Chương 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC
2.1.1 Tha hương trên xứ người
Đối với xứ người, với tâm hồn mẫn cảm những con người di dân thường mang trong mình một nỗi đau chia lìa và những ám ảnh về thân phận nhỏ nhoi. Và chính những điều này khiến họ luôn đau đáu một mặc cảm tha hương - tha hương trên xứ người. Bởi vậy, trong những sáng tác của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận luôn khắc đậm mặc cảm này: ra đi - chia lìa. Ra đi như một tội lỗi, một bắt buộc, ra đi như một sự đứt lìa. Mai, An Mi, “tôi”, Vy, Châu... tất cả họ dù có khác nhau về tuổi tác, tính cách song đều chung nhau nỗi cô đơn và cảm giác mất mát khi bước đến cánh cửa mà qua cánh cửa đó họ sẽ đi đến một nơi hoàn toàn xa lạ với mình, cánh cửa phân cách quê người, quê mình. Bước chân của họ dường như luôn lạc lõng ở giữa một dòng người tấp nập bộn bề nơi xứ người.
Nhân vật “tôi” trong “Chin town” (Thuận) kể về cuộc đời mình, với nhiều sự kiện trong đó có hai cảnh ở sân bay: sân bay “ngày tôi” đi du học, sang nước Nga thiên đường - nhà vệ sinh công cộng “h i mươi b on nhặng x nh ngắt làm tôi không nhỏ đượ một giọt nướ mắt nào ho nỗi nhớ Thụy”
và ngày “tôi” lên đường sang Pháp trời mưa tầm tã, tôi chạy vào nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh công cộng với từng ấy con nhặng xanh ngắt, tôi khóc vì bây giờ tôi đã biết thế nào là xa cách “Tôi muốn hoãn tất ả lại để gặp Thụy Tôi hỉ muốn hỏi Thụy những ngày ấy Thụy làm gì, ở đâu, gặp i ” những câu hỏi đó luôn luôn lặp lại nó khiến cho nhân vật tôi luôn luôn tự vấn mình, đồng thời cũng mong ước được trả lời những câu hỏi đó “trong suốt những năm qu Thụy đã đi đâu, găp i, làm gì?”. Với nhân vật tôi “dường như trong tâm tưởng ủ tôi đây là uộ r đi mãi mãi ”. Hai mươi ba con nhặng xanh ngắt là hình ảnh kinh sợ về cuộc sống đã qua hay cuộc sống đang chờ tôi trước mắt. Có lẽ là cả hai cuộc sống ấy. Kẹt giữa hai cuộc sống ấy, tôi chỉ có thể trút những giọt nước mắt buồn tủi của nỗi đau chia cắt trong nhà vệ sinh công cộng. Cuộc chia tay đã trở thành điểm bắt đầu cho một mê cung số phận mà nhân vật “tôi” không thể tự giải thoát được “trong tôi mọi th hoàn toàn mờ mịt ”
Nhân vật An Mi trong “Và khi tro bụi” (Đoàn Minh Phượng)“r đi” từ nhỏ, có quá khứ đau buồn rồi chồng mất, đau đớn cô dường như lại trốn chạy, dường như chối từ quá khứ để trở thành một người khác. Song dù cố chôn vùi thì nó lại càng khó lãng quên hơn. Sự chia lìa bắt đầu từ khi cô bỏ rơi đứa em gái nhỏ chạy trốn trong hoảng sợ tột độ đồng thời cũng là mở đầu cho một hành trình ra đi của cô “Tôi quên mẹ, quên em, quên tuổi thơ”, cùng với bắt đầu quên ấy cô cũng bắt đầu xóa bỏ quá khứ và quê hương của cô. Đó cũng là xóa bỏ cội nguồn, gốc rễ “Ở Đ , tôi không kể âu huyện đêm đó ho i nghe, tôi không muốn âu huyện ấy ó thật Tôi quên mẹ và em gái, quên tuổi thơ, tôi hư b o giờ nghe tiếng đạn đại bá rít trong không rồi rơi xuống nơi húng tôi sinh r , lớn lên, đêm đêm áp má vào lưng nh u mà ngủ”.
Thế nhưng trong thâm tâm nhân vật An Mi cũng không hoàn toàn làm được việc này, bằng chứng là tới phút cuối cùng của cuộc đời khi cô tự kết thúc cuộc đời mình bằng hai mươi viên thuốc ngủ thì những ký ức đau thương đó lại hiện lên rõ ràng như một thước phim quay chậm. Dường như đấu tranh để lãng quên quá khứ đau thương và xóa bỏ nguồn cội gốc rễ khiến cho nhân vật An Mi luôn tồn tại một mặc cảm - mặc cảm ra đi, chia lìa, cái giá phải trả cho điều đó quá đắt. Mặc cảm ra đi - chia lìa trong An Mi cứ tự nó nhân lên khiến cho cô luôn luôn nghiêng ngả trước cuộc đời. Vào lúc cuối cùng “Tôi hợt hiểu r tất ả Tại s o trong tất ả những năm ủ đời mình tôi đã không tìm đượ th keo để gắn lại á mảnh uộ đời vào với nh u và gắn chính mình vào thế giới loài người Tôi đã ố s mình, nhưng mọi th đều rời rạ , t n tá và tôi mãi là một th rong rễ không bám đượ vào một th gì để trôi nổi Bởi vì trong ái khoảnh khắ kinh hoàng nhất ủ uộ đời, vào lú người t ần nh u nhất để u nh u r khỏi t i ương, trí ó tôi đã họn á h xó đi khoảnh khắ ấy ng y khi nó đ ng xảy r , đã họn không nhận r tiếng đ em ”. Chính vì như loài rong rêu không bám được vào thứ gì để trôi nổi nên khi chồng của An Mi mất - một cú sốc tinh thần thực sự lớn khiến cô chao đảo..., vùi mình trong những chuyến tàu rồi tới phút cuối cuộc đời chợt nhận
ra rằng quên đi quá khứ xót xa, đau đớn chẳng thể làm cho con người ta thanh thản và sống an toàn hơn được.
Hay cô bé Mai trong “Mư ở kiếp s u” (Đoàn Minh Phượng) cũng tự mình rời bỏ quê mẹ - tức là rời bỏ gốc rễ - tìm cha đẻ, khoảnh khắc rời xa mẹ mà đi dường như trở thành một ám ảnh. Mai day dứt, lưu luyến ngoái nhìn và nhận ra rằng mình đã thực sự đánh mất điều gì cho cuộc ra đi về một nơi không có mẹ “Trời lạnh như một giấ mơ về một nơi trăm năm không ó mặt trời”, nghĩ về Huế về mẹ, thấy có tội với mẹ ghê gớm, người mẹ bươn chải, lưu lạc vì con, mẹ còn bao nhiêu sức lực và đời còn bao nhiêu bất trắc mà mẹ phải đi qua...Và “làm s o để trở về nhà làm on gái mẹ h không phải là một người đi lạ , một người ho ng m ng và tội lỗi Làm s o mà mẹ òn nhận r on ủ mình ”
Hay Vy trong “Vân Vy” (Thuận) không nhỏ được giọt nước mắt nào cho lần đầu tiên sang Pháp, thay vào đó là nụ cười, là hạnh phúc ngợp đi vì những lời chúc mừng, vì niềm hân hoan khi được tiếng là lấy chồng Việt kiều chín chắn, thu nhập cao. Nhưng mặc cảm ra đi - chia lìa vẫn ngấm ngầm trong Vy và hiện diện trong ngày trở về Hà Nội sau bảy năm sống trên xứ người
“Với Vy điều ấy hẳng qu n trọng bằng việ đượ xá h v li leo lên máy bay theo hiều ngượ lại, đượ ngả người trên ghế thiếp đi vào trong giấ ngủ mười mấy tiếng, không ần vài tiếng bật dậy một lần xem khuôn mặt nào đ ng thở bên ạnh” và hạnh phúc ra đi hóa ra chỉ là cái bình pha lê đẹp mà mỏng manh dễ vỡ và có lẽ đã vỡ rồi.
Như vậy đối với bộ phận các nhà văn nữ sáng tác ở nước ngoài đương đại, họ luôn ý thức về một sự chia lìa, điều đó đồng nghĩa là họ có ý thức về nguồn cội sâu sắc. Ý thức đó một mặt khơi gợi lên mặc cảm ra đi chia lìa mặt khác là lực đẩy cho những thử nghiệm kiếm tìm thân phận, tìm cái tôi giữa hiện thực cuộc sống.
Khi xa xứ, ngoài mặc cảm ra đi - chia lìa quê hương đồng thời cũng tương đương với việc bước sang thế giới với vô vàn điều khác, và con người
ta sẽ phải làm một cuộc hành trình tương đối dài - hành trình lưu đày trên xứ người. Nói đến mặc cảm này, tác giả Ngô Thị Thu Hiền đã có những lý giải như sau: “Mặ ảm lưu đày tồn tại như một “tiên định” trong tâm th nhân loại Bởi vì ng y từ thủ sơ kh i, h i thủy tổ ủ loài người là Ad m và Ev s u khi ăn trái ấm đã bị trụ xuất khỏi thiên đường mở đầu ho một uộ lưu đày bất tận ủ õi nhân gi n Và từ đó mỗi on người sinh r đều m ng sẵn
“tội tổ tông” ngấm ngầm ảm th lưu đày trướ uộ hiện tồn “sớm nở tối tàn”.[24]
Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, chữ “destierro” (lưu đày) chứa đựng một ý niệm rất đặc thù. Chữ này với nghĩa đen là “b ng r , tá h r , ắt khỏi mặt đất” được hiểu như sự cắt đứt mối liên hệ giữa linh hồn con người và mặt đất. Mặt đất là trứ xứ, là quê hương đầu tiên và cuối cùng của con người. Cắt lìa linh hồn con người với mặt đất là một hình phạt ghê gớm nhất,
“desterr do” (kẻ bị lưu đày): con người lang thang ở xứ lạ như một bóng ma hoang vật vờ, một linh hồn không chốn dung thân. Trong tiếng Pháp, “exil”
(sự lưu đày) ở dạng động từ “exiler” còn có nghĩa là “triệt hủy, tàn phá”, ám chỉ sự tách biệt tan rã tuyệt đối. Đó là ám ảnh về sự mất gốc, ám ảnh về nỗi đau không gắn kết, hoàn toàn xa lạ trên đất mới. Bởi thế trong lịch sử văn chương nhân loại mặc cảm lưu đày luôn luôn là mạch ngầm chảy suốt và là đề tài được đào xới từ nhiều góc cạnh. Nhà thơ Thổ Nhĩ Kì Nedim Gursel cho rằng “Văn họ thế kỷ XX phần lớn là một nền văn họ lưu vong, ở đó b o nhiêu ảm tính tự diễn đạt qu một số bộ phận hung : r đi và trôi dạt”
Điều đáng chú ý là có một góc cạnh dường như vẫn còn mới mẻ đó là tâm trạng của người phụ nữ trong cuộc lưu đày. Chính ý thức phụ hệ đã làm góc cạnh này bị khuất lấp một thời gian dài. Phải tới khi cuộc đấu tranh nữ quyền phát khởi và lan rộng thì những tiếng nói riêng của người phụ nữ mới được bắt đầu và được nghe thấy ngày càng mạnh mẽ. Ở xứ người, các nhà văn nữ thuộc thế hệ di dân chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng, trường phái nữ quyền một cách trực tiếp nên họ ý thức rất rõ về điều mình nên viết và phải
viết. Như Phạm Thị Hoài nhận xét “Cá nhà văn nữ đem hính đời mình r mà viết”, họ đã dùng chính những trải nghiệm của mình để đào sâu vào mọi ngóc ngách tìm đến tận ngọn nguồn, lạch sông của mặc cảm lưu đày, vẽ lên bức tranh hiện thực muôn màu, đa dạng về cuộc sống, hoàn cảnh, tâm trạng của những người phụ nữ tha hương trên đất khách. Những câu chuyện họ viết dù có thể không phải là điển hình của những người xa xứ nhưng cũng đã chạm những vấn đề mang dấu ấn thời đại, những vấn đề mang tính nhân bản có ý nghĩa mang tính nhận diện chân dung toàn cầu trong ám ảnh khôn nguôi về thân phận.
Nếu con người khi di dân tới vùng đất mới nói chung, bản thân họ đã mang một nhược tiểu thì người phụ nữ di dân lại mang trong mình thân phận kép càng nhược tiểu hơn. Khi bắt đầu ở điểm chia lìa thì lẻ loi, khi kết thúc hành trình đến quê người, người phụ nữ lại ngập mình trong cảm giác bơ vơ, lạc loài, nhận ra xung quanh đều xa lạ, khó hòa hợp, ít có gì để gắn bó, chỉ thấy vô tình, tạm bợ.
Với Thuận, mặc cảm lưu đày nơi đất khách chủ yếu được nhà văn thể hiện bằng cách nhấn vào trạng thái vô định, vô hướng, bấn loạn của di dân giữa cuộc sống tư bản đầy viên mãn. Hầu hết trong các tiểu thuyết của mình chị đều chọn bối cảnh chủ yếu là nước Pháp xa lạ và trong bối cảnh ấy những mảnh đời di dân như những mảnh ghép lệch lạc không thể nối vào bất cứ đầu tiếp xúc nào.
Đầu tiên chúng tôi nhắc tới ở đây là tiểu thuyết “Chin town”. Ngay nhan đề của tiểu thuyết này đã gây lên ấn tượng cho sự ra đi, trôi dạt, tha hương. Chinatown vốn là tên gọi chung cho những khu phố hoặc địa bàn tập trung Hoa Kiều, Chinatown có mặt ở hầu hết các thành phố lớn ở các nước trên thế giới, dần dần nó trở thành một biểu tượng văn hóa – biểu tượng cho sự tha hương, lữ thứ. Song Chinatown lại không phải là bối cảnh của câu chuyện, đó là một cảm thức xuyên suốt tác phẩm. Trong Chinatown tác giả lấy bối cảnh là một ga tàu điện ngầm hiu hắt, nhân vật “tôi” kẹt ở đó suốt hai
tiếng đồng hồ. Suốt hai tiếng, “tôi” chìm trong những suy nghĩ triền miên, lộn xộn về cuộc đời của mình. Mặc cảm tha hương nơi đất khách đã khiến dòng suy nghĩ đó bắt vào rất nhiều mảnh đời tha hương khác nhau. Thụy một cuộc đời khá bí ẩn hiện qua dòng hồi tưởng của nhân vật tôi là một Hoa kiều trên đất Việt, luôn bị cộng đồng tẩy chay, kì thị, là tâm điểm chú ý nhưng lại hoàn toàn đơn độc. Cô Feng Xiao một Hoa kiều trên đất Pháp vui tính, hay chuyện nhưng sống cuộc đời lầm lũi, quạnh hiu, không chồng con. Mảnh đời của mẹ Yamina – một phụ nữ Trung Đông – sống mãi bằng quá khứ và những giấc mơ. Và lặp đi lặp lại là mảnh đời nhân vật tôi với những chắp nối, hỗn loạn. Tôi đã cố ghép mình vào cuộc sống tất bật ở Paris, ghép mình vào một công việc (dạy học), ghép mình vào một căn hộ, ghép mình vào một chuyến tàu, ghép mình vào môt mối quan hệ (với hắn), ghép mình vào dòng người hàng năm vẫn đến đảo Cité nhưng dù sự ghép mình ấy có tới mức cố gắng đến đâu thì “tôi” vẫn rời ra, dường như tất cả mọi thứ vẫn nhắc nhở tôi là kẻ ăn nhờ ở đậu. Trong thâm tâm nhân vật tôi khi sống trên đất người vẫn luôn luôn tồn tại một mặc cảm nhược tiểu “Tôi sợ á đề nghị Đông N m Á ủ tôi quá Đông N m Á Mười năm rồi tôi không tìm nổi một đề nghị Tây Âu hơn để á đồng nghiệp ó dịp hưởng ng” Nhân vật tôi mang trên mình cái mác nhập cư gắn với một công việc mưu sinh, lạc lõng, ít thân thiết, đơn giản là thở dài và chấp nhận “Cá đồng nghiệp nh nh nhẹn tr o ho tôi b lớp ó vấn đề’’, “năm triệu người thất nghiệp khiến tôi lặn lội b tiếng hết xe bus đến tàu hỏ để dạy b lớp ó vấn đề”. Nhất là tình yêu, sau mối tình của tôi với Thụy, đối với nhân vật tôi thì tình yêu là một thứ xa xỉ hay là một khái niệm mơ hồ mà nhân vật tôi không dám mở lòng đón nhận, rồi sau đó lại biến nó thành một thói quen nhàm chán, không hơn không kém “Chủ nhật, bốn giờ hiều Mới nghe hắn hào tôi đã biết hắn đề nghị hạy b vòng ông viên Berleville”. Dù đã sống lâu ở Pháp nhưng cuộc sống Pháp mười năm vẫn trìu tượng như hồi nhân vật tôi mới sang đây, đầy bí ẩn nhưng lại không hấp dẫn khiến cho nhân vật tôi “Tôi không biết b o giờ vào rừng nhặt nấm, nấm nào
làm thự phẩm, nấm nào làm thuố độ Tôi không biết tại s o người t mất ông hì hụ trèo lên tít trên đỉnh núi rồi lại mất ông trượt xuống”. Tôi đã sống vừa thờ ơ vừa trơ lì vừa đau đớn, cuộc sống của một người xa xứ đi di dân. Trong cái cuộc đời mười năm xa xứ dài đằng đẵng, nhân vật “tôi” mất đi các ý niệm không gian trong cả hiện thực và trong cả giấc mơ tội nghiệp và xót xa “Mười năm rồi tôi đã đi qu b o nhiêu ngoại ô ủ P ris Những to tàu hỉ mình tôi ngủ gật Đằng s u đường hân trời ó thể là đất nướ ủ tôi, hình hữ S, ó thể là bên trái h y bên phải, hướng đông h y hướng tây tôi không hắ ”. Điều đó đồng nghĩa với sự mất phương hướng, mất tọa độ của chính mình, không biết phải đi đâu về đâu. Nhân vật tôi cố kiếm tìm, lắp ghép lại đời mình qua vô số không gian khác nhau: Hà Nội, khu tập thể Đê La Thành, sân bay, khách sạn Đông Phương Hồng, nhà ga... nhưng càng tìm lại càng rối mịt, bế tắc để rồi luôn rơi vào trạng thái thất vọng “B mươi hín tuổi tôi biết thế nào là thất vọng”. Không chỉ bơ vơ trong khoảng không gian, không biết đi đâu về đâu, nhân vật tôi dường như còn bị chơi vơi giữa các chiều thời gian, giữa khoảng hiện tại, quá khứ và có một chút gì đó của tương lai, tất cả bị đảo lộn lẫn lộn. Sự đảo lộn này khiến cho suy nghĩ của nhân vật tôi luôn luôn xảy ra mâu thuẫn, thậm chí làm cho người đọc khó hiểu được nó hơn. Tìm về quá khứ để phủ nhận hiện tại bất an, hoang vắng nhưng trong quá khứ nhân vật tôi lại là người lạ, thấp thoáng, bí ẩn, người luôn khao khát có một cuộc sống biết bao bình thường như những gia đình khác, không bị áp đặt, được tự do làm những gì mình thích. Nghĩ về tương lai nhân vật tôi chỉ thấy hoảng sợ, mịt mù, sợ một ngày hai giọt nước bằng nhau tôi sẽ trở thành kẻ ngoài lề mãi mãi. Trong chiều rộng không gian vô tận, trong khoảng thời gian đằng đẵng của cuộc sống bộn bề, chồng chéo các mối quan hệ xã hội, nhân vật tôi như một mảnh lục bình trôi vô định không gắn kết và vô hướng, luôn luôn lặp lại những câu hỏi, những băn khoăn thường trực mình câu trả lời “Tôi không biết”, “Tôi không hiểu tại s o”. Cái thân phận nhỏ bé và mong manh của nhân vật tôi đã dấy lên trong thâm tâm người đọc một thứ