PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
3.2. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái - Kađai
3.2.1.1. Dân tộc Thái
Tự gọi là Tay hay Cân Tay (đều mang ý nghĩa là người Thái). Gồm hai ngành chính là Thái Đen 'Tay Đăm" và Thái Trắng "Tay Đón" hay 'Tay Khao". Ngoài ra, từ năm 1 941 , còn xuất hiện ngành mới là Thái ĐỎ "Tay Đeng ở huyện Lang Chánh (Thanh Hoá). Nhưng trong các văn bản chính thức thì ngành Thái Đỏ chưa được công nhận. Dân số người Thái có 1.328.725 người (4/1999), đứng hàng thứ 3 trong danh mục dân số Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và Bắc Trung BỘ nh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình và Thanh Hoá, Nghệ An. Từ năm 1954 có một số sinh sống ở huyện Tùng Nghĩa (Lâm Đồng). Cho đến nay vẫn cha có ý kiến thống nhất về ý nghĩa của hai ngành Thái Đen và Thái Trắng.
Tất cả các nhóm Thái ở Việt Nam đều làm ruộng nước, một số làm thêm nương rẫy.
Người Thái thích ăn cơm nếp, các thức ăn khô nh nướng, sấy khô hoặc xào … Khẩu phần ưa thích truyền thống là xôi nếp - cá nướng "khảu nông na - pạ đúc pỉng ' (xôi nếp ruộng - cá trê
36
nướng). Bản Mường đông đúc, sầm uất gồm nhiều dòng họ cùng chung sống trong một bản hay theo từng dòng họ trong một bản.
Nhà truyền thống là nếp nhà sàn, tuy hình -thức cấu trúc có khác nhau chút ít giữa nhà sàn Thái Đen và Thái Trắng, nhưng nhìn chung vẫn thuộc một loại hình. Nhà người Thái Đen có hình thức mái khum mu rùa, nhất là hai đầu hồi, trên đó ghép thêm "Khau cút" (hai thanh trẻ hay gỗ vắt chéo nhau gọi là "Pạy lốm" (ngăn gió). Nhà người Thái Trắng hình 4 mái rõ ràng, cao ráo, không: có hình "Khau cút" trên 2 đầu hồi. Nhà truyền thống thường làm 2 cầu thang ở 2 đầu bên "quản"' (dành cho nam giới) và bên "chan" (dành cho nữ giới), còn gọi là cầu thang khách và cầu thang trong nhà. Trong khi nhà người Thái trắng thích trổ cửa sổ ở tất cả các gian (trừ gian ''hóng" - nơi đặt bàn thờ tổ tiên) thì nhà người Thái Đen chỉ mở cửa sổ ở phần chân giờng, các gian đầu giường thường đóng kín.
Trong xã hội truyền thống có sự phân công lao động rõ ràng "nhính dệt phại, chái xan he" (gái dệt vải, trai đan chài). Vì thế, việc trồng bông dệt vải 1à phong tục bắt buộc đối với người phụ nữ Thái. Cho nên, nghề dệt không những cung cấp đủ vải mặc cho mọi thành viên gia đình mà còn để làm sản phẩm trao đổi với các dân tộc khác. Ngoài ra, một đặc trng rất đặc biệt là mỗi cô gái đều chuẩn bị rất nhiều chăn đệm-, gối mang theo về nhà chồng để dự trữ và biếu tặng bên chồng. Phụ nữ Thái Đen đội khăn pi êu sặc sỡ với nhiều mô típ hoa văn đẹp, rõ ràng.
Trước hôn nhân, nam nữ được tự do tìm hiểu. Quá trình hôn nhân khá phức tạp, có nhiều nghi thức. CÓ tập quán ở rể (nhất là ngành Thái Đen). Gia đình nhỏ phụ hệ, nhưng vai trò ông cậu và bên ngoại rất lớn trong nhiều sinh hoạt gia đình, cưới xin, làm nhà và ma chay với thành ngữ "Tong lung ta, lục kha măng" (quý bên ngoại, con cháu khoẻ mạnh). Sinh đẻ tại nhà bên bếp lửa. Sản phụ và trẻ nhỏ được chăm sóc tận tình, chu đáo. Sau một tháng đứa trẻ được đặt tên (do bên ngoại quyết định). Người Thái Đen có tục làm "Tạy ho" (nơi trú ngụ vía đứa trẻ), Tạy Ho" con trai treo bên quản (có bàn thờ tổ tiên), con gái treo bên "chan" (sàn phơi). Không có bàn thờ mụ mà chỉ có bát mụ "thuổi bạu" sau lễ đầy tháng của đứa trẻ.
Ma chay khá tốn kém tuỳ theo khả năng con cháu. Xa kia có gia đình tổ chức tới 9 đêm mo. Nhà mồ khá đặc biệt (nhất là người Thái Đen). Nhà mồ được dựng trùm lên mộ, giống ngôi nhà ở thu nhỏ. Cạnh mộ thường cắm "Co heo" (cây phớn) để phân biệt giới tính. MỘ nam trên đỉnh cây phớn có hình "mạ pík ' còn gọi là "nộk cao" (chim thần): mình chim, đầu ngựa;
mộ phụ nữ không có hình chim thần.
Kho tàng văn học nghệ thuật dân tộc Thái rất phong phú với nhiều loại hình diễn xướng khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là các làn điệu "khắp". Hệ thống truyền thuyết, truyện cổ…
khá đặc sắc với nhiều trò chơi dân gian sôi động như kéo co, nem còn, đánh yến, múa xoè, chiêng trống, khèn bè… nổi nổi. Điệu xoè đặc trưng nhất của người Thái là xoè vòng. Theo phong tục, nam nữ đứng thành vòng tròn xen kẽ nhau, tay nắm tay cùng bước theo nhịp chiêng trống.
3.2.1.2. Dân tộc Tày: tự gọi là "Cần Tày". Tên gọi khác là Thổ. Gồm các nhóm địa phương như Xuồng, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Là cư dân có mặt sớm ở Việt Nam nên được gọi là người Thổ, với ý nghĩa là Thổ địa.
37
Dân số năm 1999 là 1 .477 .5 14 người, đứng thứ 2 sau người Kinh trong danh mục dân số Việt Nam. Phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình (ở tây Bắc rất ít người Tày). Sau 1975 có một số vào sinh sống ở vùng Tây Nguyên.
Hầu hết người Tày đều làm ruộng nước, nương rẫy chỉ là phụ. Trong truyền thống cũng thích ăn xôi nếp với các món ăn khô. Người Tày thích xào, rán và đặc biệt thịt quay. Người Tày cũng ở nhà sàn là chủ yếu, có vùng lại ở nhà đất lợp cọ hay ngói. Váy áo đều nhuộm chàm.
Trong xã hội truyền thống, chế độ "quằng" là hình thức tổ chức xã hội bao trùm lên đời sống nhân dân. Đây là một đặc thù của xã hội phong kiến vùng người Tày mang tính chất thế tập.
Mỗi thôn, bản có các gia đình nhỏ phụ hệ, quan hệ dòng họ, cộng đồng chặt chẽ.
Nam nữ Tày được tự do tìm hiểu, có tục chọc sàn, có nơi nam nữ thường ngủ chung, tâm tình trước hôn nhân. Cưới xin qua nhiều bước khá phức tạp, tốn kém. Nhiều vùng sau khi cưới cô dâu vẫn về ở bên bố mẹ đẻ cho tới khi sinh đứa con- đầu lòng mới về ở hẳn bên- chồng.
Trong quá t ình ở cữ, sản phụ phải kiêng ky trong ăn uống, sinh hoạt. Sau khi đẻ được 3 ngày mời thầy cúng. Làm lễ cúng mụ. Khi đầy tháng mới tổ chức ăn mừng và đặt tên cho đứa trẻ. ở nhiều vùng lễ này được tổ chức khá linh đình.
Ma chay được tổ chức với nhiều nghi lễ phong phú. Sau 3 năm làm lễ mãn tang (giỗ hết). Sau đó tuỳ gia đình có thể cúng giỗ hàng năm hay không. Nhà mồ người Tày sơ sài, thậm chí không có. Hầu hết các nhóm Tày đều ăn tết vào 14/7 "Xíp Xí ' tổng kết vụ cày cấy vụ mùa với lễ vật chính là thịt vịt. Trâu bò, cày bừa… cũng được cúng vía trong dịp này. Trai gái thi nhau hát "lượn" giao duyên.
Văn hoá tinh thần người Tày khá phong phú, đặc biệt là có đàn tính với các làn điệu hát Then sôi động, vui vẻ... Có lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) ở các bản lớn, trung tâm. Đây là dịp để các hình thức văn nghệ dân gian phát huy hết khả năng của mình cùng các trò chơi dân gian, đặc biệt là tục ném còn vòng.
3.2.1.3. Dân tộc Nùng: còn gọi là Nồng, gồm nhóm địa phương Nùng, Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, dùng Lời, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Rin.
Đến năm 1999, người Nùng có 856.412 người, phân bố ở các tỉnh "liền núi phía Bắc, chủ yếu là các tỉnh vùng Đông Bắc như; Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Sau 1975 có một số vào sinh sống ở vùng Tây Nguyên (vùng Tây Bắc ít người Nùng cư trú). Phần lớn người Nùng ở Việt Nam đều di cư từ vùng người Choang (Quảng Tây - Trung Quốc) sang khoảng từ 200 - 300 năm nay. Tuy đều gọi là người Nùng, nhưng giữa các nhóm địa phương có những phong tục tập quán khác nhau.
Người Nùng có truyền thống làm ruộng nước, nhưng nhiều nơi không có điều kiện phải làm nương rẫy. Lúa, ngô là lương thực chính. CÓ ngành Nùng Cháo thường dùng bột ngô nấu cháo đặc, có khi nấu cháo gạo ăn thay cơm. Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, đó là bộ y phục bằng vải thô tự dệt nhuộm chàm, hầu nh không thêu thùa trang trí. Riêng nhóm Nùng Hùa Lài có một số trang trí bằng chỉ thêu trên hò áo và khăn đội đầu (nên gọi là Nùng Đầu hoa). Phụ nữ mặc quần thụng chân què, áo 5 thân cài cúc bên nách phải dài quá hông. Đa số người Nùng ở nhà sàn. Nhưng ngôi nhà sàn của người Nùng khá đặc biệt: chỉ có 2 mái chính, 2 mái phụ thường kín hoặc bỏ trống tận đầu hồi.
38
Phần gấm sàn thường dợc thưng kín bằng tre nứa hay tường - loại nhà đất trình tường cũng khá phổ biến, nhất là vùng biên giới. Có nhà dựng theo kiểu pháo đài, có lô cốt và lỗ châu mai để tự vệ chống bọn cướp và giặc giã. Nam nữ được tự do yêu đương. Con trai thường tặng quà cho các cô gái bằng các đồ vật do mình làm ra nh đòn gánh, giỏ đựng con bông "thắp lì", con sợi "cỏm lót", còn các cô gái lại tặng con trai áo và túi thêu tự làm. Nhưng, quyền quyết định trong hôn nhân lại do bố mẹ, gia đình xem có môn ăng hộ đối hay không. Các nhóm Nùng có tục lệ sau khi cưới, sau lễ lại mặt cô dâu được phép ở lại nhà bố mẹ đẻ đến khi có con đầu lòng mới nhà chồng. Trẻ sinh ra 3 ngày phải lập bàn thờ mụ, khi đầv tháng phải làm lễ đặt tên.
Quá trình làm ma chay khá phức tạp bằng nhiều nghi thức nhằm tiễn hồn người chết về thế giới bên kia với tổ tiên. Ngoài tín ngưỡng đa thần, người Nùng còn thờ Thánh thần, Khổng Tử và Quan âm Bồ Tát. Đạo giáo khá phát triển được thể hiện ở các nghi lễ của thầy Tào.
Người Nùng cũng ăn tết 14/7 "Xíp Xí" và có lễ hội Lồng tồng như người Tày. Có chữ nôm Nùng và kho tàng văn học nghệ thuật, văn hoá dân gian khá phong phú.
3.2.1.4. Dân tộc Giáy: còn có tên gọi khác là người Nhắng hay Giẳng;
Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Dân số đến năm 1999 có 49.098 người. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu. Đồng bào làm ruộng nước là chính, nương rẫy là phụ, nghề dệt vải phát triển. Phụ nữ mặc quần, áo 5 thân cài khuy nách phải, hò áo thường nẹp mảnh vải khác màu. Phụ nữ vấn tóc đội khăn vuông trùm lên. Nam giới mặc quần lá toạ, áo ngắn xẻ ngực.
Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống. Hiện nay phần lớn đều ở nhà đất nhưng vẫn lu lại phần sàn phơi phía đầu nhà. Nhà người Giãy có 3 gian, bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa kể cả nhà sàn và nhà đế.
Nam nữ tự do tìm hiểu, có tục kéo vợ và nghi thức cưới xin phức tạp, lễ vật khá tốn kém.
Trẻ đầy tháng làm lễ đặt tên, lập lá số để sau này so tuổi khi lấy vợ lấy chồng. Đám ma khá tốn kém, xa kia thường kéo dài tới 5, 7 ngày với nghi lễ thả đèn trôi sông, rước hồn đi dạo, để tang một năm.
Người Giáy thờ cúng tổ tiên và các loại ma tự nhiên, trong đó chú trọng cúng thổ địa và thần giữ cửa. Có lễ hội "Roóng poọk" (là lễ hội xuống đồng của người Giáy). Văn nghệ dân gian phát triển, nhất là các điệu hát dân gian, gọi là "phớn" hay "vơn" khá phổ biến trong các dịp cưới xin, mừng nhà mới.
3.2.1.5. Dân tộc Lào: ở Việt Nam có 2 nhóm Lào là Lào "bốc" (Lào Cạn) và Lào nước hay Lào Nhỏ "Lào Nọi". Có tên khác: Thay hay Duôn Thay Duôn.
Dân số 11.611 người, phân bố ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La (sông Mã), Lai Châu (huyện Phong Thổ và một số ở huyện Than Uyên).
Người Lào sống bằng nghề canh tác ruộng nước là chính. Nghề dệt vải phát triển, nhất là dệt thổ cẩm. Phụ nữ mặc váy thêu trang in những mảng hoa văn lớn, sặc sỡ áo ngắn xẻ ngực cài khuy bạc. Xa kia phụ nữ thích choàng khăn vắt chéo vai "Phạ biêng" - nam giới mặc quần lá toạ, áo cổ đứng xẻ ngực nhuộm chàm đen, đầu chít khăn. Đôi khi, nhất là mùa nóng đàn ông thường quấn xà rông thay quần dài.
39
Người Lào ở nhà sàn, thích ăn xôi nếp, mắm cá "Pa đẹc", các loại thịt, cá sấy khô
"dáng", gia vị rất cay. Hỗn nhân thuận chiều, con trai bên chị em gái được khuyến khích lấy con trai bên ngoại, cấm ngợc lại. Gia đình nhỏ phụ quyền - Phụ nữ thích búi tóc ngợc đỉnh đầu lệch về phía bên trái.
Trẻ sơ sinh được làm lễ đặt tên sau một tháng. Thời gian ở cữ sản phụ
phải giữ gìn, kiêng cữ khá nhiều điều, nhất là trong ăn uống. Người Lào chỉ thiêu xác đối với những người đứng đầu bản "nai bản",còn lại là địa táng. Nghiêm cấm khóc lóc trong đám tang (chết là sự thay đổi thế giới - môi trường "sống" khác). Đồng bào theo đạo Phật và án Tết chính vào tháng 4 dương lịch "Bun Pi may" (phớc năm 'mới) hay còn gọi là "Bun hót nặm"' (Tết té nước). Nhưng đồng bào vẫn giữ một số tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là lễ "Xo phôn"
(cầu ma) hay lễ ăn cơm mới…
Trẻ em được học chữ Lào viết trên lá cọ "bay lan", xa kia trẻ em phải trải qua 3 năm đến 7 năm học sách Phật, học xong được thầy chứng nhận "siêng" (sáng sủa hay đã hiểu biết).
Người Lào thích vui nhộn, lăm, khắp, múa lăm vông sôi động cùng chiêng trống và khèn bè.
3.2.1.6. Dân tộc Lự. còn được gọi là Lừ hay Thay Lự, Thay. Tên gọi khác là Nhuồn hay Duồn (với nghĩa là Thái lớn). Dân số năm 1999 là 4.964 người, phân bố ở huyện Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu). Đồng bào tự nhận là
Lừ Đăm (Lự Đen) để phân biệt với Lừ Khao (Lự Trắng) ở Síp-song-păn-na (Trung Quốc). Lịch sử tộc người khá đặc biệt, xa kia người Lự sinh sống chủ yếu ở Xam Mứn (Điện Biên). Họ là chủ nhân ông của thành Tam vạn "Xam Mứn" mà sau này Hoàng Công Chất đã tiếp thu, phát triển để chống giặc Cờ vàng. Đồng bào rời Điện Biên khoảng thế kỷ XVIII do chiến tranh.
Người Lự canh tác ruộng nước là chính, hệ thống thuỷ lợi khá phát triển. Trồng lúa nếp, ăn xôi nếp là truyền thống lâu đời. Nghề canh cửi phát triển, thêu dệt thổ cẩm, rèn gơm nổi tiếng.
Phụ nữ mặc váy trang trí hoa văn sặc sỡ, áo ngắn vắt chéo tà thêu hoa văn và đính cúc bạc. Răng thích bịt vàng, nhuộm răng đen - Khăn đội đầu mầu đen thêu hoa văn hai đầu đội theo kiểu khăn xếp. Phụ nữ thích đeo vòng cổ bằng bạc buộc lại với nhau bằng một đoạn xà tích ngắn buông thõng. Nam giới mặc quần lá toạ, áo cánh xẻ ngực nhuộm chàm. ống quần từ đầu gối trở xuống có thêu hoa văn. Đàn ông thích đeo gươm.
Người Lự ở nhà sàn 4 mái, bếp đặt gian giữa. Gia đình nhỏ phụ hệ. Tự do hôn nhân, nhưng có tục hôn nhân ngợc chiều, nghĩa là sau hai, ba đời anh em trai bên vợ có thể lấy vợ bên nhà chồng "Dao khâu đồng, lấy vợ chồng theo lối cũ , là câu tục ngữ nói về hiện tượng này. Sau khi trẻ đầy tháng phải mời ông "máy" (thầy) đến tìm tên cho đứa trẻ (bói đặt tên), nữ thường đặt tên quý hiếm nh ngọc "kẻo" hay nam thường đặt theo vật quý là vàng bạc "khăm",
"ngân". Người Lự cũng theo tín ngưỡng đa thần và thờ cúng tổ tiên là chính. Tháng Giêng có lễ cúng cấm bang "căm bạn" (cấm bản) ở đầu bản, cành sông, suối. Tháng 3 cúng cấm rừng
"dông căm", mồng 6 tháng 6 cũng có lễ cúng cấm rừng như tháng 3. Thời gian cấm bang "nội bất xuất, ngoại bất nhập" từ 3 đến 9 ngày, gọi chung là "căm bạn, căm mơng" (kiêng bản, kiêngMường). Xa kia, hàng năm người Lự có làm lễ mừng năm mới "Bun pi may" và "Bun
40
huốt nặm" vào tháng Một, Chạp và phóng ống pháo sáng "Bun băng phay" (Bun ống lửa) vào tháng 2, 3 theo lịch của Lự (tháng Giêng lịch Lự tơng ứng với tháng 10 âm lịch).
Chữ Lự theo mẫu tự Pali, trẻ em 7, 8 tuổi có tục lệ đến học chữ với ông sư "hẩu chua".
Bút được vót từ vỏ cây guột khô, giấy làm từ lá cọ rừng "bay lan", hay vải trắng viết bằng mực tàu. Văn nghệ dân gian Lự khá phong phú và được hội tụ ở tập quán chơi sân "ỉn khống". Hát Lự thường đối đáp nam nữ, nhưng nữ phải bịt đầu bằng khăn đỏ và hát theo nhịp điệu sáo của bên trai (kiêng nhìn thấy mặt nhau khi hát).
3.2.1.7. Dân tộc Bố Y. còn có tên khác là Chủng Chá hay Trọng Gia, nhóm địa phương là Tu Dí hay Pu Nà. Dân số năm 1999 là 1.864 người, phân bố chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang.
Người Bố Y làm nương rẫy là chính (khác với các dân tộc nói tiếng Thái trên đây). Đồng bào coi bột ngô là loại lơng thực chủ yếu (đồ bột' ngô làm mèn mén). Biết trồng bông dệt vải.
Phụ nữ mặc váy kiểu váy HMông, in hoa văn bằng áp ong. Áo ngắn 5 thân, ngực mặc yếm (xiêm). Đeo nhiều trang sức bằng bạc, tóc búi ngợc đỉnh đầu, đội khăn xếp nhiều vòng có thêu hoa văn trước trán. Chị em thường đeo tạp dề. Riêng nhóm Tu Dí mặc giống người Hán, nhưng ống tay áo rời.
Nhà ở truyền thống là nhà đất, trình tờng lợp gianh' hay ngói, có nhà lợp gỗ miếng. Có sàn gác trên quá giang để lơng thực hay làm chỗ ngủ cho con trai chưa vợ. Trước khi cưới, nam nữ phải xin lá số để so tuổi. Nhà gái thưởng tặng nhà trai 10 quả trứng gà nhuộm đỏ để tỏ lòng quý mến. Khi về nhà chồng, cô dâu cưỡi ngựa do em gái chồng dắt và mang theo một cái kéo, một con gà mái nhỏ đến giữa đường thì thả vào rừng Trẻ sơ sinh được 3 ngày làm lễ cúng mụ, đặt tên tục, khi đầy 2, 3 tuổi mới đặt tên chính thức. Đám ma khá đặc biệt, khi khiêng quan tài ra huyệt phải nghỉ 3 lần (nếu vợ hoặc chồng còn sống), nghỉ 4 lần (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước). Tục để tang 3 năm, trong thời gian để tang, đàn ông không được uống rợu, phụ nữ không được đeo trang sức, không được cưới xin…
Tín ngưỡng đa thần, nhà có 3 bát hương thờ trời, táo quân và tổ tiên, gần bàn thờ có một bát hương thờ thổ địa. Trong năm có nhiều lễ tết: Rằm tháng Giêng, 30 tháng Giêng, tết Hàn thực Đoan Ngọ, mùng 6 tháng 6, rằm tháng 7, cúng cơm mới tháng 8 hoặc tháng 9. Văn nghệ dân gian phát triển, đặc sắc nhất là thổi kèn lá phụ hoạ hát đối đáp tại chợ phiên hay tại nhà.
3.2.1.8. Dân tộc Sán Chay: tên gọi khác là Hơn Bán, Chùng, Trại, nhóm địa phương là Cao Lan, SánChỉ. Dân số có 147.315 người, phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lạng Sơn.
Đồng bào làm ruộng nước là chính, nương rẫy đóng vai trò quan trọng, đánh bắt cá lành thạo. Tập quán ăn cơm tẻ, phụ nữ ăn trầu, đàn ông hút thuốc lào ở nhà sàn giống người Tày.
Phụ nữ mặc váy đen chàm, áo dài có trang trí hoa văn ở hò và lung áo, ngày lễ tết chị em thích thắt chống 2, 3 chiếc thắt lưng nhiều màu khác nhau. Nam mặc quần lá toạ, áo ngắn xẻ ngực nhuộm chàm. Nam nữ tự do tìm hiểu, khi đón dâu tất cả y phục đoàn đón dâu phải được tập trung lại tại nhà trai cho thầy cúng làm phép và đoàn đón dâu phải chui qua cái ô do thầy cúng giơng dới mái gianh nhà trai. Sau khi cưới, cô dâu được phép ở lại bên bố mẹ vợ cho đến khi sắp đẻ mới về ở hẳn nhà chồng. Trong vòng 42 ngày sau khi đẻ, cấm người lạ vào nhà, sau 3 ngày cúng mụ. Đám ma chịu nhiều nghi lễ của 'Đạo Phật và Đạo giáo Ngôi nhà táng được làm