Cô độc với một không gian xa lạ

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 53 - 56)

Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC

2.2.1 Cô độc với một không gian xa lạ

Những con người xa xứ đến một vùng đất mới, họ phải sống ở một không gian hết sức xa lạ. Chính không gian xa lạ này khiến họ rơi vào trạng thái cô độc, cô độc vì không tìm được ai thân quen, hoặc dù có tìm được người thân quen đi nữa thì cũng không thể đủ để họ khỏa lấp đầy nỗi nhớ quê nhà.

Việt Nam vốn là dân tộc sống đặt chữ “tình” lên hàng đầu, vì vậy, đặc trưng của văn hóa Việt Nam là nơi cư trú gắn với cộng đồng nhiều hơn. Do vậy kéo theo việc di chuyển tới nơi cư trú mới thì người xa xứ phải sống trong một không gian xa lạ, và cô độc chính là một hệ quả tất yếu nảy sinh trong tâm khảm của mỗi con người - cô độc do sống ở một không gian xa lạ.

Với Thuận, chị thường chọn cho những nhân vật của mình trú xứ mới đó là nước ngoài có thể là nước Pháp – đất nước theo chế độ tư bản khác hẳn với Việt Nam. Và những nhân vật chị xây dựng như Mai, Nát, Vân, Vy, nhân vật người đàn bà xưng “tôi”, T sống trong chế độ ấy cảm thấy mình chỉ có một mình. Nhân vật T lấy chồng theo chồng tới nước ngoài, vì vậy cuộc sống của T hết sức buồn tẻ, chỉ quanh quẩn ở nhà và không hề có mối quan hệ cụ thể với những người xung quanh ngoài chồng, Hanah. Thậm chí tới việc giao tiếp với chồng cũng có phần khó khăn, T chỉ gật đầu, lắc đầu, các hội thoại giữa T và chồng thường trống không. Và T rơi vào im lặng bởi theo như sự lý giải của nhân vật tôi. T cũng giống như mẹ chồng mình đều là đàn bà Việt, sự ít nói xuất phát từ nỗi buồn xa quê, hầu như chẳng bước chân ra đường.

Hay nhân vật Phượng trong “M de in Viet N m”, khi tới Sài Gòn lại nhớ về Hà Nội, lại thấy cô đơn giữa Sài Gòn và thấy ở đây cũng có nhiều nhà quê, lại đông và gấp đôi Hà Nội. Sài Gòn khác hẳn Hà Nội. Ngày ở Hà Nội không dài quá 10 tiếng và trong khi người Hà Nội đã nằm trong chăn, đã kịp mơ một giấc mơ thì dân Sài Gòn vẫn lang thang ngoài phố... và cảm giác chua chát xuất hiện trong chuyến đi của Phượng.

Đó còn là cảm xúc của nhân vật Mai trong “Mư ở kiếp s u” (Đoàn Minh Phượng), Mai bỏ quê mẹ ra đi từ Hà Nội vào Sài Gòn để tìm cha, người đã bỏ rơi mẹ cô lúc bà mang thai. Ngay từ khi bắt đầu hành trình ấy, là việc Mai bước chân xuống sâu khu tập thể ướt nước, cô đã thấy mình không có người đồng hành bởi mẹ cô giận cô, không cho cô đi Sài Gòn: “Tôi bướ hậm lại, ngướ nhìn, tôi dừng lại Nhưng mẹ tôi không đ ng ở khung ử sổ đó Tôi hờ, tôi gọi mẹ ơi, tiếng gọi không thoát r đượ khỏi lồng ngự , nó tắt ở đâu đó Tôi bướ r khỏi tầm nhìn từ khung ử sổ đó và ngồi xuống một gó khuất ủ on hẻm Tôi ngồi xuống để khó nhưng s o nướ mắt không rơi Chúng tôi mới hỉ á h nh u một ái ầu th ng, đôi b b vá h nhưng ả một đại dương yên lặng đã he khuất người thân yêu” “Trên huyến tàu đi dọ quê hương hư quen tôi đã không khó , ng y ả nỗi mệt buồn không đến, hỉ ó nỗi mệt ho ng m ng”. Và Mai đã bắt đầu hiểu ra những việc mình đang làm như là mình gây ra một cơn mưa bão táp thẳng xuống một cuộc đời cô và mẹ: “Tôi bắt đầu hiểu nỗi buồn Tôi nhớ mẹ một nỗi nhớ mất mát kinh hoàng vừ xảy r đến với mẹ với tôi Tôi hư hiểu hết nỗi mất mát đó, tôi hỉ vừ mơ hồ ảm nhận đượ hiều sâu ủ ái vự Tôi đ ng rơi ”

Tới Sài Gòn, bắt gặp một không gian xa lạ, Mai đi tìm cha và và biết được cô mồ côi. Cô đã chọn cách ở lại Sài Gòn đi làm và cô luôn thấy mình đơn độc dù xung quanh có rất nhiều người sống ở những vùng miền khác nhau bởi Mai đã bị bứt rễ khỏi nơi mình vốn gắn bó từ nhỏ. Cô sợ tất cả những thứ chung quanh, những thứ không thật, những hình ảnh tiếng nói của

ảo giác, vọng lên từ trong tâm tưởng hoảng loạn, cô đơn của cô. Và cô thấy mình chênh vênh và Mai phải đối mặt với rất nhiều cạm bẫy ở Sài Gòn để có thể sống và tồn tại.

Nhân vật An Mi trong “Và khi tro bụi”, cũng rời xa quê hương từ thủa nhỏ lưu lạc trên Đức làm con nuôi, hành trình lưu lạc của cô cũng đầy gian khổ và buồn tủi. Để có thể hòa nhập với môi trường mới, cô đã cố gắng xóa bỏ kí ức tuổi thơ đầy đau đớn trước kia kí ức đầy đau thương, mất mát.

Những tưởng cô sẽ có một cuộc sống hạnh phúc nhưng cô vẫn không thoát khỏi cái cảm giác một mình cô độc của những con người xa xứ. Sau cái chết của người chồng, An Mi lại trở về với một không gian xa lạ, cô không thể hòa cuộc sống của mình với cuộc sống của người xa lạ dù cô đã cố nhảy vào cuộc sống của gia đình người nhân viên khách sạn để mang lại sự công bằng cho kẻ bất hạnh nhất trong câu chuyện của họ - người em bị mất tích. Cô hiểu rằng cô không thuộc về thế giới của họ, cô không thuộc về người lạ, cô không thể sống cuộc sống của người khác. Cô có làm những điều cao cả nhất chỉ có cho đi mà không nhận lại, cô vẫn bị từ chối. Đơn giản vì sự thật mà cô muốn họ nhìn thấy là sự thật mà họ muốn quên đi. Cô không có cuộc sống của cô... Và cuối cùng cô chọn cái chết. Nhưng kí ức chợt hiện lên lúc cô mơ màng đi đến cái chết thì An Mi chợt hiểu: Người ruột thịt thân yêu mới là cái dây để cô tiếp tục sống, là sợi dây duy nhất nối cô với cuộc sống. Tiếc là sợi dây quá mong manh và hơn nữa nó đã đứt rời. Cô không có người thân, chồng cũng đã mất, cô cũng không thể nào sống một mình trên cuộc sống này mà không có những người đó. Cái chết của An Mi làm bừng tỉnh người đọc. Bởi nó gói một thông điệp hết sức ý nghĩa đó là: con người sống phải có điểm tựa.

Chúng ta không ai được sống cuộc sống của người khác, không ai đổi được máu thịt của mình để trở thành người khác, lột văn hóa của mình để trở thành người xứ người. Ý nghĩa cuộc sống của ta, giá trị thật và trên hết, rốt cuộc vẫn là người thân yêu ruột thịt của ta...

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)