PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT
6.3. Bài học lịch sử và những kinh nghiệm về chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam
Qua các vương triều phong kiến Việt Nam, tuỳ từng lúc, từng nơi mà chính sách dân tộc được đề ra và thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, tư tưởng chỉ đạo của quá trình này là dựa vào khối cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất một cách tự nhiên từ thuở mới dựng nước.
Điều tưởng như đơn giản đó là thứ sức mạnh tinn thần mà nhân dân các dân tộc Việt Nam sản sinh ra. Với huyền thoại về nguồn gốc dân tộc (có người bảo là chỉ riêng người Việt), nghĩ như thế là không đúng. Bởi với 15 bộ lạc của nước Văn Lang thuở đó, đã ai dám chắc họ là những dân tộc cụ thể nào. Ở đây, chúng tôi tạm gọi là người Việt cổ. Trong khối người Việt cổ ấy chắc chắn phải bao gồm nhiều tộc người vì, ít ra nó cũng đã trải dọc được gần một nửa chiều dài đất nước (từ quận Giao Chỉ đến tận Cửu Chân - miền Trung nước ta) .
Như vậy khối người Việt cổ ấy đều thừa nhận và tự hào rằng họ là dòng giống Lạc Hồng hay con Rồng cháu Tiên. Cho đến nay, tại bộ lạc Rồng (Long Biên) của quận Giao Chỉ thời đó bên bờ sông Đuống (huyện Thuận Thành - Bắc Ninh) vẫn sừng sững khu lăng mộ Kinh Dương Vương và khu mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Lạc. Cho dù đấy là huyền thoại thì huyền thoại đó đã trở thành sức mạnh thực tế, bao đời nay nhân dân ta tin vào nó và tự hào vì điều đó.
Đó là nguồn sức mạnh tinh thần vốn chính sách rất tự nhiên không một vương triều nào sáng tạo ra được và cũng không có vương triều nào dám phủ định sự thật đó. Chúng tôi tạm gọi đó là sức mạnh tự nhiên hay chính sách dân tộc tự nhiên của các dân lộc Việt Nam.
Điều đó tuỳ từng vương triều có thể sáng tạo thêm hay thêm bớt cho phù hợp với mình, nhưng cái cốt lõi đó chính là bài học có giá trị xuyên suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam. Như phần bài 2 đã trình bày, cái điều tự nhiên các dân tộc Việt Nam sinh ra từ một bọc thai của Bà Mẹ âu Cơ không phải ở' đâu cũng có, muốn cũng không được.
Từ một bọc thai ấy, các dân tộc được sinh ra đều cùng một giống nòi, cùng một dòng máu, chung một huyết thống. Và cái điều đơn giản, nhng hiển nhiên đó không phải ai thích cũng tạo ra được. Tất cả đều chung một họ. Trung Quốc to lớn như thế, nhưng xã hội của họ không thể có được điều đó. Ở đấy mỗi họ là một dòng giống riêng và các dòng họ đó từ thuở xa xưa đến
84
nay luôn luôn tranh giành nhau và thay nhau trị vì đất nước. Xã hội Trung Quốc là xã hội các dòng họ. Điều đó hoàn toàn khác với ta: cả nước là một dòng họ, cùng một dòng máu. Đó chính là cốt lõi, là sức mạnh, sức sống muôn đời của chính sách dân tộc Việt Nam. Cái thứ chính sách ấy tự nhiên nh vốn có nh thế từ khi hình thành dân tộc Việt Nam (người Việt cổ).
Từ đó, từ các triều đại phong kiến đến nay, dù ở chế độ chính trị nào, thời kỳ lịch sử nào và cả hôm nay nữa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cái cốt lõi tự nhiên đó vẫn là một chỗ dựa vững chắc, là sức mạnh tinh thần của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Khối đại đoàn kết, thống nhất của các dân tộc Việt Nam được sản sinh ra một cách tự nhiên nh- ư thế và được thử thách qua thời gian lâu dài như thế chính tà chính sách dân tộc Việt Nam.
Còn là con cháu người Việt cổ hãy luôn luôn tâm niệm và phát huy thứ sức mạnh vô giá đó mà ông cha ta để lại. Từng thời đại có thể có những giải pháp cụ thể khác nhau, nhng cái được gọi là chính sách dân tộc Việt Nam chinh là sức mạnh cố kết từ cội nguồn đó. Đó là bài học, là kinh nghiệm và là cái chất tinh tuý nhất của chính sách dân tộc Việt Nam. .
Xuất phát từ quan điểm nhất quán trên, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm một điều rất cơ bản mà lâu nay chúng ta hay phạm phải. Đó là vấn đề lý thuyết về chính sách dân tộc. Từ xa xưa đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ cái ý nghĩa của từ đồng bào mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nhấn mạnh ngay từ lời Tuyên ngôn độc lập sinh ra Nước Việt Nam mới. Từ đó đã nói lên được hết ý nghĩa mà quan điểm trên đây của chúng tôi đã trình bày. Các dân tộc Việt Nam vì từ một bọc thai mà ra nên cùng cha cùng mẹ và tất nhiên là cùng một dòng máu - cùng dòng giống Lạc Hồng. Đấy là căn cứ, là cơ sở, là nền tảng để chúng ta, dù ở thời đại nào, chế độ nào cũng phải dựa vào để xây dựng chính sách dân tộc của mình.
Từ đó đừng quan niệm Việt Nam là một xã hội bao gồm nhiều dòng họ như Trung Quốc (cho dù thực tế là như thế). Nếu như thế, sẽ không khai thác hết được thế mạnh cùng chung nguồn gốc, cùng chung dòng máu của các dân tộc Việt Nam để phát huy được hết sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc thống nhất đất nước.
Vì mục đích của chính sách ở thời đại nào cũng chỉ nhằm củng cố sự đoàn kết, thống nhất quốc gia, bảo toàn- nền độc lập tự chủ khẳng định vị trí quyền lực của Nhà nước trung - ương; tranh thủ, khai thác sức mạnh tổng lực các dân tộc miền núi. Để thực hiện những mục đích trên, ông cha ta đã vận dụng nhiều giải pháp như ky mi, ràng buộc, phủ dụ, ban thưởng, ban tước trao một số quyền lực và đặt hệ thống các tù trưởng vào hệ thống hành chính Nhà nước trung ương… Đồng thời ban hành những chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá phù hợp với các dân tộc, các vùng, miền…Chính sách dân tộc luôn là vấn đề chiến lược và phải luôn giải quyết ở tầm chiến lược để đảm bảo sự bền vững chứ không mang tính đối phó, giải pháp tình thế.
Để thay lời kết luận, chúng tôi muốn so sánh những điều cơ bản nhất của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay với chính sách dân tộc các triều đại trước đây.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là 3 nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc ở Việt Nam. Trên cơ sở 3 nguyên tắc này, trong thực tế đã đem lại nhiều quyền lợi cho các dân tộc, tiến tới hoà hợp với nhau.
85
- Thực hiện chính sách dân tộc không tách rời các chính sách cụ thể về kinh tế, văn hoá, xã hội... Đây không phải là những biện pháp ban phát, ban ơn, thương hại, tìm ra những giải pháp thích hợp để các dân tộc phát huy thế mạnh và năng lực của mình tự vươn lên trong điều kiện, hoàn cảnh của mình.
Bình đẳng dân tộc là hạn chế căn bản nhất trong chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến. Họ bị phân biệt đối xử như người ngoài cuộc.
- Đặc biệt, các dân tộc thiểu số luôn bị các vương triều phong kiến nghi ngờ, cảnh giác, không đáng tin cậy mà luôn phải tìm cách thu phục, ràng buộc, an ủi.
- Trong các xã hội phong kiến, các dân tộc thiểu số là đối tượng để đồng hoá dưới chiêu bài giáo hoá bởi nhiều hình thức.
- Các vương triều phong kiến coi các dân tộc là lực cản trong quá trình phát triển của dân tộc và luôn bị coi là những người thấp kém cần phấn đấu bằng người đa số. Tư tưởng Đại Việt của dân tộc hoá luôn được đề cao khiến các dân tộc thiểu số càng tự ti, mặc cảm dân tộc và không dám tin vào sức mình. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tìm mọi cách khắc phục những hạn chế đó.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam?
2. Bài học kinh nghiệm về chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam?
86