PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
3.1. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á
Gồm 3 nhóm ngôn ngữ là nhóm Môn- Khơme, nhóm Việt - Mường và nhóm ngôn ngữ HHMông - Dao. Trong mỗi nhóm đó lại gồm các dân tộc (tộc người) cụ thể như sau:
3.1.1. Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme
Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme sinh sống trải dọc theo chiều dài đất nước từ miền núi Tây Bắc xuống Bắc và Nam Trường Sơn rồi đến tận đồng bằng Nam Bộ (chủ yếu tập trung ở tỉnh Sóc Trăng). Nhóm ngôn ngữ này không xuất hiện ở các tỉnh Đông Bắc.
3.1.1.1. Nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme Tây Bắc
Gồm các dân tộc Khơmú: Có tên gọi là Kmu, Kwm, Kwm Mụ và nhiều tên gọi khác như Xá Cẩu, Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu thênh, Têng.
Hiện nay tên gọi chính thức là Khơ Mú .Tính đến tháng 4 - 1999, dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam có 28,842 người. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu (cũ) 14.894 người, Sơn La 9.950 người, Yên Bái 1.176 người, Lào Cai 2.822 người, còn lại là ở Thanh Hoá, Nghệ An và một số nơi khác.
Người Khơ Mú là một trong số các tộc người khá thống nhất về văn hoá truyền thống, tuy họ phân chia thành các nhóm địa phương khác biệt, tuy họ có thể phân bố ở nhiều nơi, nhiều quốc gia khác nhau. Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy. Tụ cư thành từng bản ở chân núi hay vung lưng chừng núi (nên người Lào Lum gọi họ là người ở trên: "Phu Thênh). Các dòng họ Khơ Mú. thường mang tên các loài vật như hổ, chim và các loài thực vật. Hiện nay một số dòng họ được gọi theo người Thái như họ "Rvai tlắp" thành họ Lương, "Rvai Krlư' thành họ Lự, họ Chim "ôm" thành họ Lò, họ chim "Ric" và "Chndnẹ"
thành họ Tòng...Người Khơ Mú sống trong các gia đình nhỏ phụ quyền, có tục nối dây khá điển hình, nhuộm răng đen, ăn trầu. Có quan hệ văn hoá khá sâu sắc với người Thái Đen.
Dân tộc Xinh Mun; gồm hai nhóm địa phương là Xinh Mun Dạ và Xinh Mun Ngẹt, với một số tên gọi khác là Puộc, Xá Puộc hay Pnạ. Hiện nay dân tộc Xinh Mun có 17.985 người, phân bố chủ yếu ở tỉnh Lai Châu (cũ) 1.331 người , Sơn La 16.654 người.
Người Xinh Mun cũng được coi là lớp cư dân bản địa ở Việt Nam. Sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, săn bắn hái lượm, đan lát giỏi. Gia đình nhỏ phụ quyền, có tục lệ ở rể và được phép quan hệ trước hôn nhân. Nhưng có tục lệ khá đặc biệt là trong thời gian ở rể cả hai vợ chồng đều phải mang tên mới do ông cậu đặt cho.
6 Viện Dân tộc học: Xác định thành phần các dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1978.
21
Hiện nay dòng họ người Xinh Mun đều gọi theo họ người Thái như họ Lò, họ Lương hay họ Mè. . . Đặc biệt là cho đến nay người Xinh Mun đều dùng tiếng Thái trong giao tiếp hàng ngày và các sinh hoạt ăn, ở, mặc . . . đều tiếp thu văn hoá Thái.
- Dân tộc Kháng: tên tự gọi là Mơ Kháng và các tên gọi khác là Hang, Xá Khao, Biển.
Người Kháng có nhiều nhóm địa phương như Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bư Háng, Ma Háng Bẻng và Bự Háng Cọi. Tuy nhiên, tất cả các nhóm đó đều tự gọi là người Kháng. Đây cũng là một trong số cư dân sinh sống lâu đời nhất ở Việt Nam như các cư dân Môn-khơme khác ở Tây Bắc. Năm 1999, dân tộc Kháng có 10.232 người phân bố ở Lai Châu (cũ) 3.573 người (tập trung ở huyện Mường Tè) , Sơn La 6.54 người (tập trung ở huyện Thuận Châu). Tuy ở miền núi, nhưng người Kháng là một trong số cư dân giỏi về sông nước, với chiếc thuyền độc mộc đuôi én, nam nữ người Kháng có thể ngược xuôi sông Đà một cách thuần thục .
Người Kháng sinh sống bằng nghề canh tác nương rẫy, có nghề làm thuyền độc mộc và đan lát mây tre nổi tiếng. Người Kháng ở nhà sàn mái khum hình mu rùa nh nhiều dân tộc nhóm Môn - Khơme khác. Ăn mặc đã tiếp thu nhiều tố Thái. Gia đình người Kháng là gia đình nhỏ phụ hệ, có tục ở rể và tổ chức cưới hai lần (lần ở rể và lần đón dâu về nhà chồng). Vai trò ông cậu khá lớn trong quá trình dựng vợ, gả chồng cho các cháu. Bên mộ người chết có cây ph ớn treo vải vóc, các con giống chim thú và y phục người chết.
Dân tộc Mảng: tên gọi khác là Mảng , Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O với 2 nhóm địa ph- ương là Mảng Gứng và Mảng Hệ. Tên gọi chính thức là Mảng. Dân tộc Mảng đến năm 1999 có 2.636 người, tụ cư chủ yếu ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu) .
Người Mảng làm nương rẫy là chính, nghề đan lát mây tre cũng phát triển săn bắn hái l- ượm trở thành nghề phụ quan trọng. Gia đình nhỏ phụ quyền, cư trú theo từng họ trong một địa bàn riêng, quan hệ dòng họ đã mờ nhạt. Xưa kia có tục cúng chung tại nhà trưởng họ "Mom Đẳm " vào đầu năm mới và sau khi ăn uống chung có tổ chức múa hát, đánh chiêng kéo dài 2, 3 ngày. Tuy hiện nay không còn duy trì tục lệ trên, nhưng "pli đẳm " (ma nhà) vẫn được các dòng họ, gia đình trân trọng, tôn thờ. Hiện nay đồng bào dùng họ người Thái.
Người Mảng còn có tục lệ cúng bên ngoại 'Tri duộng tẳm tuê " do phụ nữ và anh em bên ngoại tham dự, còn nhà chồng không được tham gia mà phải lánh đi chỗ khác. Theo tục lệ, đám cúng này phải cúng ở ngoài nhà như tại một cái lều dựng tạm cạnh nhà ở hay cúng bên bờ suối. Nếu trường hợp sinh đôi, phải cho đi một đứa trẻ để người xa lạ lấy làm con và cắt đứt quan hệ hoàn toàn với bố mẹ đẻ.
Như vậy, các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở Tây Bắc gồm 4 dân tộc . Họ đều thuộc các dân tộc được coi là dân bản địa ở Tây Bắc (trừ người Khơ Mú đến muộn hơn). Các dân tộc này cho đến nay đều có mối quan hệ khá gần gũi với người Thái nhất là người Thái Đen. Vì thế, hầu hết các sinh hoạt văn hoá và ngôn ngữ họ đều ăn, ở, mặc như người Thái Đen và nói tiếng Thái Đen. Ngược lại, các nhóm Thái Đen ở Tây Bắc cũng chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá của các dân tộc này .
3.1.1.2. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở Bắc Trường Sơn
- Dân tộc Bru -Vân Kiều: Thực ra đây là một nhóm gồm nhiều tộc người nhỏ sinh sống ở dãy Trường Sơn (Đông Trường Sơn) như người Bru, Vân Kiều, Măng Cong, Trì, Khùa... thuộc
22
các huyện Hướng Hoá, Minh Hoá (Quảng Bình) và một số huyện ở tỉnh Bình Trị -Thiên - Huế.
Dân số của nhóm này tính đến tháng 4 năm 1999 là 55.559 người. Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nương rẫy, săn bắn hái lượm, du canh du cư. Thôn bản tập trung dọc các bờ suối hay quây tròn lại trên bãi bằng mà ở giữa là ngôi nhà chung của bản. Loại hình nhà sàn mái khum hình mu rùa, hai đầu hồi cắm cọc gỗ hay một túm gianh uốn cong hình sừng dọc đòn nóc chụm vào lòng nhà là đặc trưng nổi bật của ngôi nhà các dân tộc này.
Y phục nam, nữ đều thích màu chàm (mua vải của Lào), trang trí hoa văn trên váy, áo.
Cả nam nữ đều thích hút thuốc lá tự trồng bằng tẩu, răng nhuộm đen, tóc búi sau gáy. Trai gái tự do yêu đương và kết hôn. Trong đám cưới, nhà trai phải trao cho nhà gái một thanh kiếm và cô dâu phải trải qua các nghi thức: bắc bếp, rửa chân cho chồng, đến ăn cơm chung với chồng trước khi ở nhà chồng. ông cậu có vai trò lớn trong gia đình, nhất là trong tục lệ cưới xin và ma chay. Già làng được tôn trọng. Thờ cúng tổ tiên qua các vật thiêng như thanh kiếm, mảnh bát vỡ. Đặc biệt coi trọng việc thờ bếp lửa. Dân bản thuộc các họ khác nhau Lễ đâm trâu cúng thần linh sau khi tuốt lúa xong là lễ trọng nhất của dân tộc này trong một năm. -
- Dân tộc Cơ Tu: Còn có các tên khác là Ca Tu, Cao, Hạ, Phương và Ca Tang (dùng phổ biến ở các nhóm giáp Lào). Dân số 50.458 người, phân bố ở các huyện Hiên, huyện Giằng (Đà Nẵng), huyện A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế).
Trồng trọt trên nương rẫy là nguồn sống chính và được bổ sung bằng việc săn bắn hái lư- ợm. 'Phụ nữ biết dệt vải và đặc biệt là trang trí hoa văn bằng hạt cườm (hạt cỏ) trên trang phục của mình. Đàn ông đóng khố có tạp dề che bụng phần chân tạp dề được trang trí hoa văn sặc sỡ (đen, trắng, đỏ), thân trên choàng tấm khăn dài màu đen hay kẻ sọc đen trắng chéo qua ngực thay áo. Người Cơ Tu ở nhà sàn mái khum hình mu rùa, đầu dốc có sừng cong xuống bằng cỏ.
Giữa làng có ngôi nhà rông gọi là "gươl" to đẹp làm nơi tụ họp của cả làng. Già làng có vai trò lớn và cư dân trong làng được cố kết chặt chẽ theo phong tục truyền thống. Gia đình phụ quyền gồm nhiều anh em sống trong cùng một mái nhà. Nam giới chủ động trong hôn nhân, thường tổ chức cưới 2 lần. Tục lệ con trai cô lấy con gái cậu và tục nối dây được khuyến khích. Có thể sinh đẻ ở ngoài lều dựng tạm cạnh nhà hay cạnh bếp lửa trong nhà. Đám ma khá linh đình và có nhà mồ. Đồng bào có tục dồn mồ sau một thời gian chôn rải rác, gom hài cốt lại chôn chung trong một mồ. Máu của con vật hiến tế là lễ vật quan trọng nhất trong các cuộc thờ cúng. Lễ đâm trâu được tổ chức long trọng trong dịp tết và khi dồn mồ. Nghệ thuật trang trí khá phát triển, nữ thêu dệt trên vải, nam chạm khắc tượng nhà mồ. Nam nữ có các điệu múa riêng với những làn điệu dân ca khá hấp dẫn cùng bộ gõ sôi động nh chiêng, trống và sáo, đàn nhị.
- Dân tộc Co: Còn có tên gọi khác là Cor, Col, Cùa , Trầu . Dân số có 27.766 người, cư trú ở hai huyện Trà Mỹ (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nghề sống chính là làm nương rẫy trồng lúa và các hoa màu phụ. Sản vật tiêu biểu là quế và trầu không, gần đây đã trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Người Co ở nhà sàn dài (có khi tới hàng trăm mét), ra vào bằng hai cửa chính ở hai đầu hồi. Sàn nhà được chia thành 3 phần có hành lang chung chạy giữa nhà, một bên được ngăn thành từng buồng cho các thành viên gia đình ở, còn một bên dành làm nơi sinh hoạt chung (tiếp khách, ăn uống, tụ họp, lễ hội, thờ cúng, đan lát, vui chơi...). Phụ nữ mặc áo, váy, áo cộc tay, nam đóng khố ở trần. Vải vóc phải mua của người Xơ Đăng hay người Kinh. Phụ nữ thích
23
trang sức, đặc biệt các chị thường quấn nhiều vòng hạt cườm trên đầu, cổ chân tay và eo (nay đã ít người sử dụng).
Già làng có vị trí lớn trong cộng đồng, đóng vai trò quản lý, duy trì sự cố kết của cộng đồng thông qua quan hệ huyết thống và hôn nhân. Tục lệ cư trú bên nhà chồng. Nếu vợ chết có thể lấy chị hoặc em vợ, nhưng vợ hoá của anh không được lấy em chồng. Nếu hai anh em cùng lấy hại chị em gái làm vợ thì anh phải lấy chị và em lấy cô em. Cấm con dì, con già, con cô con cậu lấy nhau.
Đồng bào quan niệm có thần núi ông, núi Bà và nhiều loại ma khác nhau gắn với các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, con người... Lễ đâm trâu tế thần là ngày hội lớn của cộng đồng tổ chức sau khi đã tuốt lúa xong. Chiêng, trống, nhị là nhạc cụ truyền thống cùng các làn điệu dân ca và múa dịp lễ đâm trâu.
- Dân tộc Ơ Đu: còn gọi là Tày Hạt hay Tày Hay, có 301 người, sinh tụ chủ yếu ở hai bản Kim Hoà và Sốp Pột, xã Kim Đa, huyện Tương Dương (Nghệ An). Đồng bào làm rẫy, săn bắn, hái lượm để sinh sống, nghề phụ ít phát triển, không biết dệt vải mà chỉ đan lát mây, tre... Xưa kia, người Ơ Đu ở nhà đất, nay nhiều nhà ở nhà sàn. Gia đình nhỏ phụ quyền. Có tục ở rể 3 năm mới đón vợ về ở hẳn bên nhà chồng. Hiện nay người Ơ Đu hầu như đã quên tiếng mẹ đẻ, để giao tiếp họ dùng tiếng Lào và tiếng Thái, hay tiếng Khơ Mú. Nếp thu văn hoá Thái, Khơ Mú khá sâu sắc. Phụ nữ Ơ Đu đẻ ngồi, con được tính tuổi từ khi có tiếng sấm trong năm và được coi là đầy năm để làm lễ đặt tên (tên gọi theo tiếng Thái) . Lễ lớn nhất của cộng đồng cũng là lễ đón tiếng sấm trong năm.
- Dân tộc Hrê: Còn có tên khác là Krê (gọi theo tên con sông Krế ở Sơn Hà), người Hrê (sông Hrê ở Ba Tơ), người nước Đinh (sông Đinh ở An Lão). Các tên gọi khác là Chăm Hrê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn Phòng, Mọi Đá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chàm, Rê, Màn Thạch Bích.
Dân số có 113.111 người sinh sống ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi); huyện An Lão (Bình Định) và một số huyện Kon Plông (Kon Tum). Người Hrê làm ruộng nước là chính, các nghề phụ ít phát triển. Nhà ở truyền thống là nếp nhà sàn, cửa mở ở hai đầu hồi và một cửa gian giữa.
Trên đầu đốc trang trí cặp sừng thú. Vách nhà hơi nghiêng, phía trên to, dưới thót lại. Sàn nhà phía đầu giường cao hơn phía chân giường. Y phục xưa kia đàn ông mặc khố, đầu chít khăn, mình trần, phụ nữ mặc váy, áo ngắn; đầu trùm khăn, nay dùng y phục người Kinh. Hai đầu hồi nhà bỏ trống không thưng vách hay lợp kín.
Xã hội đã phân hoá khá sâu sắc so với nhân dân dân tộc ở Trường Sơn (ruộng đất tập trung trong tay một số cá nhân, có người ở vì nợ...). Vai trò già làng vẫn được phát huy. Mọi người đều lấy họ Đinh làm họ của mình.
Trong hôn nhân có lễ trao rượu gắn kết vợ chồng, cư trú bên nhà chồng hay bên vợ là do thoả thuận. Có tục nối dây; nhưng con cô con cậu, con dì, con già không được lấy nhau. Người chết được làm mồ giống như nhà ở Tết truyền thống tổ chức vào tháng 10, có tục cúng cho gia súc. Có lễ đâm trâu như nhiều dân tộc ở Tây Nguyên và lễ đâm trâu cũng là lễ quan trọng nhất của Hrê. Trong dịp này, nam nữ thi nhau trổ tài múa hát, đặc biệt là biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc như chiêng, trống hay đàn ống tre,
24
3.1.1.3. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme Nam Trường Sơn Gồm các dân tộc như sau:
- Dân tộc Ba Na: có 174.456 người với các tên gọi khác như Tờ lô, Giơ Lơng, Y Lăng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Com Kre, Ala Công, Kpăng Công, Bo Nôm tuỳ theo từng địa phương. Các nhóm Ba Na sinh sống tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kom Tum, miền tây Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà. Dân tộc Ba Na là một trong những lớp cư dân sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Đồng bào đã xây dựng nên một nền văn hoá độc đáo và khá nổi trội ở vùng này . .
Các nhóm dân tộc Ba Na sinh sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy trồng lúa và các loại hoa màu khác. Có tập quán chăn nuôi gia cầm, gia súc lâu đời. Gần đây đồng bào đã biết làm ruộng nước ở những nơi có thể khai phá được. Nghề phụ chủ yếu là nghề dệt vải từ sợi bông tự trồng , đôi nơi có nghề làm gốm và đan lát mây tre.
Dân tộc Ba Na ở nhà sàn, trên nóc hai đầu hồi trang trí hình sừng, cầu thang bắc ở giữa nhà. Xưa kia khá phổ biến loại hình nhà dài. Giữa buôn (làng) dựng ngôi nhà chung của làng gọi là nhà "rông " làm nơi tiếp khách của làng và là nơi ngủ đêm của các chàng trai chưa vợ cũng như nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt chung của làng.
Phụ nữ Ba Na mặc váy dài quấn quanh thân, ở hai phần đầu và gấu váy được trang trí hoa văn kỷ hà, chị em mặc áo ngắn cộc tay không xẻ ngực mà cài cúc trên hai bờ vai, trang trí hoa văn vạch song song, đơn giản. Phủ ngoài tấm váy trước bụng thường khoác tạp dề, thắt lư- ng thêu hoa văn sặc sỡ. Các bà già thường đội khăn đen nhuộm chàm, các cô gái trẻ thích buộc dải vải mầu ngang trán vắt ra bên tai. Đàn ông Ba Na thường mặc khố thêu, mùa rét khoác thêm tấm vải thay áo.
Tuy là cư dân canh tác nương rẫy, nhưng dân tộc Ba Na lập thành những buôn làng hoàn chỉnh, có tổ chức xã hội chặt chẽ. Tàn dư mẫu hệ vẫn còn đậm nét, vai trò phụ nữ chi phối nhiều sinh hoạt gia đình, xã hội, nhất là trong hôn nhân. Tục cư trú bên nhà vợ còn phổ biến, có nhóm còn tục luân cư trú lúc ở bên vợ lúc ở bên nhà chồng). Vai trò già làng khá quan trọng.
Dân tộc Ba Na cũng là cư dân yêu văn nghệ, các làn điệu dân ca hmon, roi và kể chuyện sử thi, cổ tích, múa phục vụ nghi lễ khá phát triển và được mọi người yêu thích . Tục chôn chung một huyệt của các thành viên trong gia đình là khá phổ biến và có nhà mồ trang trí đẹp với nhiều tượng gỗ (không đặt tượng hướng Tây) sau khi làm lễ bỏ mả. Lễ hội đâm trâu để cúng Giàng (trời) là lễ hội lớn nhất.
- Dân tộc Xơ Đăng: với các nhóm địa phương như Xơ Đăng, Cà Dong, Tơ dra, Mơ Mâm, Hà Lăng... Dân số là 127.148 người. Sinh sống tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, đặc biệt đông đúc ở Kom Tum.
Hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy. Riêng nhóm Mơ Mâm làm ruộng nước bằng phương thức dùng trâu bò quần đất rồi cấy lúa. Ngoài ra, việc săn bắn hái lượm phát triển. Nghề dệt vải có truyền thống từ lâu đời. Nhóm Tơ dra có nghề rèn sắt khá phát triển. Dân tộc Xơ Đăng có nhà sàn quây quần thành cụm dân cư đông đúc. Trước kia thường ở nhà dài theo từng đại gia đình, nay có xu hướng tách hộ nhỏ. Giữa làng thường dựng nhà "rông" trang trí khá đẹp, cầu thang bắc ở đầu hồi khác nhà "rông" người Ê Đê bắc ở gian giữa. Nam giới