Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán - Tạng

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 46 - 54)

PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

3.4. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán - Tạng

Các dân tộc thuộc nhóm Hán ở Việt Nam chủ yếu là các dân tộc thiểu số của Trung Quốc.

Họ di cư từ các vùng Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam…sang Việt Nam nhiều đọt với nhiều lý do khác nhau. Hiện nay họ đều tự nhận là người Việt gốc Hoa hay

47

đơn thuần chỉ là người Việt vì tổ tiên họ đã sang sinh sống ở Việt Nam lâu đời và đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

3.4.2.1. Dân tộc Hán (Hoa): có tên gọi khác là Khách, Hán, Tàu với nhiều nhóm địa phương: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xía Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ... Dân số đến năm 1999 có 862.371 người, phân bố chủ yếu ở Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, Móng Cái (Quảng Ninh). Ngoài ra, còn sống rải rác ở các tỉnh Hậu Giang, Đồng Nai, Minh Hải, Kiên Giang, Hải Phòng, Cửu Long...

Người Hoa làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, chủ yếu là buôn bán và làm ruộng, tiểu thủ công nghiệp khá phát triển nh nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Đồng Nai), làm giấy súc, làm hơng nhang (Thành phố Hồ Chí Minh) Một số sống ven biển có nghề làm muối, đánh cá. Hiện nay nghề dịch vụ khá phát triển. Có điều đặc biệt rất Hoa là làm bất cứ việc gì họ cũng luôn giữ chữ tín, được mọi người kính trọng. Lương thực chính là gạo, ăn cơm và các món mì, miến, hủ tiểu, vằn thắn, bánh bao... được bổ sung cho bữa ăn thêm phong phú. Kỹ thuật nấu ăn giỏi, ưa thích các món xào, rán …nhiều mỡ, vị ngọt…Uống các loại chè vừa giải khát vừa bổ dưỡng, nhiều người hút thuốc lá, kể cả phụ nữ có tuổi. Các bộ y phục truyền thống đang mất dần, nhưng y phục hàng ngày phụ nữ Hoa vẫn dễ dàng được nhận ra với những chiếc áo cổ đứng, viền cao, cài khuy bên nách, xẻ tà cao hay chiếc áo " sường sám" may dài quá gối ôm ngang hông, xẻ tà phần dới đùi. Mầu sắc đậm, ngả về hồng, đỏ, hoa tơi thắm, nhất là thanh, thiếu nữ, về già hay dùng màu đen hay xanh đậm. Trang sức bằng vàng, bạc, ngọc... được phụ nữ a thích và sử dụng khá phổ biến. Đàn ông mặc quần lá toạ áo ngắn xẻ ngực cài khuy vải, thích đi hài vải tự khâu. Những người Hoa làm nghề nông thường tập trung thành làng, thôn xóm ven đồi núi, giữa cánh đồng hay trải dài theo bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện; nhà ở bố in sát nhau theo từng dòng họ ở thành thị họ cũng tập trung đông đúc trong các khu phố riêng (điển hình là Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh).

Nhà cửa thường có 3 loại: nhà 3 gian 2 chái, nhà chữ "môn" và nhà chữ "khẩu'. ở một số làng ven biển còn có loại nhà "thuỷ tạ" (ví dụ ở đảo Cát Bà trước đây) Nhà cửa có thể được xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng, lá quế, cây guột hay phên nứa... Bàn thờ tổ tiên là nét nổi bật ở trong nhà ngoài cửa thường có bàn thờ thần tài nghi ngút khói hơng suốt ngày đêm. Quan hệ dòng họ được hết sức coi trọng, có từ đường thờ cúng chung. Bên cạnh đó là các bang, hội nghề nghiệp đều có một vị tổ sư được tôn kính. Gia đình nhỏ phụ hệ. Dựng vợ gả chồng trong cùng nhóm địa phương. Hiện nay phụ nữ có chiều hướng xây dựng gia đình khá muộn (28 - 30 tuổi, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 - 3 con).

Người Hoa vừa theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh vừa thờ Đạo Khổng, Đạo Phật, Đạo giáo...

Trong năm có nhiều lễ tết được thờ cúng như tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Trung Thu... Trong đó đặc biệt được chú trọng là việc chăm lo, thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ và các vị thần bếp thần thổ địa, đặc biệt là thần tài…và một số vị thánh như Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải, Quan Âm...

Người Hoa tổ chức lớp học chữ Hán riêng trong các trường phổ thông và các hội quán, trường học gắn với các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ truyền thống mang tính quần chúng cao và khá độc đáo.

3.4.2.2. Dân tộc Sán Dìu: còn tên tự gọi là ,San Dẻo Nhín (Sơn Dao Nhân) với các nhóm địa phương như Trại, Trại Đất, Mán quần cộc, Mán váy xẻ Dân số 126.237 người, phân bố chủ

48

yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang… Đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng nước là chính, nương rẫy là phụ, có một số nghề thủ công như rèn, đan, lát làm ngói. Xe quệt để vận chuyển là đặc trưng khá độc đáo của người Sán Dìu ở Việt Nam.

Ngoài cơm, sau bứa ăn người Sán Dìu thích húp thêm cháo loãng như người Nùng Cháo.

Phụ nữ mặc váy đeo tạp dề, áo dài hơn hoặc kép, đội khăn đen. áo dài vắt hai vạt chéo nhau và ngoài thắt bằng thắt lng vải, mặc yếm màu đỏ. Chiếc váy khá đặc biệt thường là hai mảnh rời chung cạp dài quá gối, màu chàm đen, đeo xà cạp và thích trang sức bằng bạc. Làng xóm được xây dựng như người Kinh, có hàng tre bao bọc, giữa các nhà có tường hay hàng rào ngăn cách.

Nhà đất trình tờng hay thng ván. Gia đình nhỏ phụ hệ. Nam nữ được tự do yêu đương nhưng do số mệnh và bố mẹ quyết định hôn nhân. Nghi thức đáng chú ý trong đám cưới là lễ khai hoa tửu diễn ra tại nhà gái trước hôm cô dâu về nhà chồng. Có thể nói, đây là lễ uống rợn hoà lòng đỏ trứng mừng và chúc phúc cho cô dâu, chú rể.

Trước khi hạ huyệt diễn ra tục lệ con cái bò quanh huyệt từ chân qua phía đầu Con trai bò từ trái sang phải, con gái bò ngợc lại, vừa bò vừa hất đất lấp huyệt. Sau đó, họ đứng dậy, mỗi người bốc một nắm đất huyệt chạy nhanh về nhà vứt vào chuồng trâu, chuồng thỏ… cầu mong sự sinh sôi phát triển. Người Sán Dìu có tục cải táng sau 3 năm như người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bàn thờ tổ tiên thường có 3 bát hương: tổ tiên, pháp sư và táo quân (nếu chủ nhà cha được cấp sắc chỉ có hai bát hơng tổ tiên và táo quân). Ngoài ra, còn thờ miếu thổ thần và thành hoàng. Lễ tết nh nhiều dân tộc anh em. Văn nghệ dân gian phong phú, đặc biệt là làn điệu hát giao duyên "Soọng cô" kéo dài cả đêm.

3.4.2.3. Dân tộc Ngái: tự gọi là Sán Ngái cùng các tên gọi khác như Ngái Hắc cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Xín, Đản, Lê, Xuyến. Dân số 4.841 người, phân bố ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên và một số ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ruộng nước là nghề sống chính, nhóm ven biển, hải đảo thì đánh cá và làm muối. Các nghề thủ công phát triển như dệt chiếu cói, mành trúc, rèn, mộc, gạch, vôi… Người Ngái thích ăn cháo loãng sau các bữa cơm hay thay cơm cùng các thức gia vị tỏi, ớt, gừng... Y phục ít tráng trí thường chỉ là một màu đen. Phụ nữ mặc quần, áo 5 thân dài quá HMông, xẻ tà, cài khuy bên nách phải, tết tóc quấn (vấn) quanh đầu. Nam giới mặc quần chân què, áo ngán, xẻ ngực, cài khuy vải Người Ngái ở nhà đất trình tờng, xây gạch mộc với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau;

bộ phận ven biển hay ở hải đảo thường sống ngay trên thuyền. Gia đình nhỏ phụ quyền. Các thành viên trong họ nhận nhau qua hệ thống tên đệm. Trong quan hệ thân tộc, ông cậu ''khảo"

có vai trò quan trọng. Tuy dòng họ vẫn được tính theo huyết thống cha.

Nam nữ tự do tìm hiểu, tuổi kết hôn khá sớm, do bố mẹ quyết định, cư trú bên chồng. Trẻ sơ sinh cho ăn bột từ sau 2, 3 ngày sinh. Tang lễ có nhiều nghi thức phức tạp: báo tang, nhập quan, chôn cất, mở cửa mả... chôn theo người chết nhiều của cải khi sống vẫn dùng. Người Ngái tin con người có phần hồn và phần xác và hai thế giới thực và siêu thực. Tín ngưỡng chủ yếu là đa thần, nhưng tin thần, Phật, ma rừng, vong hồn thập loại chúng sinh... Lễ tết như người Kinh. Kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú, nhiều truyền thuyết, cổ tích, thành ngữ, tục ngữ phổ biến trong dân gian, dân ca, dân vũ phát triển.

49

- Ngoài ra, còn phải kể đến người Minh Hương là một nhóm người khá đặc biệt: bố Hán, mẹ Việt. Đây là một kết quả hỗn dung tộc người, kết hợp cả yếu tố Hán và yếu tố Việt. Lâu nay họ vẫn được coi là người Việt, gắn bó với Tổ quốc Việt Nam.

3.4.2. Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến Ở Việt Nam gồm 6 dân tộc:

3.4.2.1. Dân tộc Hà Nhì: tự gọi là Ha Nhi già và tên gọi khác là U Ní hay Xá Uní cùng các nhóm địa phương như Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen. Dân số 17.535 người, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu Họ đến Việt Nam từ rất sớm, có bộ phận đến Việt Nam khá muộn (khoảng 300 năm nay).

Người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang cùng loại nương định canh (một kiểu nương vườn). Đặc biệt, đồng bào có truyền thống và kỹ thuật dùng phân chuồng, phân xanh để bón ruộng, bón nương vườn. Chăn nuôi khá phát triển, nhất là gia súc, có nơi nuôi trâu đàn chăn thả hàng trăm con. Người Hà Nhì sớm biết trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm thành thạo.

Kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm là một hoạt động khá độc đáo của người Hà Nhì (nhất là nhóm Hà Nhì đen ở Bát Xát - Lào Cai). Đồng bào ăn cơm tẻ hàng ngày với thức ăn do săn bắn, hái lượm cung cấp. Thích ăn xào, nướng, đặc biệt thích ăn cháo ám nấu với thịt gà hay thịt lợn. Nhà cửa chủ yếu là nhà đất trình tường - Nhóm Hà Nhì đen Bát Xát có kiểu nhà trình tư- ờng hình lô cốt mang tính chất phòng thủ. Trong nhà có 2 bếp: bếp sưởi trên sàn ngủ và bếp nấu cơm trên nền đất được đắp thành lò. Điều đặc biệt của người Hà Nhì và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến là bếp lò này chỉ được đỏ lửa khi không có ánh sáng mặt trời (trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn mới được đỏ lửa, đun nấu, chủ yếu là nấu cơm và cám lợn).

Thôn bản của người Hà Nhì tập trung đông đúc, các nhà dựng san sát cạnh nhau, có bản đông đến 60 - 70 nóc nhà nh Ý Tý (Bát Xát, Lào Cai). Tính cộng đồng làng bản khá chặt chẽ được thể hiện ở nhiều mặt sinh hoạt văn hoá. CÓ nhiều họ khác nhau. Nhưng các dòng họ đều thờ chung một ông tổ Ly Ngô. Tuy việc thờ cúng tổ tiên do từng gia đình tự cúng, ít cúng chung cả dòng họ, ngay cả. tết tháng Sáu "Khô già già" các gia đình tự cúng tổ tiên của mình rồi mới góp phần thức ăn đem ra ừng cúng ăn chung. Tục "chự cư , hay "Xự dú" là một hình thức đọc gia phả, gia tộc theo tục "phụ tử liên danh" khá độc đáo của các dân tộc nói tiếng Tạng - Miến vào đêm 30 Tết hay trong đám ma (chỉ có nam giới được tham dự).

Gia đình nhỏ phụ hệ. Nam nữ tự do tìm hiểu, được phép quan hệ trước hôn nhân. Có thể tổ chức 2 lần cưới: cưới tạm khi trai gái đến với nhau (nhất là trong dịp Tết tháng Sáu - tết chính) và cưới chính thức sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật Nhiều người không tổ chức được lê cưới chính thức thì nếu vợ hoặc chồng chết trước, trước khi làm ma con cháu phải tổ chức lễ cưới tượng trưng để trình diện với tổ tiên. Người Hà Nhì ở Mường Tè (Lai Châu), sau khi ăn hỏi chàng trai phải đến ở rể một thời gian tại nhà gái mới được tổ chức cưới chính tức. Nhà có trẻ sơ sinh được đánh dấu bằng chiếc nón úp trên cọc cắm trước cửa nhà: nếu cắm bên phải cửa ra vào là đẻ con gái, cắm bên trái cửa là đẻ con trai. Trẻ em được cả nhà quý trọng, chăm nom.

Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, người Hà Nhì còn nhiều lần thờ cúng khác.

Trong đó, cúng bến nước và lễ cấm bang là quan trọng nhất. Kho tàng văn học nghệ thuật dân gian khá phát triển, nhất là điệu múa vòng tròn của các chị đứng tuổi trong dịp Tết khô già

50

già (tháng Sáu) cùng cực trò chơi dân gian như đu quay, đu dây. Đặc biệt là tục quàng chăn chiên đỏ trong dịp tết Khô già già của nam nữ thanh niên cha vợ, cha chồng đã trở thành sinh hoạt văn hoá tinh thần độc đáo của người Hà Nhì.

3.4.2.2. Dân tộc Lô Lô: tên gọi khác là Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn gồm các nhóm địa phương là Lô Lô Hoa (Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang) và Lô Lô Đen (Bảo Lạc, Cao Bằng). Dân số có 3.307 người, phân bố chủ yếu ở Hà Giang và Cao Bằng. Đây là dân tộc có mặt rất sớm ở các địa bàn trên, nên được gọi là người bản địa "Penti Lô Lô".

Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh trồng lúa nếp lúa tẻ và ngô cùng các loại rau, đậu… Nghề dệt vải, thổ cẩm phát triển. Bột ngô làm mèn mén là món ăn hàng ngày cùng với canh rau là bữa ăn chính. Phụ nữ Lô Lô hoa ăn mặc màu sặc sỡ bởi bộ y phục được trang trí bằng kỹ thuật chắp ghép vải màu và thêu chỉ ngũ sắc. Phụ nữ mặc quần, áo dài, đội khăn xếp, nam mặc quần chân què, áo ngắn xẻ ngực, đầu đội khăn đen. Phụ nữ Lô Lô đen ít dùng màu sắc hơn. Người Lô Lô ở nhà đất, nửa sàn nửa đất (Lô Lô hoa), Lô Lô đen ở nhà sàn. Gia đình nhỏ phụ quyền. ông trưởng họ có quyền lực lớn, có quyền cất giấu và dùng bộ trống đồng của dòng họ. Nam nữ tự do tìm hiểu, mang nặng tính gả bán với việc thách cưới nặng nề, cư trú bên nhà chồng. Tục lệ con trai cô có thể lấy con gái cậu, nhưng không được ng- ược lại con trai cậu không được lấy con gái cô. Sau 12 ngày sinh làm lễ đặt tên cho đứa trẻ.

Tính cộng đồng cố kết chặt chẽ, người Lô Lô có tới 30 dòng họ khác nhau, mỗi dòng họ quần tụ một nơi, thờ cúng chung một ông tổ, có khu nghĩa địa riêng. Trong đám ma có múa ma, có hội kín đàn ông và đánh trống đồng của dòng họ. Đó là dấu vết tục săn đầu lâu của c dân nông nghiệp từ thời nguyên thuỷ.

Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, trên bàn thờ có bài vị hình nhân bằng gỗ, mặt vẽ than đen.

Lễ tết nh người Kinh. Một số gia đình còn bảo lu loại chữ tượng trình với 140 bộ thủ được ghi trên những tấm gỗ mỏng. Văn nghệ dăn gian phong phú, đặc biệt là chiếc trống đồng, là một khí cụ mang tính chất tôn giáo cùng các điệu múa, hát dân gian.

3.4.2.3. Dân tộc Phù Lá: gồm 2 nhóm: "Phù Lá Hán Phù Lá Lão (còn gọi là Xá Phó).

Tên tự gọi là Lao Va Xo, Bồ Khô PẠ Phù Lá với các nhóm địa phương: Phù Lá Lão (Xá Phó), Bồ Khô Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hán: Dân số có 9.046 người, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Lào Cai và Điện Biên, Sơn La, Hà Giang.

Người Phù Lá làm nương và ruộng bậc thang, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề đan lát mây, trúc phát triển với những sản phẩm cài hoa văn đẹp, có giá trị. Tập quán trồng bông, dệt vải có từ lâu đời. Đặc biệt là người Xá Phó có kỹ thuật thêu và ghép hạt cườm thành hoa văn trang trí trên bộ y phục rất độc đáo và đẹp mắt. Phụ nữ Xá Phó mặc váy, áo ngắn, trang trí hoa.

văn sặc sỡ, nam mặc quần chân què, áo ngắn, đội khăn quấn đầu một màu đen. Phụ nữ Phù Lá Hán mặc quần thụng, áo cài khuy bên nách phải, hình dáng áo phụ nữ Hán. Đặc biệt là tấm yếm giống cái tạp dề phủ ra ngoài váy áo được trang in đẹp cổ đeo xà tích to bằng bạc, đầu vấn tóc.

Nhà cửa Phù Lá Lão là loại nhà sàn giống nhà người Tày, còn Phù Lá Hán ở nhà đất trình tờng hay xây gạch mộc. Đặc biệt nổi bật nhà cửa người Phù Lá Hán (điển hình là xã Lùng Phình - Bắc Hà) là hai bên đầu hồi bỏ trống, không thung, lợp (để làm đường cho tổ tiên đi về).

Mỗi nhà đều có hai bếp: bếp sởi ở bên gian khách và bếp nấu cơm bên gian phụ nữ. Bếp nấu

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)