Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ở việt nam trong thời đổi mới

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 60 - 65)

PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

4.2. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ở việt nam trong thời đổi mới

4.2.1. Đặc điểm kinh tế

Các dân tộc Việt Nam đều lấy nghề sản xuất nông nghiệp làm nghề sống chính. Trong đó bao gồm hai loại hình canh tác là làm ruộng nước và nương rẫy. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mình mà các dân tộc lựa chọn các loại hình canh tác thích ứng nhất. Để bổ sung cho các nguồn sống chính đó, nhiều nghề phụ như chăn nuôi, thủ công nghiệp, nhất là săn bắn hái lượm… cũng được các dân tộc chú ý phát triển: Tay các nghề phụ này chỉ hỗ trợ, bổ sung cho nguồn sống chính, nhưng lại có vị trí khá quan trọng, nhất là đối với các dân tộc thiểu số.

- Các cư dân làm ruộng nước

Theo truyền thống, nhiều dân tộc ở Việt Nam lấy việc canh tác ruộng nước làm nghề sống chính. Tiêu biểu cho nghề sản xuất này là người Việt (Kinh), có tới 80% dân số làm nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước. Với diện tích canh tác lúa nước trên hai cánh đồng lớn Bắc Bộ (còn gọi là Châu thổ sông Hồng) và đồng bằng Nam Bộ (Châu thổ sông Cửu Long).

Ngoài ra, còn một số đồng bằng ven biển miền Trung, một số cánh đồng lúa nước ở Thanh Hoá, Nghệ An... đều là những nơi sinh sống tập trung của người Việt. Với truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, nghề trồng lúa nước từ lâu đã trở thành loại hình kinh tế chủ yếu của người Việt.

Bên cạnh người Việt, nhiều dân tộc thiểu số khác nh người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Khơnme …đều lấy nghề canh tác lúa nước làm nguồn sống chính. Tuy các dân tộc này sinh tụ ở những cánh đồng nhỏ hơn rất nhiều các cánh đồng người Việt, nhưng cũng đủ tự cung tự cấp lương thực cho cư dân trong vùng

Ngoài ra, xu thế khai phá ruộng nước, nhất là ruộng bậc thang càng ngày càng phát triển ở các vùng dân tộc thiểu số như người Hà Nhì, người HMông, người Dao, người Phù Lá hay một số dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Đối với các dân tộc này, vai trò ruộng nước (dù không có các cánh đồng rộng lớn) nhưng cũng đã dần khẳng định vị trí quan trọng của mình, tạo thành loại hình kinh tế chủ yếu của đồng bào.

- Các cư dân làm nương rẫy

Có thể nói, phần lớn các dân tộc thiểu số đều lấy loại hình canh tác nương rẫy làm nguồn sống chính. Họ thường là cư dân du canh du cư hoặc định cư du canh. Hầu hết các dân tộc ở vùng Tây Nguyên như Bana, Eđê, Xtiêng, Gié triêng, Mnoong, Brâu …đều sống trong tình trạng như vậy. Xưa kia hiện tượng này phổ biến hơn, triệt để hơn. Nhiều dân tộc thiểu số ở miền Trung như nhóm Bru-Vân Kiều, người Cơ Tu, người Chút, người Rục, người Mày, người Mã Liêng... hay các dân tộc HMông, Dao, Cống, Si La, Xá Phó (Phù Lá Lão) hay người Pu Péo, người Cơ Lao, người La Hủ hay người Xinh Mun, Khơmú... đều sinh sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy. Săn bắn, hái lượm những sản vật có sẵn trong tự nhiên tuy không

61

thành hẳn một nghề, nhưng cũng là một trong những phương thức kiếm ăn quan trọng, góp phần bổ sung nguồn lương thực, thực phẩm cho đời sống kinh tế của các dân tộc thiểu số.

Thậm chí, xa kia có dân tộc chỉ sống dựa váo việc săn bắn hái lợng là chính, tiêu biểu là người La Hủ (ở Tây Bắc) hay người Chút, người Rục… vùng Quảng Bình - Quảng Trị chẳng hạn.

- Các ngành nghề thủ công gia đình tuy phần lớn cha thực sự là một ghề sản xuất ra nhiều hàng hoá, sản phẩm trao đổi, buôn bán, nhưng dù sao cũng đã trở thành một nghề kinh tế phụ, giúp cải thiện đời sống đồng bào phần nào. Trong đó, đáng kể nhất là nghề dệt vải mặc và thổ cẩm hay đan lát đồ mây, tre ngày càng có giá trị kinh tế cao. Tiêu biểu cho nghề thủ công này là nghề dệt của các dân tộc Thái, Tày, HMông, Dao, Hà Nhì hay ở các dân tộc vùng Tây Nguyên, đặc biệt là các sản phẩm dệt của người Chăm ở miền Trung.

Nghề làm gốm đặc biệt phát triển ở một số vùng người Việt, người Chăm, người Khơme... Đây là một nghề ngày càng phát triển với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Nhiều làng người Việt còn phát triển nghề đan lát mây tre, nghề mộc, khảm xà cừ hay nghề đục, đẽo, trạm, khắc đá có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Với nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều ngành nghề thủ công đã có cơ hội phát triển, vừa phục hồi lại nhiều ngành, nghề truyền thống vừa góp phần tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc. Nghề chăn nuôi: Trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, việc kết hợp 3 yếu tố kinh tế phụ: vườn, ao, chuồng đã được các dân tộc quan tâm phát triển từ lâu đời.Hiện nay nhiều nơi, nhiều dân tộc đã chú trọng việc phát triển ngành kinh tế phụ này và trở thành thế mạnh ở một số nơi có điều kiện thuận lợi. Việc phát triển đàn lợn hay các trang trại nuôi thả gà, vịt, tôm, cá … đã tạo nên những nguồn hàng có giá trị kinh tế cao, giúp các dân tộc phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập. Tuy đôi lúc việc chăn nuôi gia cầm, giá súc... gặp một số khó khăn như dịch cúm H5LV hay dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc lớn như trâu, bò, lợn…Nhưng, dù sao các ngành này cũng đã trở thành nguồn kinh tế quan trọng, cải thiện đời sống của nhân dân. Đặc biệt những nành kinh tế này đã trở thành tập quán sản xuất quen thuộc của các dân tộc.

Có thể nói, trong cơ chế thị trường hiện nay đã tạo cơ hội và điều kiện rất thuận lợi cho các dân tộc ở Việt Nam phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của nhiều dân tộc Trong đó làm nảy sinh tập quán sản xuất mới, nhiều nơi đã thích nghi với kinh tế thị trường, tạo ra những sản phẩm có giá trị inh tế cao, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của các dân tộc. Từ đó tạo tiền đề và cơ hội hội nhập với nền kinh tế chung của thế giới.

4.2.2. Đặc điểm văn hoá

- Vai trò của văn hoá trong đời sống tộc người

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và chính sách phát triển văn hoá thích hợp, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều lĩnh vực văn hoá phát triển. Trong đó, Nghị quyết 10 khoá IX Ban chấp hành Trung ương đã xác định rõ ràng: "Chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc lang, phát triển kinh tê/ là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu của phát triển văn hoá, và ngợc lại, phát triển văn hoá chính là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế- xã hội". Đến Đại hội X, nhận định mức mạnh phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội cho các dân tộc trong cả nước. Cho đến nay, văn hoá các dân tộc ở Việt Nam còn khá đa dạng, bản sắc văn hoá từng dân tộc nhìn chung vẫn còn được giữ gìn, phát huy. Song, từng nơi, từng dân tộc đã có sự giao tiếp, ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc. Ví

62

dụ, giữa văn hoá Thái và văn' hoá dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn khơme như Khơmú, Xinh Mun, Kháng…hay giữa văn hoá Mường và văn hoá Thái, giữa văn hoá Việt (Kinh) với nhiều dân tộc anh em…Đặc biệt là gần đây, trong xu thế hội nhập, nhiều dân tộc anh em đã chịu ảnh hưởng và tác động của văn hoá Việt, nhất là trong lĩnh vực văn hoá vật thể nh nhà cửa, ăn mặc...

Đây là xu thế tất yếu một khi đặc điểm cư trú của các dân tộc Việt Nam là sống xen kẽ, hơn nữa trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc cũng ngày càng xích lại gần nhau hơn. Có thể nói, bức tranh tổng thể của văn hoá các dân tộc Việt Nam tuy khá đa dạng, nhưng trong một tổng thể khá thống nhất. Trong đó, sự thống nhất về ngôn ngữ, nhất là đối với thế hệ rẻ ngày càng phát triển cao. Tiếng phổ thông tuy chưa phổ cập ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, nhưng đã trở thành thứ ngôn ngữ để giao tiếp giữa các dân tộc. Nói khác đi tiếng phổ thông đã trở thành công cụ giao tiếp quan trọng nhất giữa các dân tộc. Thậm chí, nhiều dân tộc đã coi việc thông thạo tiếng phổ thông là điều kiện tối thiểu để phát triển, nhất là trong giáo dục. Ví dụ, người Thái có hẳn chữ viết riêng của tộc người, nhưng để phát triển, con em người Thái vẫn buộc phải thông thạo tiếng phổ thông. Đây là xu thế chung của nhân loại chứ không riêng gì các dân tộc ở Việt Nam.

- Văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng

Trong thực tế, tuy mỗi dân tộc vẫn có cách ăn, cách mặc và cách ở… riêng của mình, nhưng những nét đặc trưng đó ngày càng bị biến đổi theo xu thế hội nhập, giao tiếp với các yếu tố văn hoá chung. Bên cạnh các món ăn truyền thống, nhiều yếu tố mới đã xen vào. Tuy vẫn là bộ trang phục truyền thống, nhưng nhiều yếu tố hiện đại đã được thêm thắt, bồ sung, thậm chí đan xen giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại. Ví dụ, bộ trang phục phụ nữ Thái bên cạnh tấm váy truyền thống nhiều người đã thích mặc áo sơ mi chứ không còn mặc áo "cóm"

(áo ngắn dân tộc mình). Phụ nữ nhiều dân tộc như người HMông, người Dao, người Nùng, người Tày thay cái khăn đen truyền thống bằng tấm khăn len màu sắc sặc sỡ, thay đôi chân trần đi đất bằng những đôi dép, guốc hiện đại… Nhiều dân tộc vùng Tây Nguyên cũng có chung tình trạng như vậy. Hàng ngày đàn ông Êđê, Gia rai hay Bana... không còn mặc khố mà họ đã mặc quần dài; phụ nữ nhiều dân tộc nơi đây đã biết mặc áo sơ mi, thậm chí cả áo lót thay cho việc ở trần... Đây là sự tiến bộ hay nói đúng hơn là sự đổi thay theo hớng chung tiến bộ, thuận tiện và phù hợp hơn với sự phát triển của các dân tộc. Bảo tồn văn hoá truyền thống không có nghĩa là kìm hãm sự biến đổi văn hoá. Nói đúng hơn, bản thân văn hoá luôn là sự biến đổi, thậm chí thay đổi. Hơn nữa, có thể nói sức sống của văn hoá chính là sự biến đổi. Văn hoá không biến đổi, văn hoá sẽ giẫm chân tại chỗ, sẽ không phảt triển và sẽ chết. Vì văn hoá luôn phải thích nghi, phù hợp với sự phát triển.

Cho nên, khi nói đến đặc điểm văn hoá các dân tộc Việt Nam phải quan tâm tới quá trình biến đổi và sự phát triển đó. Nếu không chú ý tới đặc điểm này cũng đồng nghĩa với việc không hiểu biết về văn hoá các dân tộc Việt Nam, không biết gì về các dân tộc Việt Nam.

4.2.3. Đặc điểm xã hội

- Xã hội truyền thống vẫn được phát huy

Một khi kinh tế, văn hoá đã thay đổi thì thiết chế và nếp sống xã hội cũng thay đổi cho phù hợp. Đây là quy luật khách quan chứ không tuỳ theo ý muốn chủ quan của bất cứ ai.

63

Cho đến nay, tuy hầu hết các dân tộc Việt Nam vẫn duy trì nhiều nếp sống truyền thống trong cơ cấu xã hội truyền thống. Các khái niệm về bản, Mường, thôn, làng, xã hay buôn, sóc, plây vẫn còn tồn tại trong lòng các dân tộc nhưng cơ cấu và nội dung các khái niệm đó không còn giữ nguyên vẹn như thời xa xa. Tuy đội ngũ già làng, trưởng bản vẫn còn đóng vai trò quan trọng, nhưng bên cạnh đó các yếu tố chính quyền, yếu tố Đảng hay các tổ chức quần chúng cũng có vị trí quan trọng không kém. Xa kia, ông trưởng họ có thể chi phối mọi hoạt động của các thành viên trong dòng họ, nhưng vai trò trưởng họ không còn chiếm vị trí độc tôn như xa kia mà ngày càng ít quan trọng hơn bởi những tác động của xã hội mới chi phối, tác động. Tuy nhiều phong tục, tập quán truyền thống vẫn được duy trì, phát huy, nhưng nhiều yếu tố đã bị chi phối. Không còn nguyên vẹn như trong truyền thống. Điều đó, đã ít nhiều làm biến đổi nếp sống lâu đời của tộc người, xuất hiện nhiều yếu tố mới trong quan hệ cộng đồng và xã hội hiện đại.

- Sự biến đổi xã hội truyền thống

Sự biến đổi đó đã chi phối, tác động đến từng cá nhân, gia đình, dòng họ... làm cho mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo hơn, ít ràng buộc và lệ thuộc vào nhau hơn. Tuy tính cộng đồng vẫn được duy trì, nhưng sự cố kết tương thân, tương ái không còn đậm đà, vô tư và hồn nhiên như xa mà đã bị chi phối bơi những tính toán cá nhân tới những lợi ích trước mắt, nhất là từ khi cơ chế thị trường tác động. Trong đó, không thể không quan tâm tới những tác động của các tiêu cực xã hội hiền đại. Có lẽ phải nói rằng, sự hồn nhiên, trong sáng của xã hội truyền thống đã bị những yếu tố tiêu cực của xã hội hiện đại chi phối, làm mất đi sự yên ả, thanh bình, vô tư vốn có, thay vào đó là các tệ nạn xã hội hiện đại như nghiện ma tuý, kéo theo nó là trộm cắp, là đĩ điếm và hiểm hoạ.

Đặc biệt là đối với các dân tộc miền núi, những tác động này đã làm sự trong lành vốn có của xã hội truyền thống bị xúc phạm nghiêm trọng.Tất cả những tác động của xã hội hiện đại đã khiến những đặc điểm truyền thống ngày càng bị mai một. Nhiều nét đẹp truyền thống đã mất dần làm thay đổi những điều tốt đẹp vốn có từ lâu đời. Xa kia, trong cộng đồng các dân tộc miền núi hầu nh không biết đến nạn trộm cắp, an ninh, trật tự cộng đồng như là điều khiển nhiên, mang tính bản chất của xã hội. Tuy đôi nơi ở miền núi cho đến nay vẫn duy trì được sự tốt đẹp này. Ví dụ ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hoà Bình) còn một bản người Thái đã phát triển du lịch cộng đồng hàng chục năm nay, nhưng cho đến nay vẫn còn hoàn toàn trong sáng, yên lành. Đó là bản Lác (trong tiếng Thái là bản xa lạ). Đồng bào là dân di cư từ nhiều nơi khác đến sinh tụ nơi này nên xa lạ đối với nhiều bản xung quanh vốn là dân bản địa lâu đời. Trong khi ở bản Pom Cọng (một bản chỉ cách bản Lác vài bước chân, ngay sát cạnh nhau) có tới 1/3 thanh niên trong bản nghiện hút.

Nếu hiện tượng này ra làm ví dụ để thấy sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trong xã hội các dân tộc, nhất là các dân tộc miền núi. Nhưng, không phải vì thế mà nghĩ rằng bản chất tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc mùi núi đã bị mất đi hoàn toàn. Trái lại, nhiều nơi vẫn giữ gìn bảo tồn được nhiều phong tục trong xã hội truyền thống.

Tóm lại, trên cơ sờ đặc điểm về kinh tế truyền thống chủ yếu của các dân tộc Việt Nam là nền kinh tế tự cấp, tự túc, nhất là đối với các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi. Tuy người Việt đã biết sản xuất ra hàng hoá bằng các nghề thủ công truyền thống, nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn cha phát triển. Hiện nay, trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập, nền kinh tế các

64

dân tộc ở Việt Nam đã có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi đó đã kéo theo sự biến đổi về văn hoá, xã hội, làm cho bộ mặt các dân tộc Việt Nam ngày càng tươi đẹp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày đặc điểm kinh tế truyền thống các dân tộc Việt Nam.

2. Trình bày đặc điểm văn hoá, xã hội các dân tộc Việt Nam.

65

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)