Hoài vọng huyết thống

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 74 - 80)

Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC

2.3.2 Hoài vọng huyết thống

Văn học Việt Nam sau 1975, tương ứng với việc đổi mới, các nhà văn cũng đi kiếm tìm cho mình những sự khám phá riêng, Nguyễn Minh Châu đi khám phá con người trên bình diện để đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người: Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Với Nguyễn Huy Thiệp, đã miêu tả sự thay đổi bản chất của con người trong xã hội hiện đại với nhiều cám dỗ: Tướng về hưu, Không có vua, Muối của rừng... Đặc biệt, ông đã nhìn nhận đánh giá con người dưới những hệ giá trị trong mối quan hệ với gia đình, xã hội.

Tiếp bước các nhà văn đi trước, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận vẫn luôn luôn theo dõi biến chuyển của nền văn học nước nhà nói riêng và sự chuyển động của xã hội Việt Nam nói chung. Điều này với đất nước, con người, các giá trị. Và sự trăn trở đó được chuyển vào trong các tác phẩm. Đó cũng chính là cách để các nhà văn “gi o tiếp” với các vấn đề của thời cuộc.

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, huyết thống có nghĩa là dòng dõi, cùng chung dòng máu dùng để chỉ những con người có mối quan hệ trong gia đình, họ hàng. Song ở đây, chúng tôi xin phép mở rộng khái niệm này ra phạm vi rộng hơn đó là mối quan hệ của những con người sống trong một đất nước.

Hay nói đúng hơn đó là cách ứng xử, mối quan hệ giữa người với người trong gia đình xã hội chuyển mình. Liệu xã hội thay đổi, mối quan hệ giữa người với người có thay đổi hay không? Vì hiện tại các nhà văn Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đang định cư ở một quốc gia khác Việt Nam nên khi viết về cố hương, họ luôn viết về một phần kí ức không thể phai nhòa khi họ còn gắn bó với mảnh đất Việt vào gia đình xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Và trong gia đình ấy những khu tập thể, là tập hợp của nhiều nghịch cảnh: tốt - xấu, thiện - ác, lý tưởng - thực dụng, mới - cũ, bảo thủ - lý tưởng mới... tất cả tạo nên một mô hình xã hội hiện đại thu nhỏ.

Trong truyện ngắn “Cử sổ”, Phạm Hải Anh đã vẽ ra một bức tranh của xã hội Việt Nam những thập niên 80, 90, những cảnh sống của các khu tập thể. Cửa sổ, một bộ phận nằm trong hệ thống kiến trúc của các công trình xây dựng. Với ngôi nhà, cửa sổ không chỉ đơn giản là nơi lấy ánh sáng và không khí. Trong văn học, hình ảnh “ ử sổ” còn được xây dựng như là một biểu tượng nghệ thuật. Có khi, cửa sổ là nơi nhà văn thể hiện cái nhìn của mình về cuộc sống: “Cử sổ nhà tôi trông xuống dãy mái ngói ủ khu tập thể một tầng đối diện Chẳng ó ho và ây x nh làm ho vui mắt, ũng không lăn tăn gợn sóng hồ để thư giãn tinh thần Những ái đó x xỉ quá, trong một gó thành phố bê tông bề bộn và mờ mịt bụi này ” Trong cái khu tập thể ấy là bốn hộ gia đình đang sinh sống: “Gi đình ông Mỹ khá giả nhất bán thịt lợn H i ô on gái là Mỹ Hạnh và Hồng Ho đã lấy hồng, hỉ òn ô Bí h Liên ở nhà nối nghiệp bố và ậu Tuấn Tú đ ng họ dở lớp mười một Hàng xóm nhà ông Mỹ là Nhà Tâm và Định Họ ó vẻ yên tĩnh hơn, h y là n phận hơn! Vợ hồng Tâm là án bộ nhà nướ Nhà bà Định h y làm

phiền tôi nhất bằng khói bếp th n và mùi nướ gạo Ngày h i buổi đều đặn, tôi phải đóng hặt ử sổ để ăn phòng nhỏ bị mịt mờ vì khói th n Và uối ùng là nhân vật qu n trọng nhất Tôi tạm gọi là Nàng Nàng làm mái ngói nhà hàng xóm ủ tôi thêm x o xuyến buồn vui ” Mỗi con người một thói quen, mỗi một gia đình là một nếp sống. Có lúc, mỗi nếp sống kia không thể ăn nhập với nhau, nó tạo ra mâu thuẫn: “Bà Định ố gắng thái bình hó một gó Hà Nội bằng quần đen, áo ánh, nghề nuôi lợn ổ truyền và những lời bình luận ng ng phè về ái “ on ở trên ti vi hôm qu đẹp quá nhẩy” Bà ghét

“nhà Mỹ” mua rẻ bán đắt những lứa lợn của bà nhưng lại phục “con nhà nó đeo tinh những vàng”.

Có lẽ hình ảnh cửa sổ cũng ẩn dụ cho một tương lai sáng và rộng. Điều gì đã và đang đón đợi những con người ở phía trước. Những mái nhà không cửa sổ? Chung cư tập thể khép lại với hình ảnh cuối cùng: “S u khi nàng đi lấy hồng, mẹ hàng án bộ nghiên u dự định sẽ quây quá h ái b n ông s u lại, t là bít nốt ử sổ để làm thành huồng ọp h đồ, tiện lợi hơn, bởi vì bà nghĩ: nhà ó một ử r vào là đủ, thời buổi này i ũng qu y r đường lớn, b o nhiêu người sống không ần ử sổ Hình ảnh uối ùng này như nhát bú hót gõ vào mảnh ván qu n tài, vĩnh viễn đóng lại “ õi nhìn”

ủ kẻ xưng tôi Để lại ho hắn ái thế giới duy nhất mà hắn độ quyền sở hữu: thế giới không ử sổ”.

Những con người tập thể còn được chị xây dựng trong truyện ngắn khác: “Mờ nhân ảnh”. Chân thực và sinh động, ngòi bút của Phạm Hải Anh cứ phiêu trên từng câu chữ, cả cái không gian thu nhỏ của xã hội Việt Nam một thời cứ phô bày trên trang sách. Có lẽ chị viết về thời của ngày xưa, kí ức mà chị cũng đã từng sống và trải qua. Tinh tế và sâu sắc, Phạm Hải Anh viết về nó rất hay, rất sắc. Đặt trong hoàn cảnh tha hương, lưu lạc nơi trú xứ, những dòng truyện ngắn có sức lay động lạ thường. Phải chăng chị đã viết nó bằng một niềm “hoài ổ”, về những điều đã trôi qua, về cái thời đã xa nhưng nếu ai đã từng trải qua thì sẽ không thể quên. Rằng đất nước Việt Nam đã có

khoảng thời gian như thế. Nó ăn sâu vào trong tiềm thức, một lối sống gắn với bước thăng trầm của lịch sử và công cuộc xây dựng đất nước.

Tác giả Nguyễn Mộng Giác cho rằng: “Truyện ủ Phạm Hải Anh là những mẫu sống, mẫu đời, mẫu người ó thể tìm thấy ở bất đâu, bất nơi nào Nhân vật truyện Phạm Hải Anh không ó túi bản lý lị h trí h dọ trí h ng ng nào ả Tá giả không định vị nhân vật ủ mình theo những khuôn khổ hính trị quen thuộ thường thấy ở lớp ầm bút đi trướ và ả đến bây giờ Những nhân vật ủ Phạm Hải Anh, nếu sống ở nông thôn, rất gần với nhân vật truyện ủ Tô Hoài, Bùi Hiển thời trướ 1945 hơn là những nhân vật khổ làm nền ho hính nghĩ á h mạng trong văn hương hiện thự phê phán s u 1945 Nói theo á h ủ Boris P stern k, nhân vật truyện ủ Phạm Hải Anh sống đời sống ủ họ, h không “ huẩn bị sống” theo một khuôn mẫu xã hội nào khá ” [13]

Truyện ngắn “Mờ nhân ảnh” cũng được xây dựng trong bối cảnh sống, sinh hoạt của những gia đình tập thể. Bức tranh về xã hội Việt Nam ngày ấy cũng dần được mở ra: “Đúng sáu giờ sáng ông già đ ng dạng háng ạnh máy nướ , hô dõng dạ Đàn ông đàn bà trong xóm hung nh u trút nỗi buồn vào một nhà giải và h i ầu tiêu không hốt không mó , mỗi lần ó người thì tế nhị khép hờ ánh lại Nhưng ông Khí Công b o giờ ũng ng ng nhiên đ ng hính giữ phòng, mở to ng ử Người ở trong hết đường r , người ngoài t lối vào Thự r ông không ấm vận i Nhưng ái á h ông khó nhọ

“vận ông” làm đàn bà on gái phải tự ấm mình Ngồi hồm hỗm trên ầu tiêu hẹp, đếm từng giọt nướ ông Khí Công ậm è rót xuống bên ngoài, nghe nhạ Khánh Ly ảo não vọng vào: “Cho trăm năm vào hết một ngày Nhìn lại mình đời đã x nh rêu ” Ganh ghét, đố kị, tranh cãi, nói xấu nhau... Đó là những vấn nạn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Môi trường “tập thể” cũng không ngoại trừ. Màn tranh cãi nhau của ông Khí Công và ông La Rút đến là nực cười: “Ông L Rút dõng dạ vỗ v i ông Khí Công: Chỗ hàng xóm, tôi góp ý với ông từ giờ đừng làm náo động vào buổi sáng Nếu ông thí h đếm thì

vào nhà mà đếm Cũng đề nghị ông buổi hiều đừng tắm ở hỗ ông ộng Già rồi àng phải ó đạo đ Tụt quần tụt áo như vậy là thiếu văn minh Tôi lấy tình ”

Hay trong tiểu thuyết “Chin town” (Thuận) , trong truyện đề cập đến vấn đề phân biệt đối xử với người gốc Hoa. Bởi những tàn dư của cuộc chiến tranh biên giới 1979 của chúng ta với Trung Quốc vẫn còn. Chính sự phân biệt đó đã khiến nhân vật Âu Phương Thụy trở thành một người cô độc trên đất nước của mình, đó cũng là một phần nguyên nhân khiến cho mối tình hay nói đúng hơn là cuộc kết hôn của tôi - Âu Phương Thụy tan vỡ. Hạnh phúc bị quy định bởi quá nhiều thứ. Cả trường gọi Thụy là thằng cháu Đặng Tiểu Bình. Thằng tay sai Bắc Kinh. Cả phố gặp Thụy đều hỏi bao giờ về nước...

Đại hội Đảng vừa có công hàm Bắc Kinh là kẻ thù số một của nhân dân Việt Nam. Học trò Âu Phương Thụy cần được theo dõi sát từ công an khu vực về thầy giám hiệu, từ thầy giám hiệu về cô giáo chủ nhiệm, từ cô giáo chủ nhiệm về cán bộ lớp. Không thấy cô giáo nào gọi Thụy lên bảng. Trong trường, mỗi khi Thụy đi qua, mọi người im lặng nhìn đi nơi khác. Giờ tập quân sự Thụy ngồi ở nhà. Thư gửi chiến sĩ Trường Sa, Thụy được miễn viết. Năm cuối cấp ai cũng được kết nạp Đoàn nhưng Thụy thì không, người ta làm như không có Thụy tồn tại. Rồi ai chơi với Thụy đều bị cô giáo gọi ra gặp riêng, nói nhân vật tôi bị thằng tay sai Bắc Kinh bắt hồn. Cô giáo dạy Toán, thầy giáo dạy Văn, Tiếng anh gọi tôi ra gặp riêng. Không ai tỏ ra muốn biết Thụy... Tất cả đều coi Thụy không phải là con người mà là một thứ bị xã hội chối bỏ. Hóa ra, đôi khi trong xã hội người ta không cần biết người đó tốt hay xấu, chỉ cần là người gốc Hoa thì đều bị coi là tay sai, là phản động, bị xã hội coi thường quay lưng chối bỏ. Tất cả cũng vì tư tưởng quan niệm bảo thủ, mang tính chất phân biệt đối xử. Con người ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ quyền bình đẳng vậy mà con người Việt Nam chúng ta có chung nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, cùng chung sống trên một đất nước lại đối xử không công bằng với nhau, lại phân biệt dân tộc, gốc gác.

Hay với “M de in Việt N m” của Thuận, câu chuyện lấy bối cảnh là Hà Nội những năm bước sang thế kỉ mới. Đó cũng là một xã hội hợp lưu với nhiều thành phần người và nhiều mối quan hệ. Trong đó mối quan hệ giữa người với người ta thấy có phần nhạt nhẽo, giả dối, một thứ quan hệ mang tính chất xã giao hoặc trách nhiệm, nó cũng rất gần với xã hội Việt Nam hiện nay - một xã hội xô bồ. Nhân vật Phượng làm ở Báo Phụ nữ chuyên mục Tư vấn Tâm lý qua những bức thư có cuộc sống dường như không hạnh phúc khi chị rơi vào bi kịch chồng mình là một con cua bò lổm ngổm và hàng ngày vẫn chung sống, thậm chí làm tình với mình. Và Hà Nội những năm 80 tất cả khắp nơi đều có chung một cảnh tượng đó là nhà tắm của những khu tập thể:

“Cá h đây 10 năm, buồng tắm ủ Hà Nội không ó ử lẫn bản lề lẫn then ài, không b o giờ ó vòi nướ bên trong, òn bị hi sẻ không biết b o nhiêu người một ngày, òn phải sống hung với gi sú ” hoặc “Những năm 60, Sở nhà đất ho xây một buồng tắm hung ho năm hộ gi đình trong sân s u ủ ngôi nhà, rồi đến những năm 70, năm gi đình nhân thành 10 và thập kỉ rưỡi s u thì on số hính th là 19 ” Và chính vì nhà tắm thì ít, người thì đông ở đây lại xảy ra sự tranh chấp cuộc chiến tranh công cộng để tranh giành buồng tắm liên liên lúc nóng lúc lạnh giữa các gia đình, hàng ngày không biết bao nhiêu đơn tố cáo gửi cho Sở nhà đất và công an khu vực. Tới năm 1980 khi họ đã chán ngấy những bức thư tố cáo đã lập thời gian biểu cho từng hộ gia đình, lập lại thời gian cho thật công bằng. Trật tự được lập lại nhưng chỉ ít lâu sau bảng phân chia giờ tắm lại bị xáo trộn bởi nhiều lí do không tránh khỏi.

Chỉ cần một dân cư trong ngôi nhà lấy vợ, lấy chồng hoặc đẻ con là lại phải làm lại thời gian biểu, chưa kể gia đình nào có khách ở quê ra chơi rồi ở lại vài ngày... và chung đụng buồng tắm gây quá nhiều phiền toái...

Những câu chuyện hết sức tủn mủn, vụn vặt đời thường cứ tự nhiên được miêu tả trong các tác phẩm của các nhà văn. Đó là thời đại mà tập thể lên ngôi, xã hội chủ nghĩa thì cái gì cũng tập thể. Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận cũng sống và gắn bó trong thời đại đó nên dường

như những kí ức đó đã hằn sâu vào tiềm thức của họ. Để họ có cái nhìn xuyên thấu và đi sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, dù kí ức khu tập thể ấy đã qua từ rất lâu rồi. Và giờ đây họ cảm nhận nó bằng nỗi nhớ, viết về nó bằng sự chia sẻ để từ đó gửi đến thông điệp: Dù xã hội nào, thời nào cũng cần có yêu thương, nhường nhịn, cảm thông hơn, chia sẻ và bao dung hơn. Đó mới là thứ giúp con người gần nhau hơn, để con người biết rằng họ cũng chỉ là một thứ rất nhỏ và không thể tồn tại một mình nếu không có tập thể những người xung quanh.

Một phần của tài liệu Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận) (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)