Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC XA XỨ
3.1 Kết cấu dòng ý thức
Trước hết ta phải hiểu thế nào là kết cấu trong tác phẩm văn học và vai trò của nó. Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố. Và tất cả những yếu tố đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự kiện, hành động, biến cố trong tác phẩm văn học thì kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học và là một khái niệm rộng hơn nhiều.
Chúng ta cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn. Đây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm. Nói cách khác bố cục mới chỉ là bề mặt của tác phẩm văn học. Còn kết cấu bao hàm cả sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả bố cục.
Kết cấu có nhiệm vụ rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Trước hết, nó có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá kết cấu của một tác phẩm văn học chính là hiệu quả diễn đạt nội dung của nó. Đồng thời nó tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Tùy thuộc vào sự quy định của thể loại, từng giai đoạn lịch sử khác nhau nên có rất nhiều kiểu kết cấu.
Trong tác phẩm của mình đa số các nhà văn đã dùng kiểu kết cấu dòng ý thức để xây dựng, tổ chức sắp xếp, liên kết các chi tiết với nhau.
Kết cấu dòng ý thức chính là việc nhà văn dựa vào trạng thái tâm lí, ý thức của nhân vật để tổ chức, sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm. Vốn là những nhà văn mang trong mình thân phận xa xứ nên Phạm Hải Anh, Lê
Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đã vận dụng chính thân phận ấy để xây dựng lên những kiểu nhân vật như Mai, An Mi, nhân vật xưng “tôi”... những nhân vật điển hình và từ đó cũng chính là những suy nghĩ, dòng ý thức của những nhân vật đó để tổ chức lên một tác phẩm hoàn chỉnh.
Trong tiểu thuyết “Chinatown”, Thuận đã xây dựng toàn bộ câu chuyện là xoay quanh dòng hồi ức của nhân vật xưng “tôi” trong 12 tiếng chờ tàu. Và trong dòng hồi ức miên man của mình, cô đã 671 lần nhắc đến Thụy.
Tình yêu với Thụy vốn bị gia đình phản đối vì quan niệm xã hội phân biệt đối xử với những người Tàu như Thụy. Hơn nữa nhân vật tôi lại là người có bằng cấp, được cử đi học ở Nga thì việc yêu và lấy một người như Thụy quá là “ lệch”. Bởi bố mẹ của nhân vật “tôi” không bao giờ cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Tương lai những năm 80 của bố mẹ tôi trong trọn vẹn một màu đỏ của nước Nga Xô viết. Con gái học ở Nga, con rể cũng học ở Nga, cả hai làm việc ở các bộ hoặc các trường Đại học vài ba năm, cả hai cùng thi nghiên cứu sinh... Tại Nga, cả hai vợ chồng tranh thủ vào Đảng chứ không chấp nhận một anh con rể “Tàu”. Thế nhưng nhân vật tôi vẫn bất chấp đi tới cùng để có một đám cưới với Thụy, hai người trở thành vợ chồng. 671 lần nhắc đến Thụy càng làm cho dòng hồi ức của nhân vật tôi trở nên miên man, đằng đẵng hơn. Ngày ra đi cô đã muốn bỏ tất cả để gặp Thụy và trên quê người cô càng không quên được Thụy. Cái tên Âu Phương Thụy cứ luôn luôn ám ảnh trong đầu của cô. Thụy là nguyên nhân hạnh phúc cũng là nguyên nhân đau khổ của nhân vật tôi, ám ảnh các giấc mơ hiện tại của cô: “12 năm n y, á giấ mơ nói về Thụy, buồn rầu một phút h y vui nhộn suốt đêm luôn ó thằng Vĩnh, ó tôi, ó Thụy” Tuy là thương nhớ và đợi chờ “12 năm tôi không nhớ hết Thụy”, là thôi thúc “12 năm rồi tôi rất muốn hỏi Thụy để hỏi Tôi hỉ muốn biết Thụy đã gặp i, làm gì Để tôi biết những ngày ấy Thụy nhớ đến tôi, nhớ đến thằng Vĩnh, đến b o giờ Thụy viết thư ho tôi” Cô vừa muốn gặp lại Thụy, lại muốn bác bỏ Thụy, Thụy thường hiện lên sau lớp hai những từ “không”: “Thụy không viết thư ho tôi, Thụy không ó quê,
không thư, không ảnh, không kém 200 nghìn”... Thụy đến Paris trong giấc mơ không của cô nhưng cũng không gặp “Thụy ũng không biết nhắn gì ho tôi”
Thế nhưng suốt 12 năm cô vẫn lưu giữ số điện thoại của Thụy. Các phủ định ấy không phải là một cuộc khai trừ mà dấy lên từ mặc cảm bị bỏ rơi, bị lãng quên, bị xa lạ của cô.
12 năm không có một bức thư, một bức ảnh. Quãng thời gian 12 năm nói thì qua nhanh, nhưng với nhân vật tôi lại dài đằng đẵng, nhớ mong có, hi vọng có và cả thất vọng. Tác giả cũng không lý giải cho sự ra đi của Thụy mà chỉ nói về thời gian khi nhân vật tôi liên tưởng rồi có một ngày thằng Vĩnh cũng sẽ ra đi giống với cha của nó. Bởi, một lúc nào đó nó sẽ chán Paris.
Ngày nó được một tháng, ngày tôi và Thụy cưới nhau được một năm. Để ra đi, người ta luôn tìm cớ. Nó sẽ ra đi như Thụy ra đi. Đàn ông họ Âu phiêu lưu lắm. Sự liên tưởng này khiến cô càng thấy mình cô độc, cô độc tới bế tắc không tìm được lối thoát cho chính mình, lo sợ mình bị bỏ rơi. Suy nghĩ này không phải lúc Thụy ra đi mới có mà ngay bắt đầu lúc lấy nhau trong nhân vật tôi đã sợ điều này rồi: Tôi sợ từ ngay đêm nằm cạnh Thụy, lần đầu tiên trên chiếc giường mới. ..v.v... Ngay từ khi tôi bắt đầu yêu thương, tôi đã biết Thụy sẽ ra đi. Ra đi rất nhanh. Tác giả cũng không lý giải vì sao tình yêu của họ lại trở thành như vậy. Có lẽ đơn giản đó là kiểu ra đi là ra đi thế thôi.
Trong dòng hồi ức của mình nhân vật “tôi” cũng tưởng tượng về tuổi thơ méo mó của mình với những bát óc lợn hấp, tuổi thơ chỉ có học và học và cả cuộc sống gia đình của cô cũng vậy... Hơn nữa trong “Chin town”, ngoài chuyện về nhân vật “tôi” còn có sự lồng xen tiểu thuyết “I’m yellow”. Số phận của các nhân vật trong tiểu thuyết xếp chồng lên nhau, mà mỗi người đều là một khối rời rạc, tách rời với xung quanh, bất hòa, xung khắc với môi trường xung quanh, con người đi tìm cho mình một hành trình u uẩn và vô hướng. Qua việc sử dụng dòng kết cấu dòng ý thức, tiểu thuyết “Chintown”
đã cho ta thấy một cấu trúc đa tầng của những thân phận tha hương, số phận
con người đứt đoạn, lầm lạc, sóng gió thăng trầm. Và không tìm ra lối thoát cho chính cuộc đời của mình.
Hay trong tiểu thuyết “M de in Viet N m”, Thuận lại đặt câu chuyện được kể ra trong dòng ý thức của nhân vật chính - nhân vật Phượng. Hà Nội những năm 2000, với những thay đổi của con người, với những mối quan hệ xã hội chồng chéo. Cô chính là Phượng, 32 tuổi, đã có gia đình, đã có một con, làm ở chuyên mục tâm sự bạn gái của Báo Phụ nữ. Tác phẩm là những câu chuyện được khúc xạ qua cái nhìn của Phượng: về những đồng nghiệp, về người chồng - những suy nghĩ về Bình - chồng cô như một con cua và những cuộc sống mà theo cô là bình lặng, lặp lại những đơn điệu, rồi chuyện ba anh Khánh mà mà cô đã từng yêu làm cô buồn chua chát, những bức thư mà bạn đọc gửi tới chuyên mục Tâm sự bạn gái mà qua những bức thư tâm sự ấy, Phượng biết rằng phần lớn đồng bào của cô chưa bao giờ biết đến cái mà y học gọi là khoa học thỏa mãn nhu cầu sinh lí thậm chí đến cô cũng vậy từ ngần ấy năm làm vợ, cô cũng chẳng biết một tư thế nào khác ngoài nằm thẳng, tay dạng, chân cũng dạng. Hay theo dòng ý thức của Phượng, Việt Nam đổi mới cũng được khắc họa rõ nét. Hà Nội từ những năm Đổi mới đã xây thêm được 20.000 nhà tắm cá nhân. 20.000 bồn tắm giống nhau như những giọt nước. Những năm đầu Đổi mới, Nhà nước thì tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, người Việt Nam thì rủ nhau xây nhà. Và ra khỏi thủ đô 50m là gặp ngay những cái tên Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiến Thắng, Thắng Lợi, Hùng Cường... rồi thanh thiếu niên làng Quyết Thắng sau một tháng coi thức đêm là chuyện vặt. Bọn con gái cứ nhắm mắt lại là mơ lấy được chồng Hà Nội để gút bai đám giai làng cả đời chân đất....
Chính việc tổ chức tác phẩm theo dòng suy nghĩ của Phượng đã khiến cho các mẩu chuyện nhỏ kể ra có phần tưởng như rời rạc nhưng lại hoàn toàn thống nhất với nhau tạo nên một lối suy nghĩ muôn màu muôn vẻ về cuộc sống, về xã hội những năm đổi mới. Đó cũng là cách nhìn của Thuận về mối quan hệ giữa cá nhân với cuộc đời. Các chi tiết sự kiện nhà văn kể ra không
phải lần lượt xảy ra rồi kết thúc mà chúng chồng chéo lên nhau bởi suy nghĩ của con người không phải lúc nào cũng chỉ nghĩ về duy nhất một vấn đề rồi giải quyết nó dứt điểm rồi sau đó tới cái khác. Ngược lại, lúc nào trong con người chúng ta có vô vàn suy nghĩ cùng một lúc, hoặc đang suy nghĩ xem giải quyết cái này bằng phương pháp này lại chuyển sang suy nghĩ phương pháp giải quyết một vấn đề khác. Và cách tổ chức, lựa chọn kết cấu cho “Made in Viet N m” của Thuận khiến cho người đọc cảm thấy hồi hộp, hứng thú hơn.
Từ đó cũng cho thấy sự tài tình của Thuận khi viết tác phẩm này. Nếu ở
“M de in Viet N m”, Thuận lựa chọn kiểu kể chuyện theo ngôi thứ ba, kết hợp với kết cấu truyện theo dòng hồi ức của Phượng - nhân vật nữ thì tới “T mất tích”, chị lại dùng lại lối kết cấu này nhưng lại kể theo ngôi kể thứ nhất - nhân vật chính xưng “tôi” qua câu chuyện kể lại của nhân vật “tôi” - người chồng của T, số phận nhân vật T dần dần được hiện lên và tác giả cũng tạo ra hàng loạt các sự kiện xoay theo dòng ý thức của nhân vật xưng tôi. Đầu tiên là T, T là ai? T là người vợ của nhân vật T, là người Việt, lấy chồng ngoại quốc. T có tính cách thế nào? T mang đặc trưng tính cách của phụ nữ phương Đông: đoan trang, nhẹ nhàng, hướng nội. T không yêu cầu chồng phải dẫn đến nơi này, nơi khác hay đòi về Việt Nam. Cuộc sống của T hết sức bình lặng, bình lặng đến tẻ nhạt, T sống với chồng song chồng của T lại ít hiểu hơn về cô, về các mối quan hệ của cô với đồng nghiệp... và T mất tích, T mất tích vì T đã quá nhàm chán với sự bình lặng, sự lặp lại, T ra đi để thoát khỏi cái kiếp sống tẻ nhạt đó. Hơn nữa xoay quanh sự mất tích của T, nhân vật tôi còn kể về những người có liên quan đến sự mất tích ấy như đại úy Burnel, người cha đẻ và dì, về Hanah, gia đình ông bà hàng xóm... Họ cũng là những mảnh đời éo le và có cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán. Và theo đó, tác giả muốn nói lên một thông điệp: cần phải thay đổi cuộc sống của mình để nó trở nên thú vị, hấp dẫn hơn để tránh cho con người khỏi tình trạng rơi vào sự lặp lại nhàm chán, tẻ nhạt....
Kết cấu dòng ý thức cũng được Đoàn Minh Phượng sử dụng khá thành công trong các tác phẩm của chị. Chỉ với hai tiểu thuyết “Mư ở kiếp s u” và
“Và khi tro bụi” nhưng cũng đủ để đánh dấu tên tuổi của chị trong văn học Việt Nam.
Trong tiểu thuyết “Mư ở kiếp s u”, Đoàn Minh Phượng đã xây dựng một tình huống truyện đầy bi kịch và đau thương cho chính số phận của các nhân vật trong đó. Từ bi kịch đó, chị chọn cho mình cách liên kết các sự kiện chi tiết theo dòng ý thức của nhân vật Mai. Mai - một cô bé luôn luôn khao khát tình cha và luôn mơ ước một ngày được gặp cha. Thế nhưng cô lại không hề biết sự thật về người cha, về mối tình tay ba oan trái của mẹ, dì Lan và cha mình để rồi người cha bội bạc của cô đã bỏ đi, để lại cho mẹ cô và dì cô một nỗi đau đớn. Đặc biệt là mẹ cô, người phụ nữ phải trôi dạt tha hương ra Hà Nội. Cô không biết mà bỏ đi tìm cha, quyết định bỏ mẹ vào Sài Gòn tìm cha.
Và cả “Mư ở kiếp s u” xoay quanh hành trình đi tìm cha của cô. Từ hi vọng đến thất vọng và tuyệt vọng. Trong hành trình ấy suy nghĩ của Mai được nhà văn miêu tả hết sức chân thực và sinh động, suy nghĩ trong hành trình ấy của Mai cũng chính là thứ keo để gắn kết toàn bộ câu chuyện. Ngay từ chương mở đầu “Con thuyền bên ử sổ” tác giả đã hé mở ra một hình ảnh cô bé Mai với những khúc mắc và trăn trở: Những năm tháng ấu thơ, tôi ngủ chung với mẹ trên chiếc giường nhỏ... Năm tôi 15 tuổi tôi nằm trên những tấm ván gác lên những viên gạch nhỏ dù đã nhét giấy nhưng nó vẫn chông chênh khi tôi trở mình... Tôi tưởng tượng mình nằm trên ván một con thuyền nhỏ chung quanh tôi là dòng nước, nhắm mắt, nằm ngủ nhìn thấy đủ thứ ác mộng lẫn vào giấc mơ êm đềm và cô luôn tò mò về người cha: Mỗi năm một lần, tôi hỏi:
“Ch và mẹ gặp nh u như thế nào? S o h không ưới mẹ”. Và câu trả lời cô nhận được là “B o giờ on đủ lớn, mẹ kể” thế nhưng tôi không bao giờ đủ lớn, đến 22 tuổi, nhân vật tôi cũng không có một nét phác nào dù rất nhạt về cha cô. Và cô chỉ ước mong mẹ cho cô một vài nét thôi, cô sẽ nối chúng lại, thêm tưởng tượng của cô để hình dung ra và luôn tưởng tượng rằng: cha cô
đang đứng bên dưới máu hiên của những căn nhà đối diện, khuất trong một góc thiếu ánh sáng, cách cô một con đường và một màn mưa. Chính những khao khát suy nghĩ về cha đó của Mai đã khiến cô có ý định đi tìm cha, cô đã quyết định viết thư cho người cha chưa một lần gặp mặt: “ ó thể h nhớ, ó thể h quên là on đã đượ sinh r tôi òn lại gì để viết về mình, tôi ó một gương mặt, một thân thể và một kí ” Những kí ức của một đứa con gái khao khát có được yêu thương, thôi thúc cô đi tìm tình yêu thương ấy. Và cô lại gặp những thất vọng, gặp những giông tố của cuộc đời cũng chỉ vì khao khát ấy. Cha cô không hề biết đến sự tồn tại của cô trên cuộc đời này, ông đã có một gia đình, một đứa con gái ông ra sức chiều chuộng. Nhân vật Mai lúc này cũng lờ mờ hiểu ra với ông sự tồn tại của cô cũng chẳng nghĩa lí gì trên cuộc đời này, cô cũng không thể trở về với mẹ, đành ở lại Sài Gòn kèm điều mà mẹ cô lo sợ nhất... Nhiều lúc, Mai cũng rơi vào bế tắc “Tôi không biết khi tôi ngủ, linh hồn tôi lắng xuống - hết một ái hết hững hờ h y lặng lờ trôi qu những vùng đất tối nào tôi không biết Có đôi lần tôi tưởng như đã đánh mất sự liên lạ ủ ý th , ó những khi th giấ tôi không biết tên mình, tôi nằm nhớ lại ngày hôm trướ ” hay “Những giấ mộng xư như những hiế lá rừng rơi xuống hồng hất lên nh u, trong giấ mơ tôi đi về những miền đất lạ, tôi sẽ hết trong khi ý th mình lãng đãng ở một nơi không ó mặt đất, đường đi ”. Dường như toàn bộ câu chuyện đều là những suy nghĩ của Mai, những dòng hồi ức về mẹ, về Hà Nội và về tuổi thơ của cô. Trong suy nghĩ ấy có nhiều mâu thuẫn, có đau khổ và có cả hạnh phúc. Dằn vặt và vùng vẫy giữa lòng thương và lòng căm thù phản bội. Đoàn Minh Phượng đã cho nhân vật chính của mình kiên nhẫn chờ đợi sự gột rửa những hận thù trong đó. Nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là một sự dằn lòng chờ đợi vào một kiếp sau bớt nặng nề và u uất hơn bởi hiện tại “ on người ở những nơi thật x nh u Cuộ đời người này trở nên thật trìu tượng với người khá ! Và những hạt mư rơi b o lâu, òn rơi đến b o lâu nữ và uộ đời này òn buồn bã đến b o lâu nữ ”