PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ
7.5. Chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)
Sự nghiệp đổi mới tư duy, đổi mới hoạt động cách mạng để khắc phục những tồn tại sau 10 năm đất nước thống nhất, nhằm đưa đất nước thoái khỏi tình trạng chậm phát triển được mở đầu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12-1986. Đồng hành với sự phát triển chung của quốc gia, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thông qua việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và chính sách dân tộc nói riêng.
Chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới là sự đổi mới về chất trong quá trình hoạnh định, trong nội đung, trong phương thức tổ chức thực hiện. Trong bối cảnh mới của tình hình trong nước và quốc tế, thời kỳ đổi mới đã thể hiện sự vươn lên trong tầm nhận thức về quản lý, về hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Tính đúng đắn của việc đổi mới tư duy, đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo đất nước nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng được thể hiện sinh động của những thành tựu về kinh tế -xã hội của đất nước nói chung, công tác dân tộc nói riêng thời gian qua.
Khi đề cập đến phương hướng của chính sách giai cấp và chính sách dân tộc, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng dã chỉ ra: "chính sách dân tộc" luôn luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội" và "Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc. Tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài và là một lĩnh vực nhạy cảm. Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc , tình cảm dân
106
tộc của mỗi người. Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng "dân tộc lớn" và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi".
Quan điểm chính sách về vấn đề dân tộc của Đảng được kế thừa, thống nhất và cụ thể hoá trong từng giai đoạn, kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước nói chung và vùng dân tộc và miền núi nói riêng. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX của Đảng, Trung ương Đảng, Chính phủ đã tập trung đề ra nhiều chính sách phát triển và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Về kinh tế, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới tập trung một số nội dung chính:
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi với những kết quả và hạn chế Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết quan trọng số 22-NQTW ngày 27- 12-1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đây là một nghị quyết quan trọng chi phối cơ bản chính sách, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tạo nên nét mới trong quốc sách phát triển vùng miền núi, dân tộc thiểu số so với các chính sách trước đó. Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình kinh tế-xã hội, chính sách thời gian trước năm 1989, đặc biệt là những tồn tại về tình hình kinh tế - xã hội miền núi, Bộ Chính trị đã chỉ ra các nguyên nhân của tồn tại đó. Các nguyên nhân chủ yếu là: về nhận thức chưa sâu sắc vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; còn nhiều sai lầm trong công tác xây dựng quan hệ sản xuất; phương thức đào tạo, sử dụng cán bộ tại chỗ, cán bộ dân tộc thiểu số... chưa tốt; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương chưa t- ương xứng, hiệu lực thấp. . .
Từ đó, Bộ chính trị đề ra các chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội chú trọng vào các mặt: Xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi (nông, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, th- ương nghiệp và dịch vụ, đầu tư khoa học kỹ thuật, kinh tế đối ngoại); Chính sách kinh tế nhiều thành phần, điều chỉnh quan hệ sản xuất, đổi mới quản lý, giải phóng năng lực sản xuất (đối với các thành phần kinh tế; liên hiệp, công ty, tổng công ty; kinh tế tập -thể, kinh tế hộ gia đình; kinh tế tư nhân); đổi mới chính sách kinh tế - xã hội (điều chỉnh thuế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lưu thông hàng hoá; chuyển từ trợ giá bán vật tư sang trợ giá mua sản phẩm;
thành lập các trung tâm công thương nghiệp, dịch vụ; giải quyết về đời sống và công tác giáo dục, đào tạo, văn hoá, xã hội, y tế).
Để triển khai cụ thể các nội dung Nghị- quyết 22-NQTW của Bộ Chính trị Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 72-HĐBT ngày 13-3-1990 về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi. Thời kỳ này nhiều chính sách đã tập trung vào giải quyết các vấn đề xác định quyền làm chủ đất đai gắn với môi trường sống của đồng bào các dân tộc thông qua giao đất giao rừng, khắc phục tranh chấp đất đai, định canh, định cư, bảo vệ và phát triển vốn rừng..; từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy trao đổi hàng hoá giữa các vùng...; điều chỉnh quan hệ sản xuất và cơ chế quản lý phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, thông qua các chương trình dự án Nhà nước ưu tiên vốn đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển cụ thể của từng vùng; gắn tăng trưởng kinh tế với an
107
ninh, quốc phòng và giải quyết các vấn đề bức xúc về mặt xã hội của các dân tộc. Các chỉ thị, Quyết định tiếp theo của Trung ương Đảng và Chính phủ đã đề cập đến việc quy hoạch phát triển từng vùng, một số dân tộc, từng lĩnh vực về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng... tạo nên một nét mới trong sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kỳ này.
- Về giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước tập trung chỉ đạo ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo và coi trọng hoạt động công tác đào tạo cán bộ và đội ngũ cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số. Vấn đề và chính sách giáo dục đối với vùng dân tộc thiểu số thời kỳ đã được tập trung vào thực hiện nhiệm vụ cơ bản là nâng cao dân trí thông qua hoạt động xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho thanh niên và cán bộ cơ sở. Nhà nước tăng cường vốn đầu tư cho các trường học: xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú, có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên và học sinh22nhằm thu hút con em đồng bào các dân tộc đi học. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề được quan tâm và củng cố; đã hình thành 4 trung tâm đại học khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh đều có trường cao đẳng, dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực là con em đồng bào các dân tộc. Thực hiện chính sách - ưu tiên trong tuyển sinh, trợ cấp học bổng đối với học sinh người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Trong 10 năm qua với chính sách cử tuyển đã đào tạo được 6.440 học sinh các dân tộc có trình độ đại học, bố trí công tác được 80,47%. Có chính sách miễn học phí, cho mượn sách giáo khoa, cấp không vở viết, giấy viết cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và con em đồng bào Kinh lên lập nghiệp tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới mà đời sống còn nhiều khó khăn cũng như có chế độ phụ cấp cho giáo viên vùng dân tộc và miền núi.
Từ năm 1991 đến 2000 Nhà nước đã đầu tư 3.730 tỷ đồng cho chương trình giáo dục đào tạo, trong đó 942 tỷ đồng được đầu tư cho hỗ trợ giáo dục dân tộc và miền núi, xây gần 400 trường dân tộc nội trú. Trong đó có 43 trường nội trú của tỉnh và 10 trường nội trú của trung - ương, 190 là của cấp huyện và 150 trường cụm xã, hàng năm thu hút gần 60.000 học sinh con em đồng bào các dân tộc đi học. Đã đầu tư 945 tỷ đồng xây dựng 450 hạng mục công trình và trang thiết bị cơ sở vật chất các trường sư phạm, trường bồi dưỡng giáo viên miền núi, vùng cao; đầu tư 1.542 tỷ đồng để xoá phòng học tạm, xây dựng mới 60.000 phòng học, cải tạo và nâng cấp 80.000 phòng học... Đến năm 2000, các tỉnh miền núi đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Hiện nay đang duy trì nhiều hình thức lớp học sau xoá mù chữ ở cấp thôn bản. Có 8 thứ chữ dân tộc thiểu số được dạy trong các trường học với nhiều hình thức khác nhau. Các trường sư phạm miền núi, vùng dân tộc thiểu số và nhiều địa phương chú trọng dạy tiếng dân tộc cho giáo viên và cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số... Giáo dục mầm non từ chỗ hầu như không phát triển hoặc chỉ phát triển ở thị xã, thị trấn đến nay nhiều xã vùng cao, vùng sâu đã có lớp mẫu giáo. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến lớp đạt từ 85-90%, tỷ lệ bỏ học giảm đáng kể (4-6%/năm). Số lượng học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc tiếp tục gia tăng; học sinh trung học phổ thông tăng nhanh ở các vùng khó khăn như Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long... Đội ngũ giáo viên các cấp vùng dân tộc thiểu số
22Cụ thể như: Quyết định số 253-CP ngày 7-7-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về bổ sung quỹ học bổng học sinh;
sinh viên các trường sư phạm và học sinh - sính viên miền núi, Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sổ 287- CT ngày 4-8-1992 về một số vấn đề cấp bách trong công tác giáo dục - đào tạo. Quyết định số l9-TTg ngày 19-1- 1994 của Thủ tướng Chính phủ 16/GDDT ngày 14-8-1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn bản Quy định về Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.
108
bước đầu củng cố và nâng cao về số lợng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng cao, một số địa phương đã tự cân đối được giáo viên tại chỗ.
Tuy nhiên, chính sách giáo dục và tình hình giáo dục vùng dân tộc thiểu số cũng còn nh- iều bất cập và hạn chế nhất định trong việc tạo nguồn đào tạo chất lượng giáo dục và chống mù chữ còn thấp, cơ sở vật chất và điều kiện cho giáo dục nhiều vùng còn khó khăn; chính sách cử tuyển và sử dụng cán bộ sau đào tạo còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện và khắc phục trong thời gian tới.
- Về y tế, các chính sách y tế giai đoạn này được tập trung vào một số nội dung : Xây dựng và củng cố hệ thống y tế cơ sở.vùng dân tộc thiểu số như xây dựng trạm xá xã, phòng khám đa khoa khu vực, tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân ưu tiên thuốc chữa bệnh thông thường thuốc phòng chống dịch cho vùng cao, miền núi. Thực hiện chế độ cấp thuốc sốt rét, thuốc phòng chống bướu cổ, giảm giá bán muối trộn iốt cho đồng bào. Thực hiện chế độ miễn viện phí cho động bào các dân tộc ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Hệ thống hạ tầng y tế ở vùng dân tộc và miền núi được củng cố và phát triển. Tất cả các huyện đều có trung tâm y tế, 93,5% số xã miền núi vùng sâu, vùng xa có trạm y tế xã, trong đó có 83,24% số trạm đã được xây dựng củng cố, gần 100% số xã có đủ điện nước và trang thiết bị cơ sở thuốc men, dụng cụ cần thiết cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào các dân tộc.
Trên 70% số thôn bản có nhân viên y tế, 100% số xã có cán bộ y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh được kiện toàn, đầu tư về con người, trang thiết bị. Đến nay đã có trên 6.686 bác sĩ trong đó nhiều bác sĩ trình độ chuyên khoa. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng bước đầu đạt kết quả quan trọng, các bệnh dịch, sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn.
Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và dân số kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả khả quan.
Chính phủ còn thực hiện các Chương trình y tế, Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, Chương trình mục tiêu phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm vì sức khoẻ và chất lượng dân số ở vùng dân tộc và miền núi. Đối với Chương trình y tế, tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoạt động của chương trình này nhằm hướng tới việc phòng chống các bệnh bướu cổ, sốt rét, tiêm chủng mở rộng, xoá xã trắng về y tế, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhìn chung chương trình này đã phát huy được tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng đề kháng bệnh tật, chữa trị và phòng ngừa các dịch bệnh hay xảy ra trong vùng; ưu tiên dành hàng tỷ đồng cấp phát muối i ốt, trợ cước vận chuyển tới vùng sâu, vùng xa góp phần giảm tỷ lệ bướu cổ từ 54% năm 1991 xuống 40% năm 1996... Đối với Chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình nhà nước đã đầu tư kinh phí cho xây dựng trạm y tế, bệnh viện, giáo dục truyền thông. Từ năm 1992 đến 2000 vốn đầu tư cho chương trình là 2.977 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp 2.148 tỷ, vốn viện trợ và vốn vay ADB (Ngân hàng phát triển Châu á) và WB (Ngân hàng Thế giới) là 829 tỷ đồng. Phần vốn vay chủ yếu đầu tư cho xây dựng 2.291 trạm y tế, nâng cấp trang thiết bị cho 118 bệnh viện huyện và 47 trạm y tế bán và mua thuốc tránh thai. Tính bình quân mức đầu tư cho ch- ương trình này đạt 0,4USD/ người. Việc giáo dục truyền thông về dân số kế hoạch hoá gia đình tiến hành mạnh mẽ và được một số địa phương lồng ghép vào các chương trình khác nhăm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho đồng bào các dân tộc... Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được thực hiện theo Quyết định 237/1998/QĐ -TTg ngày 3 - 12- 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình cũng đã được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho thiết kế, quản lý, xây dựng xử lý, dẫn nước... đến với đồng bào các dân tộc. Giai đoạn I từ 1998-2000 đã đầu tư
109
6.200 tỷ đồng, đã thực hiện 1.260 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách nhà nước và viện trợ của nước ngoài là 458 tỷ đồng, chiếm 36,3%; Vốn huy động của dân là 802 tỷ đồng, chiếm 63,7%).
Số người được dùng nước sạch ở nông thôn từ 19,2 triệu người năm 1998 lên 25,2 triệu người năm 2000, đạt tỷ lệ khoảng 45 % dân số nông thôn được dùng nước sạch (mà vốn trước đây th- ờng dùng nước khe, suối). Chương trình mục tiêu phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm từ năm 1995 đến 2000 Chính phủ đã đầu tư 2.724 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách nhà nước là 2.004 tỷ đồng, vốn WB và viện trợ khác 720 tỷ đồng) để thực hiện củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế, đào tạo bác sĩ, y sĩ, thuốc men... Bên cạnh số xã được xây dựng trạm y tế, số bác sĩ gia tăng cho cơ sở, công tác khám chữa bệnh được tăng cường... thì số trẻ em tiêm chủng đạt trên 90%, số vụ sốt rét giảm 92%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 39,8% .
- Về văn hoá, quan điểm và đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về văn hoá dân tộc ngày càng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn cách mạng). Điều 30 Hiến pháp năm 1992, khẳng định:
"Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và, phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo, trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi truy; bài trừ mê tín, hủ tục23".
Các chính sách văn hoá - thông tin trong giai đoạn này tập trung vào các vấn đề đầu tư kinh phí xây dựng (các trạm tiếp sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, thực hiện chương trình phủ sóng vùng lõm, tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc, ưu tiên kinh phí cho các hoạt động văn nghệ truyền thống, tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và quốc tế.
Đến năm 2001 tất cả các huyện, thị miền núi đã có truyền dẫn Vi ba số, có 56% số xã được phủ sóng truyền hình; 85% dân số sử dụng sóng truyền thanh và trên 70% số xã có điện thoại.
Đặc biệt Chính phủ có các chương trình Văn hoá - Thông tin, Chương trình phủ sóng phát thanh, Dự án cấp không 18 loại báo, tạp chí không thu tiền cho vùng dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Với Chương trình văn hoá - Thông tin, Chính phủ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc nâng cao điều kiện, cơ sở vật chất hoạt động, kiện toàn tổ chức, đào tạo cán bộ hoạt động vãn hoá thông tin, củng cố và xây dựng nhà ván hoá, thư viện, câu lạc bộ, cung cấp các phương tiện nghe nhìn, xây dựng các làng văn hoá. Từ năm 1994 đến năm 2000, đã đầu tư 900 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước là 475 tỷ đồng, chiếm 48%; ngân sách hợp tác quốc tế khoảng 300 tỷ đồng, chiếm 30%; huy động của dân 215 tỷ đồng, chiếm 22%). Chương trình cũng đã đầu tư thí điểm 6 xe văn hoá thông tin lưu động, xây dựng 156 cụm văn hóa xã cung cấp thiết bị văn hóa thông tin cho 1000 xã nghèo; đào tạo 6.000 cán bộ văn hoá cơ sở cho các huyện miền núi. Ngành văn hoá thông tin các tỉnh vùng dân tộc thiểu số đã kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhiều cán bộ dân tộc thiểu số được bố trí ở cương vị chủ chốt. Từ 1994 đến 2003 ngành văn hoá đã bồi dưỡng trên 5.000 cán bộ cơ sở, 2.000 cán bộ sơ cấp, 1500 cán bộ trung cấp và 400 cán bộ cao đẳng, đại học cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Nhiều vùng đã xây dựng được nhà văn hoá, thư viện, câu lạc bộ. Các xã khu vực III thông qua chính sách trợ giá, trợ cư-
23 Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1980, 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 46.