Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC
2.2.2 Cô độc với cuộc sống gia đình
Xã hội hiện đại với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, khoa học càng tiến bộ đôi khi kéo theo những hạn chế mà nó đem lại khiến cho giá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị rạn nứt để bảng giá trị mới thế chỗ, hoặc bị bóp méo lật ngược. Và tất yếu, con người - khi không thích ứng hoặc không chịu thích ứng với nó sẽ bị đẩy vào trạng thái cô độc, không kích ứng được, nó khiến cho con người cảm thấy bản thân mình cô độc với những người xung quanh, cô độc trong chính gia đình của mình nơi vốn là gắn bó máu thịt nhất. Đặc biệt, đối với các nhà văn xa quê, những người bị “bưng”
ra khỏi đất nước, quê hương và đi tới một xã hội mới, những quốc gia khác hẳn về văn hóa, ngôn ngữ, họ bị ném vào cuộc chuyển lưu, chứng kiến và trải nghiệm của họ về sự đảo lộn các chuẩn mực, sự xáo trộn của các giá trị. Xã hội càng phong phú, theo đó ám ảnh về nỗi cô đơn, lạc loài trước sự xáo trộn ấy càng lớn.
Trước hết là sự cô độc trong chính cuộc sống gia đình. Gia đình vốn là tế bào của xã hội. Là nơi gắn kết con người bởi tình máu mủ. Thế nhưng sau cánh cửa của mỗi gia đình ấy mấy ai ngờ được lại có một vùng bão giông, sóng gió với đầy những biến động và oan trái.
Nhân vật “Tôi” trong “Chin town” của Thuận có một tuổi thơ méo mó và khắc nghiệt. Bởi gia đình của cô dường như là một công cụ quản thúc, một cỗ máy phục vụ cho những toan tính, tham vọng, những mục đích thực dụng phù hợp với một xã hội thực dụng. Sự toan tính đó luôn làm nhân vật tôi đau quặn cả bụng. Một tuổi thơ với những bát óc lợn hấp để ăn bồi bổ trí thông minh mà mỗi lần nghĩ tới nhân vật tôi đều nôn thốc nôn tháo. Chè đỗ đen óc lợn hấp, tôi có nhiệm vụ chuyển chúng thành những điểm 10, thành những lời khen trong học bạ: xuất sắc, chăm chỉ, chuyên cần, nghiêm túc, rất có tương lai... 10 năm học, tôi ngồi một mình một bàn chỉ biết con đường từ nhà đến trường. Hết giờ học lại về ngồi vào bàn học tiếp. Giờ ra chơi cũng đứng một chỗ ôn bài cho tiết sau. Hết bài cho tiết sau thì ôn bài cho ngày hôm sau. Tôi
không biết nhảy dây, chơi ăn quan, ô mai, táo dầm, vườn bách thú, phim hoạt hình, truyện tranh cũng vô bổ... Tất cả dều khiến cho nhân vật tôi hiện ra đáng thương hơn bao giờ hết. Sống bởi sự áp đặt quá mức của người lớn. Đã vậy, quan hệ của bố mẹ nhân vật tôi chỉ là quan hệ đối tác, không có cảm xúc: “Bố tôi với mẹ tôi là một, là một trong khả năng không b o giờ mon men lại giường ủ nh u Ng y ả khi ó khá h ở quê r ngủ nhờ, bố mẹ tôi vẫn giữ nguyên tắ , giường i người ấy nằm Khá h đàn ông thì nằm giường bố tôi, khá h đàn bà thì nằm giường tôi với mẹ tôi Ng y ả khi, tôi m ng vi trùng dị h hạ h Bá sĩ bắt nằm riêng thì bố mẹ tôi vẫn không ngủ hung, rồi họ r s săn só ho mọi mối qu n hệ nhưng hư b o giờ hăm só ho mối qu n hệ vợ hồng Chư lần nào tôi đượ nghe bố tôi phát vào mông mẹ tôi để mẹ tôi quát là đồ động ỡn, hư lần nào tôi thấy mẹ tôi mặt sưng mày xỉ vì bố tôi mải ngắm đôi đùi bà hàng xóm hớ hênh vào buổi tối mát mẻ Chư lần nào thấy tiếng hổn hển đánh th để hỉ ần hé mắt là thấy mẹ tôi rung rung bần bật dưới s nặng ủ ả bố tôi và mẹ tôi 90 ân Chư lần nào, hư lần nào...” Thậm chí, trong gia đình nhân vật tôi quan hệ bố mẹ - con cái, sự chăm sóc không phải do yêu thương mà do tính toán cho tương lai, vì họ muốn được dịp mở mày, mở mặt, họ không cần đi Nga nhưng có con gái du học ở Nga, hình dung ra trường Đại học, thư viện,... ở Nga... rồi những lá thư viết cho con gái khi đi du học ở Nga chỉ toàn là lời áp đặt cho một tương lai về một anh rể cũng du học ở Nga, hai vợ chồng phấn đấu trở thành giảng viên... vợ trưởng bộ môn, chồng trưởng phòng nghiên cứu... Cứ như thế ba chúng tôi dính với nhau bởi chữ nhiệm vụ... Chính sự áp đặt đó của bố mẹ khiến cho nhân vật “ tôi” trở thành một cỗ máy biến hình, biến nhân vật “tôi”
trở thành tòng phạm tự tiêu diệt chính mình. Gia đình người đàn ông trong
“I’m yellow” cũng là một phiên bản gia đình nhân vật “tôi”. Gia đình ấy không tình yêu, không hạnh phúc, quan hệ vợ chồng cũng là quan hệ trách nhiệm của một “bà bầu” - một họa sĩ, được đo bằng số tranh bán ra số tiền thu về.
Đối diện với quan hệ máy móc thiếu tình yêu thương gia đình đó, cả nhân vật “tôi” trong “Chin town” và nhân vật “tôi” trong “I’m yellow” đều vùng vẫy thoát ra. “Tôi” - “Chinatown” chọn cách đương đầu với bố mẹ, chối từ mọi sắp đặt, kiên quyết lấy Thụy bảo vệ tình yêu của mình để không đi vào vết xe đổ của bố mẹ. Còn “tôi” -“I’m yellow” lại ngụy tạo một cái chết giả để có được tự do và ra đi với hai bàn tay trắng. Họ phải trả giá cho sự chống lại đó bằng một người thì thành xa lạ với gia đình, hơn 10 năm sống lạc loài nơi đất khách, quê người, một người thì cô độc lẻ loi trong cuộc sống nay đây mai đó trên những chuyến tàu. Nhưng họ vẫn là niềm hi vọng, sự ẩn chứa niềm tin của nhà văn khi hướng đến những con người đi tìm kiếm những giá trị cuộc sống đích thực.
Hay nhân vật T chứng minh cho sự cô độc của mình bằng việc ra đi. Ra đi vì không thể chống chọi lại nổi sự ổn định, lỏng lẻo, rời rạc. Ba người trong gia đình của T sống với nhau dường như rất lỏng lẻo. T, người chồng của T, Hanah – cô con gái, ba người chỉ gắn với nhau bởi tài khoản ngân hàng, mối lo nhà của và nhịp điệu cuộc sống hàng ngày. Chồng của T cũng không biết T có bạn bè hay không, thậm chí đến tên của T cũng không biết phát âm thế nào cho chính xác, không ai quan tâm đến ai. Thậm chí sự mất tích của T chỉ làm cho các thành viên trong gia đình thêm phiền phức chứ không ai đau đớn, quan tâm. Ngay cả Hanah – dù đã 5 tuổi nhưng im lặng trước sự ra đi của mẹ.
Sự ra đi của T dường như chính là cách duy nhất để thoát khỏi cuộc sống nhàm chán và chỉ người còn đôi chút dũng cảm mới hành động như thế. Hay nhân vật Phượng- trong “M de in Viet N m”, một người sống giữa thời đổi mới Hà Nội của những năm 2000, Phượng làm cho báo Phụ nữ trẻ, chuyên mục: Tâm sự Bạn gái, 9 năm cô trở thành người đàn bà kín đáo nhất tòa soạn..., hàng ngày cô đọc rất nhiều thư của chuyên mục bạn gái, cô đôi khi muốn tâm sự cùng chồng nhưng chỉ được vài câu chồng cô lại đặt lưng xuống giường ngủ, càng ngày tiếng ngáy của anh càng chói tai, anh cũng chẳng bao giờ đóng cửa nổi giận với vợ vì quan điểm của anh là luôn luôn để lại cho
người khác thấy hình ảnh đẹp nhất của mình. Không bao giờ mang tất thủng dù chỉ để đi ngủ, anh cũng không bao giờ đánh thức cô lúc nửa đêm mà đợi đến lúc trời sáng mới nhẹ nhàng nằm lên bụng cô,... Nhiều điều nhỏ tích tụ thành điều lớn đôi khi khiến nhân vật Phượng thấy mình cô độc trong cuộc sống gia đình với người chồng đầu ấp tay kề. Đến việc chúc mừng năm mới cô tỉnh ngủ định nói chúc mừng năm mới nhưng nghĩ đến bộ mặt nhợt và ngón tay to xù của chồng, cô lại quay sang nhìn những bông hoa mai trên tường và nghĩ đến hai cái đầu xù của hai chàng trai tên Khánh. Cô tìm một kỉ niệm lãng mạn nào đó để chìm vào một giấc ngủ mới. Rồi không hiểu sao cô lại tưởng tượng ra Bình chồng mình giống một con cua bể tám cẳng hai càng, đôi mắt thô lố và cái mai sần sùi... Thất vọng... Thật không gì khủng khiếp hơn khi một con cua chăm chỉ 16 tiếng một ngày bò từ phòng ăn lên giường ngủ... Ngay cả lúc ngủ với chồng, cô nhân lúc cua đi vệ sinh buổi sáng lấy 5 viên thuốc an thần quay mặt vào tường nuốt chửng, đầu bùng nhùng...
Phượng cứ sống với những suy nghĩ ấy rồi lại tự hành hạ mình. Cuối cùng cô chọn cách đi Sài Gòn chữa bệnh để tạm thời thoát khỏi sự bủa vây của những suy nghĩ đó....
Sự cô độc trong gia đình của mình còn xuất hiện trong các tác phẩm của Đoàn Minh Phượng. Trong “Và khi tro bụi”, trong hành trình lưu lạc trên những chuyến tàu của An Mi sau cái chết của người chồng, cô cũng phát hiện ta vô số cảnh đời éo le, trong đó có số phận bất hạnh của bé Marus bởi: cha của cô bé ông Kimpf vì nỗi tức giận trước thế giới cô độc riêng của vợ nên đã bóp cổ và vứt xác bà xuống hồ. Cái chết của mẹ khiến bé Marcus luôn hoài nghi, sợ sệt vì biết đâu sự hoài nghi độc ác của người cha “biết đây M r us không phải là on tôi” sẽ dẫn tới kết quả là cũng rơi vào thảm kịch giống mẹ của mình. Marcus đau đớn, trốn chạy. Cậu bé càng tổn thương và vĩnh viễn bị tổn thương dưới sự thờ ơ, trốn chạy của người anh đã dứt đứt mọi mối dây gia đình. Cuộc đời em chỉ còn lại những mảnh bơ vơ, kẻ lại kì dị rất đau thương.
Em luôn nghĩ mình sống ở mặt trăng, thế giới của em bị đánh cắp và mọi con đường dẫn của em quay lại với cuộc đời đều khép lại.
Hay trong truyện ngắn “Nguyên Xuân” Phạm Hải Anh cũng đề cập đến sự cô độc của số phận người phụ nữ trong gia đình. Gia đình của cô gái tên Nguyên Xuân là một trong những gia đình có cơn bão đổi mới đi qua, bà Sâm, ngót ngét bảy chục tuổi, cái tuổi lẽ ra được hạnh phúc, lo lắng, chăm chút từ gia đình nhưng lại càng cô đơn hiu quạnh, bà sống với những thói quen đã được lập trình từ trước, một người phụ nữ chỉ ru rú ở xó nhà, sống với những cái ti vi và hai con chó giữ nhà, với một người chồng khỏe nhưng ham sống sợ chết, một chồng, bốn con, 7 đứa cháu nội ngoại nhưng ngẫm ra bà không biết tâm sự cùng ai, không ai gần gũi bà như hồn. Người đàn bà cô đơn trong chính gia đình chính mái ấm của mình. Bà phải tìm đến cô đồng để gọi hồn nói chuyện với hồn ma ông Tuấn và tiếp theo một loạt sự việc xảy ra sau đó. Nhân vật bà Sâm đã thất bại và bất lực ngay trong khát vọng chia sẻ cuộc đời và sự thanh thản tuổi già. Sự cô đơn lạc lõng xảy ra ngay trong chính ngôi nhà, nơi người ta trở về mỗi khi lòng xác xơ, đau ốm.
Từ sự cô độc trong cuộc sống gia đình đã khiến con người mất niềm tin vào cuộc sống, khiến con người sống dần xa cách với nhau hơn, họ không còn tin tưởng vào thế giới xung quanh, mịt mù mọi mối quan hệ đều thay đổi, con người thấy mình lạc lõng trước cả một dòng đời xa lạ. Quan hệ pháp luật - công dân là để khoe mẽ, phô trương (tôi và viên đại úy - T mất tích); Quan hệ yêu đương là để lừa bịp và quịt tiền của nhau (Tôm và Mai Lan - Paris 11 Tháng 8); Quan hệ đồng hương là để nhờ vả, lợi dụng, để móc ví nhau (Sư tử và Liên - Paris 11 Tháng 8); Quan hệ đồng nghiệp là để soi mói, chọc phá, chế giễu nhau (tôi và các giáo viên - Chinatown) hoặc là để thỏa mãn dục vọng (Vy và N - Vân Vy); Quan hệ hàng xóm là để cùng nhau nói xấu người khác và vờ như không biết gì khi hàng xóm bị tai nạn (Liên và con chuột bẩn thỉu - Paris 11 Tháng 8). Cạm bẫy, lừa gạt đội lốt cái đẹp và lòng nhân ái, khoan dung (cô Tâm - Mưa ở kiếp sau). Đó chính là một chân dung tổng thể
về một xã hội hỗn loạn mà con người sống giữa thời đại ấy nếu không biết cách tự vệ bằng ích kỉ, keo kiệt, lừa lọc, dọa nạt, toan tính thì sẽ khó mà tồn tại được, sẽ nhanh chóng trở thành ngoài lề và bị cô độc. B (Vân Vy) chìm đắm trong thuốc lắc, khao khát tự tử bằng cắt cổ tay và nhảy lầu, Liên (Paris 11 Tháng 8) mất việc, mất nhà, tài khoản âm và chết trong tuyệt vọng. “Tôi”
(Chinatown) câm lặng, chai sạn, bơ vơ... Antina (Và khi tro bụi) bị giết chết làm một linh hồn lang thang. Mai (Mưa ở kiếp sau) đau đớn cùng cực khi phát hiện ra sự thực và tự đâm mình... Những con người ấy, những số phận ấy chính là số phận của bi kịch cô độc. Xã hội càng phát triển những giá trị của con người càng bị cuốn phăng đi. Đó cũng là lời chuông cảnh tỉnh con người, vừa tố cáo vừa khuyên nhủ, khuyên con người hãy xích lại gần nhau, sẻ chia và sống có trách nhiệm với nhau hơn.