống ngon hết đi đượ ” (Phục trước tĩnh đàn). Với Lê Minh Hà là món bầu nấu tôm. Giàn bầu còn quả loáng thoáng, lá bầu chưa xác xanh như ngọc, nắng xuống mảnh sân quét vôi. Hến đầu mùa

ngọt nước lắm, bầu nấu hến ăn ngon ghê mẹ nhỉ, hay món cỗ bàn đám cưới lòng lợn thịt luộc toàn oi mùi khói... (Những miền xưa ai đi).

Với Thuận là những món ăn của người Việt đã cầu kì thì nay càng vô cùng cầu kì. Đám cưới, đám giỗ, cơm cúng, ngày lễ, ngày Tết, toàn những ngày trổ tài ẩm thực. Năm nay sáng tạo lắm Phượng mới tìm được món dựa trên những món cổ điển ăn trong ngày Tết. Có ba món thịt xào, một chua ngọt, một chua mặn, thịt nấu măng khô, gà luộc..., là món chè thập cẩm hàng Điếu, là món quay: chim quay, vịt quay, lợn quay phố hàng Buồm (Made in Việt Nam).

Đặc biệt trong thực đơn của người Việt, “r u” là một món ăn, một loại gia vị không thể thiếu. Với tâm thế của người xa quê hương, Lê Minh Hà chọn cho mình một điểm tựa, một món ăn, một loại cây khá phổ biến gắn với làng quê Việt. Không gì khác là món “r u bí”. Trong truyện ngắn “Mùa này r u ỏ” Lê Minh Hà đã kịp nhắc đến bao nhiêu loại rau, mỗi loại gắn với một mùa, mỗi vùng quê khác nhau. Chị khéo léo đặt ra cái loạt cảnh của một phiên chợ nhỏ gần nhà, và những món rau cỏ từ đấy, tha hồ được bày ra: “R u ải, r u mơ nấu u ăn bữ hiều mát ruột R u rền tí luộ nướ đỏ màu v ng quý, bì đậu phụ rán vàng rồi om với mấy quả à hu hồng đã trái mù nên đượ bàn t y phụ nữ nâng niu đặt lên hạ xuống hơi kĩ hơi nhiều R u ngót nấu với thịt nạ v i băm nhỏ Phải là thịt băm h không phải là miếng sườn đã bị á bà hàng thịt lạng ho đúng là hỉ ó trơ xương”. Không ở đâu thấy được những câu văn đậm chất dân quê như thế này. Nếu nói tác giả là người sành ăn thì có lẽ chưa đúng. Nhưng nó chi tiết như những thực đơn có sẵn trong các quán ăn, các quán ăn bình dân của những người bình dân. Người Việt vốn có ẩm thực rất đặc trưng. Thông thường bữa ăn thường có bát canh, thêm đĩa rau và một loại thức ăn. Có thêm quả cà dưa thì hẳn là mãn nguyện khi thưởng thức. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng nó cũng đủ làm nên nét văn hóa đặc sắc “văn hó ẩm thự ”. Có nhiều người vui tính còn cho rằng người Việt khác người nước ngoài ở chỗ, nếu như các nước khác, mỗi người đều có

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)