Xây dựng kiểu nhân vật di dân

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 110 - 118)

Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC XA XỨ

3.3 Xây dựng kiểu nhân vật di dân

Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng.

Trong các tác phẩm của mình, các nhà văn Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đã xây dựng nhiều kiểu hình tượng nhân vật khác nhau. Song trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi tập trung làm rõ về kiểu nhân vật di dân. Bởi đây chính là người mang cảm thức xa xứ, là chủ thể của cảm thức này. Bởi chỉ có di dân từ vùng đất này đến vùng đất khác, nơi cư trú này đến nơi cư trú khác thì trong thâm tâm họ mới xuất hiện loại cảm thức mang tên xa xứ.

Vốn là những nhà văn xa xứ, rời xa mảnh đất Việt đi tới một nơi hoàn toàn xa lạ với mình, các nhà văn Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận mang đậm cảm quan về sự chia lìa. Và hầu như các nhân vật trong tác phẩm của họ cũng đều là những người di dân. Hình ảnh những con người di dân tạo thành kiểu nhân vật di dân. Kiểu nhân vật này xuất hiện khá phổ biến trong các sáng tác của Đoàn Minh Phượng, Thuận, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà. Đặc biệt là Đoàn Minh Phượng và Thuận. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm hầu hết đều là nhân vật di dân. Trong “Chinatown” là người

đàn bà xưng “tôi”; “Paris 11 tháng 8” là Liên, Mai Lan, Pat; “T mất tí h” là T; “Và khi tro bụi” là An Mi; “Mư ở kiếp s u” là Mai, Mẹ Mai.

Nhắc đến kiểu nhân vật di dân không phải chỉ có Thuận và Đoàn Minh Phượng. Nhưng qua những sáng tác của họ, kiểu nhân vật này góp phần làm cho người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống của những người xa xứ nói riêng và cảm thức xa xứ nói chung. Họ hiện lên đôi khi cô độc, đôi khi lạc loài, đôi khi tha hóa... Song đều mang trong mình một bi kịch xa xứ bởi cảm giác của một người bứt rễ trôi giạt, lúc nào cũng đối diện với hoàn cảnh bất định ngay trong ý thức về bản sắc, những ngậm ngùi không tránh khỏi bên lề.

Kiểu nhân vật này được các nhà chăm chút khá kĩ lưỡng từ ngoại hình bên ngoài đến hành động, suy nghĩ, nội tâm bên trong.

Về ngoại hình, nhân vật di dân thường mang trong mình ngay một nét khác biệt, để từ đó tác giả khắc họa, nhận mình cái khó hòa nhập của kiểu nhân vật này với xung quanh. Sự dị biệt được tạo ra theo những hướng khác nhau: một số nhân vật được khắc họa bằng bề ngoài xấu xí, méo mó như nhân vật cô Trinh (Vân Vy - Thuận): “vuông v , đen đú ”, là nhân vật của người đàn bà xưng “tôi” - China town - Thuận: “ ái mặt khó đăm đăm” khiến các đồng nghiệp stress, các học sinh lên cơn stress, là Liên trong “Paris 11 tháng 8”:

“mặt đầy mụn, mắt gườm gườm”.

Ngược lại, một số nhân vật lại được các tác giả khắc họa bằng một vẻ ngoài xinh đẹp, nổi bật, ẩn bên trong sự khác thường. Đó là vẻ đẹp bí ẩn, mê hoặc, vẻ đẹp hồn ma in ấn lên định mệnh hận thù của Mai (Mưa ở kiếp sau - Đoàn Minh Phượng); là vẻ đẹp rực rỡ mang dấu ấn của sự cô đơn, của một cuộc đời đầy tuổi trẻ: như Mai Lan (Paris 11 tháng 8); là vẻ đẹp trong tuổi dậy thì “tó dày và mượt”, thân thể chớm kéo, các đường nét báo trước nhiều phập phồng và truân chuyên...

Ngoài ngoại hình, kiểu nhân vật di dân còn được các tác giả thể hiện qua hành động và các mối quan hệ với bên ngoài. Bởi muốn biết ai đó không chỉ nhìn vào hình thức mà còn phải tiếp xúc để rồi nhận biết qua hành động,

lời nói và các mối quan hệ. Qua sự khảo sát của chúng tôi, chúng tôi thấy kiểu nhân vật này thường có một hành động phổ biến là ra đi. Ra đi là rời xa, là đi tới nơi khác. Và sự ra đi cũng là để trở về, để con người di dân làm một cuộc trở về có thể là trở về thật hoặc trở về trong tâm tưởng. Trong suốt các tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh Phượng luôn xuất hiện những chuyến bay, những chuyến di cư, những chuyến đi trở đi trở lại của các nhân vật. Với Liên trong “Paris 11 tháng 8” là những chuyến sang Pháp với một balô đầy mì tôm là những chuyến bay du học sang Nga, Pháp của người đàn bà xưng “tôi”

trong “Chin town” (Thuận), là hành trình lưu lạc vì đứa con trong bụng từ Huế ra Hà Nội của mẹ Mai; là hành trình đi từ Hà Nội đến Huế để tìm cha đẻ của Mai trong “Mư ở kiếp s u” (Đoàn Minh Phượng) là chuyến lưu lạc sang Đức thủa ấu thơ với quá khứ đầy đau thương, mất mát của An Mi trong “Và khi tro bụi” (Đoàn Minh Phượng) cũng là sự trốn tránh nỗi đau trên những chuyến tàu hỏa sau cái chết của người chồng của An Mi,... Sự xuất hiện những quốc gia, những vùng đất mới trong hành trình ra đi của những người di dân tạo ra một không gian xuất hiện khá là rộng lớn của các nhân vật, tạo ra một dòng chuyển động của nhân vật: Mai từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh, mẹ Mai từ Huế ra Hà Nội sinh con (Mưa ở kiếp sau – Đoàn Minh Phượng). Từ một đất nước nghèo khó Việt Nam sang một đất nước phát triển như: từ Việt Nam đến Pháp của Liên trong “P ris 11 tháng 8”; của Vy trong

“Vân Vy”, cũng có khi từ Việt Nam đến Đức của An Mi trong “Và khi tro bụi”, từ Cuba đến Pháp của Pat trong “P ris 11 tháng 8”, cũng từ những chuyến đi trở đi trở lại đó nó làm nên ranh giới của quê người, quê mình.

Kiểu nhân vật di dân cho người đọc thấy được những mảnh đời dường như bị bứt ra khỏi dòng xoáy của xứ người với những mối quan hệ, những hành động của họ mà tất cả đều chứng minh cho bi kịch của họ đó là bi kịch của những thân phận tha hương trên xứ người. Bởi giữa họ và nơi di dân mới đến có một khoảng cách khác biệt về ngôn ngữ văn hóa, nó khiến những con người kiểu nhân vật này rơi vào tình trạng bị động, bơ vơ, không biết phản

ứng ra sao. Ví dụ: trong “P ris 11 tháng 8” phản ứng của Liên trước mọi sự kiện là điệp khúc “Liên không nói gì”, “Liên không biết”, “Liên im lặng”, Liên gật đầu, Liên lắc đầu. Hay trong “China town” luôn lặp đi lặp lại một điệp khúc là “tôi không biết”, “tôi không hiểu tại s o” khi cô đưa ra câu hỏi rồi tự trả lời bằng điệp khúc đó, điệp khúc chứng tỏ sự khó trả lời trước một đời sống phức tạp xa lạ. Hay đó là những chuyến tàu của An Mi trong hành trình đi tìm cái chết chối từ quyết liệt những câu trả lời - cái chết - như một bằng chứng cho sự gắn bó với mặt đất. Và “sự thật luôn ở bên trong những đám mây”, An Mi không thể lí giải được lí do cái chết của người cha mình liệu có phải như lời mẹ nuôi nói không? Hay cả cái chết của Anita....

Các nhân vật mặc dù có một số phận, một hoàn cảnh riêng biệt nhưng tính chất di dân vẫn theo một motip chung đó là: sang xứ người nỗ lực tồn tại hòa nhập dẫn đến kết quả: luôn là kẻ ngoài cuộc bị bứt ra khỏi cuộc sống rơi vào tình trạng cô độc, tha hương. Đi đâu họ cũng bị gắn mác là dân nhập cư nên bị kì thị, bị coi thường. Ví như nhân vật người đàn bà xưng “tôi” cố gắng hòa nhập với cuộc sống mới bằng cách cống hiến hết mình cho công việc, đi ba tiếng hết xe bus lại đến tàu hỏa để dạy ba lớp có vấn đề của ba khối trở thành trò giễu nhại của đồng nghiệp. “Tôi thấy ó ái nhân vật vành ạ h ủ tôi hễm hệ trên tờ bì , nướ mắt lả tả bên nh họ sĩ nghiệp dư òn vẽ thêm một ái gương vành vạ h, hào qu ng hi hít, rồi giữ h i hình tròn òn ũng bán kính ấy là một dấu bằng rất ng y ngắn ” Hay trong “P ris 11 tháng 8”

lại hiện lên ba người đàn bà có số phận “bạ mệnh” trên xứ người. Nat, Liên, Mai Lan. Nat nhịp sống tẻ ngắt, Liên ngơ ngác trước một xã hội hành xử theo pháp luật nên bị sa thải khỏi công ty chăm sóc người già, giúp việc cho Mai Lan một thời gian nhưng cũng bị thất nghiệp. Mai Lan dù xinh đẹp nhưng cuộc đời không mấy êm dịu hơn bởi cô sống bằng cách khai thác nhan sắc nhưng lại gặp khá nhiều khó khăn tình nhân nợ tiền, con nhảy lầu tự tử... Và Paris không còn là một giấc mơ mà là một thành phố xa lạ và cay nghiệt. An Mi (Và khi tro bụi) lưu lạc sang xứ người, mặc dù cô có vẻ may mắn hơn

được nhận nuôi, được học hành song cô vẫn không bắt nhịp được với cuộc sống mới bởi với An Mi “Tôi nhớ tôi là khá h lạ ở bất đâu” và cô tự kết thúc cuộc đời mình bằng cách tự tử sau cái chết của chồng và ba tháng lưu lạc trên những chuyến tàu.

Tất cả các nhân vật trong hành trình hòa nhập ấy dường như số phận của họ càng trở nên rúm ró, vật vờ hơn. Nỗi đau ấy bắt nguồn từ chính những trải nghiệm của các nhà văn và khi chuyển hóa thành hình tượng nhân vật nó càng trở nên sâu sắc hơn, trở thành kiểu nhân vật mang cảm thức xa xứ. Các nhân vật thuộc kiểu nhân vật di dân này còn được các nhà văn này khắc họa qua thế giới nội tâm của nhân vật. Như ta đã biết gặp một ai đó không chỉ đánh giá họ qua vẻ bên ngoài mà còn phải qua cách suy nghĩ hay còn gọi là vẻ bên trong và đặc biệt là nội tâm đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhân vật thuộc kiểu nhân vật di dân này thường có thế giới nội tâm khá phức tạp và thường xuyên diễn ra cuộc đấu tranh giằng xé trong nội tâm: Mai trong “Mư ở kiếp s u”, Đoàn Minh Phượng luôn day dứt về nỗi đau không thể lành bởi số phận nghiệt ngã đã sắp xếp với nỗi đau của mẹ Mai, ba Mai, dì Liên và đến cả thế hệ của Mai, đồng thời cũng luôn không biết làm thế nào để hóa giải hận thù của Vy trong “Vân Vy” (Thuận) ham muốn cuồng nhiệt và thực dụng nhưng đằng sau đó là cả một tâm hồn nhận thức âm thầm về nỗi cô đơn. Cuộc giằng xé đấu tranh nội tâm luôn luôn diễn ra và kết quả là nhân vật luôn luôn rơi vào trạng thái hoang mang, hỗn loạn, lo âu: Đang ngồi thì cô ấy bỏ đi đâu mất. Tôi hoang mang... Tôi sợ cô ấy phật lòng (T mất tích). Tỉnh dậy thấy gối ướt đẫm mồ hôi mới biết ác mộng. Liên sợ một thời gian dài, từ đó không dám mạnh tay với bà già láu cá hay Liên vẫn hoay hoay với nỗi sợ vu vơ (Paris 11 tháng 8) hoặc nỗi đau của An Mi trong “Và khi tro bụi” cô luôn luôn đấu tranh giữa thực tại và quá khứ: “Trên huyến tàu quê hương luôn hỉ ó nỗi mệt mỏi, một hút ho ng m ng, những hi vọng ùng lo sợ hập hờn, rời rạ trong những giờ nử th ”. Hay với Vy luôn “giật mình ngỡ là bố hồng ó hì khó riêng, lợi dụng on tr i r ngoài b n ông hút thuố lẻn

lên giường thở đều ạnh on dâu” (Vân Vy – Thuận)... Những trạng thái ấy đồng thời cũng cho thấy một hình ảnh con người luôn bất an trong cuộc sống thực tại. Cuộc sống mà con người luôn phải đối diện với nhiều vấn đề mà lo âu, sợ hãi gần như trở thành trung tâm của ý thức về thân phận con người đặc biệt với những con người di dân, nỗi bất an cuối cùng trở thành một gánh nặng.

Để miêu tả nội tâm nhân vật, các nhà văn hải dù dùng ngôi kể thứ ba hoặc ngôi thứ nhất nhưng đều được nhìn theo điểm nhìn của nhân vật khiến câu chuyện kể ra đáng thuyết phục hơn và nhân vật có khả năng tự chịu hơn, kể về suy nghĩ của mình một cách rõ ràng hơn. Cùng với ngôi kể theo điểm nhìn nhân vật là việc dùng những giấc mơ, tưởng tượng để tìm lại chính mình giữa vòng vây cô đơn của thực tại như nhân vật “tôi” trong “Chinatown”

(Thuận), hoặc dùng giấc mơ để quên đi, để thoát hiện tại như Mai trong “Mư ở kiếp s u” (Đoàn Minh Phượng), hay để giấc mơ còn là một hiện thực ngầm ẩn nhiều đe dọa nỗi đau như giấc mơ của An Mi, Anita trong “ Và khi tro bụi” (Đoàn Minh Phượng), giấc mơ của Liên về 300 quái đản (Paris 11 tháng 8 – Thuận), là giấc mơ của Vy về hợp đồng hôn nhân của Vượng và một cô Hà Nội trẻ hơn Vy (Vân Vy). Giấc mơ với những nhà văn chính là sự tự thể hiện một tính cách tự phát và tượng trưng cái thực trạng vô thức, một dạng để giải tỏa ẩn ức.

Ngoài những giấc mơ, trong nội tâm của nhân vật thuộc kiểu nhân vật di dân còn tồn tại những hồi ức. Hồi ức đóng một vai trò đặc biệt với người xa xứ. Không có ai sống mà không cần nó cả, nó không những là tài sản mà còn là bầu khí quyển trong đó người xa xứ tồn tại, hơn nữa là điều kiện mang tính bản thể luận để người xa xứ thành xa xứ. Nhà văn Mai Thảo có lần tâm sự

“Người t không thể sống hoài bằng trí nhớ Hắn thừ hiểu như vậy nhưng hân trời mới nhìn thế nào ũng vẫn một từ hân trời trí nhớ” Võ Phiến cũng giải thích:“ Ngoái đầu lại là ái thường tình ủ kẻ r đi” [47,324]. Vì vậy kí ức chính là quê hương. Có thể nói người xa xứ không có quê hương nào ngoài hồi ức. Hồi ức chính là thứ mà những người di dân khó có thể vứt bỏ được khi

đi tới xứ người. Hồi ức về văn hóa, phong tục, huyết thống... hay hồi ức về hoàn cảnh riêng của nhân vật, đó có thể là niềm vui, là nỗi buồn khó có thể nào quên được. Nó khiến nhân vật dường như vừa sống vừa ngoái nhìn. Với nhân vật “tôi” trong “Chin town” (Thuận) là dòng hồi ức hỗn loạn trong suốt hai tiếng đồng hồ về Thụy và mối tình với Thụy), về tuổi ấu thơ của Tôi.

Với An Mi trong “Và khi tro bụi” là kí ức mà nhân vật đã cố quên đó là một tuổi thơ đầy đau khổ khi bi kịch xảy ra với gia đình cô mà cô đã bỏ lại đứa em để trốn chạy; là những hồi ức của Mai (Mưa ở kiếp sau) để trốn tránh nỗi đau thực tại khi nhớ về mẹ, về những ngày tháng ở bên mẹ. Những dòng hồi ức của nhân vật không ngừng được hiện ra, nó cuốn người đọc vào những liên tưởng liên tục chắp ghép những đứt đoạn. Kết thúc, ta chỉ thấy họ cô độc, lạc loài, ít liên lạc với thế giới xung quanh mà thu mình vào cái vỏ ốc đã tự làm ra cho chính mình để rồi trở thành những cá thể bơ vơ, lạc lõng, bị bứt rễ khỏi cuộc sống và hầu hết rơi vào bi kịch. Mẹ Mai lưu lạc xứ người và chết trong bệnh tật’ An Mi tự kết thúc đời mình, Liên trong “P ris 11 tháng 8” (Thuận) là tai nạn giao thông cố tình... Chính những cái chết đó càng làm cho người đọc thêm băn khoăn, trăn trở. Vậy là đi nước ngoài nhập cư đâu phải sung sướng mà có biết bao nhiêu khó khăn, cay đắng đang đè lên những đôi vai ấy.

Như vậy, với kiểu nhân vật di dân, các tác giả đã khái quát lên một kiểu thân phận con người, chủ thể của cảm thức xa xứ - những con người di dân luôn sống trong nỗi đau tha hương, cô độc lạc loài - nỗi đau như một thứ dây trói vô hình bám chặt và đẩy nhân vật rơi vào bi kịch và nhân vật di dân hiện lên thực sự là những cá thể bơ vơ trong một thế giới hỗn độn và xa lạ ở nơi cư trú mới, họ luôn lạc: lạc màu da, lạc văn hóa, lạc tình yêu, lạc bạn bè, lạc tình người và hỗn độn không ngừng.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, qua chương này chúng tôi đã chỉ ra các phương thức nghệ thuật xây dựng cảm thức xa xứ. Những phương thức này biểu hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau trong các tác phẩm của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận. Đồng thời chúng không tồn tại riêng rẽ mà có mối quan hệ thống nhất với nhau tiến tới một nhiêm vụ chung đó là biểu hiện cảm thức xa xứ. Ngoài không gian, cấu trúc, xây dựng kiểu nhân vật còn có thêm việc xây dựng thời gian, sử dụng các yếu tố tưởng tượng, cốt truyện lồng ghép, phân rã... Song do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chúng tôi chỉ tập trung làm rõ về một số vấn đề như trên.

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)