PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CHƯƠNG 5: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN NAY
5.3. Các nguyên tắc cơ bản để hoạch định chính sách dân tộc
Đảng ta trên cơ sở quán triệt cương lĩnh về dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin nên ngay sau khi ra đời đã xây dựng những nguyên tức cơ bản cho vấn đề dân tộc ở nước ta đó là: Binh đẳng giữa các dân tộc, Đoàn kết giữa các dân tộc, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Các nguyên tắc cơ bản là những cơ sở quan trọng, là định hướng xuyên suốt trong mọi thời kỳ cách mạng để hoạch định chính sách dân tộc. Chính sách dân tộc trong thực tiễn cách mạng nước ta trong suốt thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI rất da dạng và phong phú. phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng nhưng các nguyên tắc cơ bản được quát triệt và xuyên suốt tạo nên tính ổn định và hiệu quả góp phần làm nên thành tựu vĩ đại của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm giành lại hoà bình, thống nhất đất nước và đang từng bước thu được những thành quả quan trọng trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
5.3.1. Bình đẳng giữa các dân tộc
Bình đẳng giữa các dân tộc là một thái độ khách quan, thái độ chính trị đúng đắn của giai cấp cầm quyền trong một quốc gia đa dân tộc trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với các dân tộc. Đây là luận điểm quan trọng về dân tộc của học thuyết mác xít - lênninít được Đảng ta quán triệt và vận dụng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Bình đẳng về dân tộc là thực hiện quyền ngang nhau của mỗi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số; da trắng hay da vàng, da đen; trình độ phát triển cao hay thấp. Bình đẳng về dân tộc là thực hiện quyền ngang nhau của mọi thành phần dân tộc về các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội (tự quyết, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá...) thông qua các hình thức pháp lý
5.3.2. Đoàn kết các dân tộc
Đoàn kết các dân tộc là sự đoàn kết giữa những người lao động thuộc các thành phần tộc người khác nhau vì trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì sự phát triển của con người và của các tộc người. Đoàn kết là nguyên tắc quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Dân tộc ta trong lịch sử vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc và đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước. Đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta là phát huy truyền thống yêu
73
nước của dân tộc trong thời đại mới. Đoàn kết các dân tộc là nguyên tắc ngay từ đầu được Đảng và Nhà nước ta coi trọng như một "tài sản" vô giá của quốc gia và vận dụng một cách sáng tạo để tập hợp lực lượng, nhân tài vật lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đã tạo nên sức mạnh vật chất rất to lớn đáng thắng các thế lực ngoại xâm hùng mạnh của thời đại và tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá với những thành công quan trọng bớc đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở đồng bào, chiến sĩ, cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần đoàn kết mọi nơi mọi lúc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công"… Đoàn kết với vị trí, vai trò lịch sử và hiện đại của nó là nguyên tắc quan trọng trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc. Có thể nói điều đó cũng chính là yếu tố tạo nên tính đặc thù của chính sách dân tộc ở nước ta thời gian qua, hiện nay cũng như về sau.
5.3.3. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc
Nguyên tắc này ra đời được xuất phát trong điều kiện các thành phần tộc người ở nước ta vừa đông, vừa phát triển rất không đồng đều trên nhiều bình diện với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Xuất phát từ những lý do lịch sử, các thành phần tộc người ở nước ta có những trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau . Mặt khác, nước ta do đặc điểm lịch sử nên tiến trình dựng nước luôn đi đôi với giữ nước. Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc để xây dựng, phát triển đất nước không chỉ hao người, tốn của của quốc gia mà còn là nguyên nhân thường xuyên và quan trọng kéo chậm nhịp độ phát triển của quốc gia và của các tộc người… Trong tiến trình phát triển của các quốc gia láng giềng và trên thế giới nếu không bị chiến tranh thì nhịp độ phát triển sẽ hoà nhập vào mặt bằng phát triển chung của quốc tế.
Tất cả các yếu tố, nguyên nhân trên tác động và chi phối sâu dắc đến chiến lược hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trong bối cảnh đó không chỉ là nguyên tắc mà còn là quy luật tất yếu trong chính sách, chiến l- ược phát triển của dân tộc Việt nam và của các thành phần tộc người trong quốc gia. Chính sách dân tộc nếu không quán triệt nguyên tắc tương trợ, không thấy được tình hình phát triển rất không đồng đều, không thấy được các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong lịch sử và hiện tại chi phối lối sống, phong tục tập quán, chi phối dân trí; không thấy được cái tạo nên mức sống thấp, nghèo nàn.
Tương trợ cũng là thể hiện bản chất giai cấp và phát huy truyền thống tết đẹp của dân tộc của nhà nước vô sản "của dân, do dân và vì dân" của Đảng và Nhà nước ta. Tơng trợ là biện pháp cụ thể để thực hiện quyền phát triển của các tộc người trong một quốc gia, khác phục tư tưởng dân tộc lớn sự chia rẽ dân tộc, lợi dụng sự chậm phát triển để vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức lao động rẻ mạt của các dân tộc chậm phát triển… của giai cấp tư sản. Dân tộc ta vốn có truyền thống tương thân tương ái "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "lá lành đùm lá lách". Chính điều đó là một trong những yếu tố đã tạo nên "bản lĩnh, bản sắc dân tộc", tạo nên sức mạnh diệu kỳ của Việt Nam trong các cuộc đối đầu lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chính sách dân tộc trong mọi thời kỳ tuy có khác nhau về nội dung cụ thể nhưng bản chất của nó là thực hiện một trong những nguyên tắc tương trợ, đổng bào các dân tộc giúp đỡ lẫn nhau: đa số giúp đỡ thiểu số, thiểu số giúp đỡ thiểu số, thiểu số giúp đỡ đa số... cùng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
74
triển kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục, đào tạo cán bộ, đảm bảo an nỉnh quốc phòng các vùng miền của tổ quốc".
Các nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc là thể hiện bản chất của chế độ, của giai cấp cầm quyền vì sự cùng phát triển của các thành phần tộc người trong một quốc gia đa dân tộc. Ba nguyên tắc có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau tạo nên hệ quả của chính sách dân tộc, đồng thời cũng là phản ánh đặc điểm của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam ta. Thực hiện quyền bình đẳng là một vấn đề lâu dài trên nhiều bình diện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội…, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả quyền bình đẳng thì trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc phải quán triệt và thực hiện được nguyên tắc đoàn kết. Bình đẳng để đoàn kết, đoàn kết để thực hiện bình đẳng có hiệu quả, chất lượng. Tương trợ giúp nhau cùng phát triển là giải quyết mối quan hệ dân tộc nhằm mục tiêu cùng phát triển thông qua hệ thống chính sách dân tộc trên nhiều bình diện đối với các dân tộc ở nước ta. Quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc tương trợ giúp nhau cùng phát triển cũng là tạo thêm các tiền đề vật chất và tư tưởng để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết... Trong mỗi giai đoạn cách mạng việc quán triệt và thực hiện các nguyên tắc trên có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau ngày càng cao và phức tạp hơn trong bối cảnh tình hình dân tộc tôn giáo trong nước và quốc tế có nhiều biến động cũng như trong điều kiện cơ chế thị trường.
CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đặc điểm của chính sách dân tộc?
2. Các nguyên tắc cơ bản để hoạch định chính sách dân tộc?
75