Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 88 - 93)

PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ

7.2. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)

Chính phủ mới ra đời đồng thời phải bắt tay ngay vào lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập cho nước nhà. Trong điều kiện kinh tế, tiềm lực quân sự... còn nhiều khó khăn; trong hệ thống các nhiệm vụ quan trọng đặt ra Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong thời kỳ này. Tại sao vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc lại được quan tâm, coi trọng như vậy?

Theo quan điểm của Chính phủ ta lúc đó thì:

- Muốn kháng chiến thành công, chính quyền non trẻ phải xây dựng căn cứ kháng chiến.

Muốn có căn cứ kháng chiến tốt để dần dần gây dựng, phát triển lực lượng thì phải dựa vào địa bàn hiểm trở của vùng ừng núi, phải dựa vào chủ nhân của địa bàn đó là đồng bào các dân tộc.

- Phải tập hợp, đoàn kết đồng bào các dân tộc, làm cho đồng bào hiểu và đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến, tạo thành sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộcnhằm chống lại âm mưu thâm độc của kẻ địch là ra sức phá hoại, chia rẽ các dân tộc.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội nghị cán bộ Trung ương tháng 4 năm 1947 và năm 1948 đã ra Nghị quyết đề cập đến nội dung vận động đồng bào dân tộc thiểu số chống lại âm mưu lập vùng tự trị của thực dân Pháp; đồng thời thực hiện chủ trương tăng cường cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc... Sau một năm thành lập Chính phủ chủ trương thành lập Nha Dân tộc thiểu số - cơ quan của chính phủ trực tiếp thực hiện chính sách dân tộc, giải quyết các vấn đề dân tộc.

Tại Sóc Trăng thành lập tổ chức gọi đoàn thanh niên giải phóng người Khmer" do đồng chí Trịnh Thới Cang lãnh đạo (về sau đổi tên thành "Thanh niên Cứu quốc"). Tại Trà Vinh, Đảng thông qua các tầng lớp sư sãi có uy tín để tuyên truyền vận động đồng bào ủng hộ kháng chiến, chống lại âm mưu của địch; xây dựng xã, ấp chiến đấu, hoặc có địa phương thành lập tổ chức "Ban vận động người Miên Rạch Giá" do đồng chí đảng viên người Khmer là Mai Văn Dung lãnh đạo...

Đầu năm 1948 , trong bối cảnh Pháp quay lại xâm lược nước ta, vùng dân tộc và miền núi trở thành căn cứ cách mạng. Nha dân tộc thiểu số được thay thế bằng Phòng Quốc dân thiểu số trực thuộc Ban Mặt trận Dân vận trung ương để chuyển hướng hoạt động công tác dân tộc cho phù hợp với tình hình mới. Trung ương Đảng trực tiếp quan tâm chỉ đạo công tác dân tộc trong lúc này với

89

những chỉ đạo rất sâu sát cụ thể. Hội nghị Trung ương mở rộng (tháng 1 năm 1947) đã xác định nhiệm vụ đối với công tác dân tộc lúc này là: "Mọi ngành công tác dùng đồng bào thiểu số phải có kế hoạch riêng, không thể chỉ đặt kế hoạch, chỉ thị chung như từ trước tới nay. Mỗi vùng thiểu số to trong nước cần lập một ban vận động đồng bào thiểu số để nghiên cứu kế hoạch cho sát, đặc biệt chú ý mở trường đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số riêng như khu V, khu IV đã làm. Phổ biến những kinh nghiệm quý báu về vấn đề vận động thiểu số của khu V và khu XIV. Chính phủ phải có một Qũy đặc biệt chỉ dành riêng về việc vận động và gíup đỡ đồng bào thiểu số"14.

Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV miền Bắc Đông Dương năm 1948 đã quan tâm đến vấn đề "cải thiện dân sinh" nhằm củng cố lực lượng phát triển kháng chiến nói chung và trong vùng đồng bào thiểu số nói riêng.

Đối với vùng đồng bào thiểu số, Nghị quyết đã đề cập đến các vấn đề : " 1-Giúp đỡ việc trồng trọt…; 2 - Chăn nuôi…; 3-Tiếp tế, nhất là thóc, gạo, muối, vải , dụng cụ làm ruộng, thuốc lào…; 4- Về việc học hành…; 5 -Gây đời sống mới phổ biên vệ sinh thường thức (đào giếng, làm chuồng trâu xa nhà ở, cách nuôi (con)…".

Vấn đề cải thiện dân sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số trong kháng chiến có ý nghĩa trực tiếp và gián tiếp đến thành công trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch về quân sự, chính trị để đi đến phân thắng bại. Trung ương Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến "nhân dân miền núi", phân tích tình hình phát triển của kháng chiến trên địa bàn. Hội nghị cán bộ lần thứ V về chính sách Dân vận và công tác Mặt trận dân tộc thống nhất đã phân tích đời sống của đồng bào các dân tộc bị khó khăn do địch gây ra, cũng như đường tiếp tế cho đồng bào bị cản trở. . . Dựa vào tình hình đó địch dùng cách mua chuộc, dọa nạt, lôi kéo... đồng bào; song vì chính sách tàn ác và bóc lột của chúng "nhân dân Thổ (Lạng Sơn) hay nhân dân Mường vùng Sơn La, Hoà Bình và nhiều dân Thượng ở Trung bộ đã tỉnh ngộ sau một hồi chúng lừa gạt". Trong tình hình đó Đảng ta và Chính phủ đã đào tạo cán bộ cử lên công tác "miền ngược", đưa "cán bộ miền ngược" gia nhập bộ đội rồi về hoạt động và gây dựng dân quân ở "quê họ". Mặt khác lấy danh nghĩa kháng chiến hành chính khu, chúng ta lập ra phòng dân tộc thiểu số chuyên nghiên cứu việc vận động quốc dân thiểu số, đào tạo cán bộ miền ngược,"Nhờ có chính sách này, dân Ra-đê và Thượng ở các tỉnh Trung bộ, nhất là vùng Tây Nguyên, dân Miên các tỉnh Nam bộ cũng như dân Mường, Thổ các tỉnh miền Bắc đã trở lại với tổ quốc và cưương quyết chống Pháp15".

Hội nghị cũng nghiêm túc đánh giá "về chính trị và quân sự thì ta thắng địch nhiều trong các miền núi, song đứng về cải thiện dân sinh thì chinh sách của Đảng chưa thi hành được mấy"; từ đó đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể khắc phục hạn chế trên nh:

a) Phá tan âm mưu của giặc đang lập các xứ Nùng, Thải, Mường tự trị,v.v…

b) Thực hiện sự đoàn kết rộng rãi giữa các dân tộc miền ngược.

c) Cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi; đặc biệt chú ý tiếp tế muối, gạo cho các nơi hiện nay bị đói ở miền núi phía Bắc và Trung bộ.

14 Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, khóa X: Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội - 2000, tr.27.

15 Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, khóa X: Nghị quyết của Hội nghị cán bộ lần thứ V về chính sách dân vận và công tác Mặt trận Dân tộc thống nhất, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội-2000, tr29.

90

d) Cán bộ đi sâu vào nơi có đồng bào miền núi, gây cơ sở quần chúng của ta.

e) Thành lập thêm ở các khu, tỉnh các phòng quốc dân miền núi để giúp đồng bào một cách thiết thực hơn, mở thêm trường đào tạo cán bộ rniền núi Thái, Mường v.v.... (khắp các dân tộc).

g ) Thực hiện chính quyền nhân dân (gồm đủ các tầng lớp quốc dân miền núi)..

h) Thực hiện việc xoá thuế rẫy.

i) Giúp đỡ gia đình có công với cách mạng. .

j) Giúp đỡ đồng bào miền núi, đặt ra chữ viết cho họ.

k) Đúc kinh nghiệm vận động toàn quốc".

Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng ta trong kháng chiến chống Pháp tiếp tục được khẳng định và làm sáng tỏ trong Đề cương chính trị của Trung ương trình Đại hội lần thứ II của Đảng về cách mạng dân chủ mới ở Đông Dương. Trong mục "Giải quuêt vấn đề dân tộc tiến tới Liên bang cộng hoà dân chủ Đông Dương" đã nêu rõ: chính sách thực dân Pháp là

"chia để trị": gây hằn thù dân tộc, lập các "nước tự trị" hình thức như nước Thái", "nước Tây Kỳ", "nước Nùng", v.v... để làm yếu Việt Nam, để thôn tính các dân tộc lớn nhỏ ở Đông D- ương. Chính sách dân tộc của Đảng ta là: Dựa trên hai nguyên tắc : dân tộc tự quyết và dân tộc bình đẳng, nhằm mục đích giải phóng hoàn toàn cho các dân tộc lớn nhỏ ở Đông Dương và khiến cho các dân tộc tiền tiến ở Đông Dương có thể dìu dắt các dân tộc lạc hậu theo kịp mình ... Chính sách dân tộc hiện đang tiến hành: Đặc biệt chú trọng vận động nhân dân Miên, Lào;

Cải thiện đời sống cho các nhóm quốc dân thiểu số mở mang kinh tế và văn hoá cho mọi dân tộc; Cho họ hưởng mọi quyền công dân hệt như quốc dân đa số; Đối đãi bình đẳng và hữu ái với họ; Xoá bỏ những thành kiến giữa các dân tộc lớn nhỏ ở Đông Dương; cô lập và thanh trừ bọn phản động trong các vùng thiểu số; Đào tạo cán bộ địa phương cho các dân tộc thiểu số;

Phát triển Đảng trong các vùng thiểu số ở Việt Nam và ở Miên, Lào; Lập phòng quốc dân thiểu số của Chính phủ Trung ương Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc của Trung ương Đảng để chuyên môn nghiên cứu mọi vấn đề dân tộc ở Đông Dương.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, thán 2 năm 1951 một lần nữa quan điểm, đường lối về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc được khẳng định và làm rõ nét thêm, định hướng cho những chính sách và nội dùng giải quyết vấn đề dân tộc kháng chiến, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần trong đồng bào các dân tộc, góp phần quan trọng làm nên sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1954. Đại hội lần thứ II của Đảng đã có quyết nghị quan trọng: "Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc. Kiên quyết chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đánh đổ âm mưu gây hằn thù chia rẽ các dân tộc của đế quốc và lũ tay. Cải thiện đời sống cho các dân tộc thiểu số, giúp đỡ họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo cho họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẻ đẻ trong giáo dục ở các địa phương thiểu số". Toàn bộ tư tưởng của Đại hội đó của Đảng ta đã được Bộ Chính trị ra nghị quyết về chính sách đối với các dân tộc thiểu số vào tháng 8 năm 1952 với các nội dung thuộc các lĩnh vực vả cụ thể hoá. Trong bối cảnh cửa cuộc kháng chiến các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được quan tâm tập trung vào các vấn đề cơ bản, sát hợp với tình hình thực tiễn vùng dân tộc thiểu số như: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quân sự, cơ quan công tác dân tộc, các hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc và công tác dân tộc.

91 Cụ thể như:

Trung ương đã đề ra chính sách cụ thể đối với các dân tộc thiểu số lúc này là: ''Đề ra ph- ương châm vận động dân tộc thiểu số" và ''Nội dung chính sách cụ thể đối với các dân tộc thiểu số với các vấn đề.

a) Về chính trị: Quan điểm, chính sách về nội dung chính trị thời kỳ này tập trung vào các vấn đề then chốt:

- Đoàn kết các dân tộc để kháng chiến kiến quốc : Củng cố, phát triển khối đoàn kết các dân tộc; Tăng cường giáo dục tinh thần yêu nước của các dân tộc; Giải quyết hợp lý những mâu thuẫn giữa các dân tộc; Nắm vững phương châm vận động quần chúng; Vận động quần chúng chống các thủ đoạn bóc lột của thổ ty, lang đạo, phìa tạo, cà rá.

- Vấn đề các dân tộc thiếu số tham gia chính quyền: Thực hiện theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; ở xã phải gồm đủ đại biểu các dân tộc; từ xã đến tỉnh tuỳ theo dân số các dân tộc nhiều hay ít mà định số đại biểu các dân tộc tham gia chính quyền.

Đặt nghĩa vụ đóng góp công bằng cho các dân tộc nhưng không cứng nhắc . . . Vận động nhân dân lựa chọn những phần tử tích cực đưa vào chính quyền trong đó có cả một số ít thổ ty, lang đạo tiến bộ. "Nếu cần thiết lắm thì cán bộ người Kinh mới tham gia cơ quan chánh quyền của địa phương, còn thường chỉ nên giúp đỡ các đại biểu chính quyền địa phương và dần dần làm cho cơ quan chính quyền ở các địa phương đó hoàn toàn do đại biểu của các dân tộc thiểu số đảm nhiệm"... Tổ chức các ban chuyên môn trong Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh và Liên khu vùng dân tộc thiểu số để giải quyết các vấn đề đặt ra. . .

- Vận động quần chúng: Tập trung gây cho quần chúng các dân tộc thiểu số ý thức đoàn kết chống Pháp, can thiệp Mỹ và bọn Việt gian, thổ phỉ "không nên vận động quần chúng chống lại thổ ty lang đạo" mà chỉ đấu tranh vạch rõ tội ác những tên làm tay sai cho địch. . . Chú ý phương pháp vận động quần chúng phải căn cứ vào nhận thức , vào giác ngộ. . . để thành lập các tổ chức.

- Lôi kéo tầng lớp trên : Bao gồm việc vận động thổ ty, lang đạo, phìa tạo, cà rá để họ hiểu rõ chính sách đại đoàn kết của HỒ Chủ tịch, Chính phủ và Mặt trận; vận động họ tham gia kháng chiến và trừng trị những kẻ ngoan cố chống lại cách mạng.

- Đối với ngụy binh và gia đinh: Vận động tuyên truyền ngụy binh về với chính phủ kháng chiến, chống kẻ thù chung của dân tộc; Không làm phiền, không sách nhiễu, giúp đỡ các gia đình nguỵ binh gặp khó khăn; Bắt được nguy binh dân tộc thiểu số giáo dục ngắn hạn rồi thả ngay qua đó để tranh thủ quần chúng.

- Vấn đề đàn áp bọn phản cách mạng: Là Việt gian nói chung tuỳ theo tội nặng nhẹ, sự hối cải... mà xử theo chế độ khoan hồng hay trừng trị. Với Việt gian là thổ ty, lang đạo "khi xử, phải báo cáo và xin chỉ thị và trong khi xử phạt phải phát động quần chúng tham gia việc xét xử" . . .

- Vấn đề đào tạo cán bộ địa phương: Phải đào tạo cán bộ địa phương để vận động quần chúng và làm phong trào ở địa phương thì phải đào tạo cán bộ. Cán bộ nơi khác đến phải kèm cặp một đến hai cán bộ địa phương để dìu dắt ngay trong công tác, "song dù ở chức vụ gì chăng nữa, cán bộ nơi khác đến cũng chỉ nên làm nhiệm vụ giúp đỡ cán bộ địa phương chứ

92

không nên bao biện, làm một mình ". Chú trọng đào tạo thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về văn hoá và chính trị.

b) Về kinh tế. Nội dung về chính sách kinh tế vùng dân tộc thiểu số trong kháng chiến tập trung vào các vấn đề thiết yếu sau:

- Tạm cấp ruộng đất của Pháp và Việt gian cho nông dân vùng giải phóng; giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng có lợi cho nông dân, không hại đến đoàn kết kháng chiến.

- Đề cập đến các nội dung thi hành chính sách ruộng đất; giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng phát triển công tác mậu dịch; mở cửa dần dần việc buôn bán tự do; nghĩa vụ đóng góp công bằng cho nhà nước; thu hồi bạc trắng, giấy bạc Đông Dương Ngân hàng thay bằng giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

c) Xã hội

Nghị quyết trên của Bộ Chính trị còn quan tâm đến "việc xây dựng Đảng ở các vùng dân tộc thiểu số" với những hướng dẫn cụ thể "ở địa phương chưa có cơ sở Đảng" và "ở những nơi đã có cơ sở Đảng" . Việc kết nạp Đảng vùng dân tộc thiểu số chú trọng vào tầng lớp nhân dân lao động nhưng phải theo quy định của điều lệ, "song có thể châm chước ở những điểm phụ thuộc" như ý thức giai cấp chưa rõ song giác ngộ về quyền lợi dân tộc, giai cấp, trung thành, tự nguyện... thì có thể kết nạp; sau khi kết nạp phải tiếp tục giáo dục...Đặc biệt, theo Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 1 - 1 - 1 95 3 , sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bản "Chính sách dân tộc'" số 281-TTG ngày 22-6- 1953. Đây có thể nói là văn bản về hệ thống chính sách dân tộc có ngay sau khi ta vừa giải phóng Điện Biên ít ngày. Vãn bản quan trọng này đã thể hiện rõ "Chính sách dân tộc - tộc của Chính phủ hiện nay là: đoàn - kết các dân tộc trên nguyên - tắc bình đẳng tương - trợ để kháng - chiến kiến - quốc để giúp nhau tiến - bộ về mọi mặt; chính - trị, quân - sự, kinh - tế, văn - hoá... để tiến tới thành lập khu dân - tộc tự trị".

Bản "Chính sách dân tộc" trên đã trình bày hệ thống các vấn đề về:

- Chính trị: Tập trung đề cập đến các vấn đề xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân:

Bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân các dân tộc; quan điểm đối với nguỵ binh và gia đình nguy binh: quan điểm đối với Việt gian, phản động.

- Quân sự. Đề cập đến các vấn đề phát triển dân quân du kích; sử dụng vũ khí; tổ chức lực lượng vũ trang . .

- Văn hoá - xã hội: Đề cập đến các vấn đề tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc;

gây dựng và phát triển nền giáo dục bình dân; phát triển văn nghệ của các dân tộc như thơ ca, nhạc, nhảy múa; tổ chức việc trao đổi văn hoá giữa các dân tộc; tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc; phát triển công tác vệ sinh. . .

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số: Đề cập đến các nội dung về nhận thức "để cán bộ dân tộc thiểu số tự đảm đương lấy công việc dân - tộc mình"; đoàn kết các phần tử trí thức các dân tộc; mạnh dạn, cân nhắc giao trách nhiệm cho cán bộ địa phương; lựa chọn người có thành tích ở các cơ quan bồi dưỡng đào tạo họ trở thành cán bộ cốt cán của địa phương .

- Củng cố khối đoàn kết dân tộc để kháng chiến kiến quốc: Đề cập đến các vấn đề về mục đích của vấn đề đoàn kết "để kháng-chiến tiêu-diệt thực-dân Pháp, can- hiệp Mỹ và bọn bù - nhìn phản quốc, giành độc - lập tự do và hạnh-phúc cho các dân tộc ở Việt Nam"; giáo dục

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)