Những đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 54 - 60)

PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

4.1. Những đặc điểm chung

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc gồm 54 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Bên cạnh người Việt (Kinh) là dân tộc đa số có dân số đông hơn cả thì còn 53 thành phần dân tộc thiểu số, nhưng với số dân khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số người Việt. Nhưng, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam lại chiếm tới hơn 3/4 diện tích lãnh thổ nội địa của cả nước. Trong đó, có một số dân tộc thiểu số cũng sinh tụ ở đồng bằng như người Khơme ở Nam Bộ (tập trung đông đúc ở tỉnh Sóc Trăng); người Chăm ở cực Nam Trung Bộ, hay một số sinh sống ở thành phố như người Hoa (tập trung ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh).

Với địa bàn cư trú như thế, các dân tộc thiểu số có vị trí quan trọng lớn về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Riêng người Việt lại tập trung đông đúc ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế hay thành phố Hồ Chí Minh… và các trung tâm kinh tế và văn hoá lớn của đất nước. Trong khi người Việt có mặt hầu như ở tất cả các vùng miền của lãnh thổ cả nước, từ các vùng trung tâm tới tận các vùng miền núi xa xôi, các vùng hải đảo lẻ tẻ... thì 53 thành phần dân tộc thiểu số lại sinh tụ chủ yếu ở các vùng miền núi, đặc biệt là các vùng biên giới hẻo lánh. Nước ta có tới 3.200km đường biên giới trên bộ liền kề với 3 nước láng giềng nh Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Cămpuchia.

Các dân tộc thiểu số không chỉ gần gũi với các nước láng giềng về đường biên giới mà còn có mối quan hệ thân thuộc với nhiều dân tộc thiểu số ở các nước láng giềng đó. Cho đến nay mối quan hệ giữa các dân tộc sống dọc hai bên biên giới ngày càng có cơ hội và điều kiện tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau sâu sắc hơn. Điều đó không chỉ đem đến sự hiểu biết, thân thiện giữa các dân tộc này với nhau mà còn tạo nên một "phên giậu" ứng chắc cho trật tự, an ninh vùng biên giới. Vì thế, địa bàn c trú của các dân tộc thiểu số ở nước ta không chỉ có tầm quan trọng về mặt chính trị, quốc phòng mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài bảo toàn lãnh thổ Việt Nam. Do địa bàn cư trứ của các dân tộc thiểu số chủ yếu là ở miền núi và các trùng biên giới xa xôi, hẻo lánh, nên khó khăn đầu tiên và lớn nhất là đường giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện đi lại thuận lợi, gây trở ngại rất lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội. Hơn nữa, sự cách trở này còn gây trở ngại lớn cho sự giao lu kinh tế, văn hoá với các vùng miền trung tâm và với nhiều dân tộc anh em trong nước.

Như vậy, về địa bàn cư trú của các dân tộc ở Việt Nam rất khác biệt nhau về địa hình, điều kiện địa lí tự nhiên và những thuận lợi cơ bản để các dân tộc cùng phát triển. Đây là cản trở lớn nhất mang tính tự nhiên, nhiều khi quá tầm tay của ý muốn chủ quan. Tuy trong thực tế, Đảng và Nhà nước đã cố gắng tìm mọi cách khắc phục, nhưng đôi lúc cũng bất lực hoặc khắc phục chưa được bao nhiêu. Có thể nói, đặc điểm lớn nhất, nổi bật nhất chi phối đến nhiều vấn đề khác của các dân tộc Việt Nam là đặc điểm này.

4.1.2. Sự phân bố dân số không đồng đều

Cho đến nay, cả nước có khoảng 80 triệu người, trong đó dân tộc đa số (người. Việt) chiếm tới hơn 60 triệu, còn lại là các dân tộc thiểu số. Trong đó, dân số giữa các dân tộc thiểu số cũng rất khác nhau. Cho đến nay, chỉ có 4 dân tộc là Tày, Mường, Thái, Khơme có dân số

55

trên một triệu người; 4 dân tộc có dân số trên 60 vạn người nh người Hoa, người Nùng, người HMông, người Dao; có 9 dân tộc nh người Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơđăng, Sán Dìu, CƠ Ho, Hrê có dân số từ 1 0 vạn đến 60 vạn người; 1 9 dân tộc có dân số từ 10 000 đến 100.000 người; 12 dân tộc có dân số từ 1.000 đến dới 1 vạn người và 5 dân tộc có từ 300 người đến hơn 800 người như: người Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu, Pu Péo, Si La.

Qua các số liệu về dân số trên cho thấy đặc điểm về sự phân bố dân số rất đặc biệt ở nước ta là giữa các dân tộc dân số không đồng đều. Sự chênh lệch rất lớn giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau về dân số cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sự phát triển của các dân tộc ở Việt Nam. Hơn nữa, điều đó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, văn hoá truyền thống của các dân tộc. Theo quy luật của sự phát triển, những dân tộc nào có dân số dới 10.000 người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo tồn ngôn ngữ tộc người. Một khi ngôn ngữ tộc người khó bảo tồn thì văn hoá truyền thống cũng sẽ nhanh chóng biến đổi, thậm chí lu mờ rồi mất hoàn toàn.

Hiện nay ở nước ta đã có một số dân tộc như người Minh Mun, người Kháng, người La Ha, người Ơ Đu, người Đan Lai Ly Hà… đã hầu như quên mất tiếng mẹ mình và họ phải dùng tiếng Thái làm tiếng nói của dân tộc mình. Đây không phải là sự đồng hoá hay có một lý do bắt buộc nào khác từ bên ngoài mà là do nhu cầu tự thân để phát triển của các dân tộc này. Hơn nữa, trước sự biến đổi của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, việc mai một ngôn ngữ, văn hoá truyền thống của các dân tộc có dân số ít sẽ càng trở nên phổ biến hơn. Cũng theo xu thế nh thế, một vấn đề bức xúc hiện nay là các dân tộc thiểu số không thể cỡng lại sức hút của ngôn ngữ và văn hoá dân tộc đa số. Để phát triển và khẳng định mình, hiện nay các dân tộc thiểu số buộc phải thông thạo tiếng phổ thông (tiếng Việt). Đây là sự cần thiết của một quốc gia thống nhất, đồng thời cũng là sự cấp thiết để phát triển với từng dân tộc thậm chí đến từng người.

Dù muốn hay không, sự thống nhất của một quốc gia thống nhất cán có một nền giáo dục thống nhất. Điều đó khiến chơng trình giáo dục phổ thông từ mẫu giáo cho đến các cấp cao hơn và cả các cấp sau đại học đều phải học tiếng phổ thông. Nếu ai đi ra ngoài nền giáo dục đó sẽ không thể phát triển. Đó là sự cần thiết mà từng dân tộc, từng cá nhân đều tự nhận biết và phải cố gắng để có được trình độ phổ thông, ở đây là trình độ tiếng phổ thông. Vì thế, dù dân số ít hay nhiều thì xu thế này sẽ trở thành phổ biến, bắt buộc các dân tộc ít người phải học tiếng phổ thông, giỏi tiếng phổ thông.

Thực ra, ở đây không còn là trường hợp do có dân số ít mà tiếng nói dân tộc sẽ mất dần đi mà là do sự tồn tại và phát triển của chính dân tộc đó. Tuy hiện nay, Đảng và Nhà nước đang khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tiếng nói và văn hoá các dân tộc thiểu số có cơ hội được bảo tồn và phát triển, nhưng các chính sách đó nảy sinh nhiều bất cập trước sự phát triển của từng dân tộc. Thực ra, bản thân của từng dân tộc, từng cá nhân trong các dân tộc tự nguyện tự giác phấn đấu thực hiện xu thế này. Nói đúng hơn là từng cá nhân, từng dân tộc trong các dân tộc thiểu số tự ý thức được rằng muốn phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển chung mang tính phổ quát của nhân loại họ đều phải đạt tới trình độ chung về tiếng phổ thông. Quy luật phát triển bao giờ cũng nhằm đạt tới trình đố phổ quát của toàn nhân loại. Tuy mỗi người, mỗi dân tộc vơn tới tính phổ quát đó một cách khác nhau, sớm muộn khác nhau, nhưng mục đích, mục tiêu vẫn phải đạt tới đích đó.

56

4.1.3. Các dân tộc Việt Nam sống phân tán và xen kẽ

Tuy mỗi dân tộc đều cư trú tập trung thành từng vùng riêng mang đặc trưng riêng của mình. Người Thái, người Khơmú ở Tây Bắc, người Tày, người Nùng ở Đông Bắc, người Việt chủ yếu ở các cánh đồng lớn, người Tây Nguyên như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na…ở vùng Tây Nguyên, người Chăm ở Ninh Thuận Bình Thuận... Nhưng, trong thực tế lại cư trú khá phân tán trong các vùng đó hay trong phạm vi lãnh thổ cả nước. Ví dụ, người Tày chủ yếu sinh sống ở vùng Đông Bắc, nhưng ngày nay đồng bào c trú rải rác khắp vùng Tây Nguyên. Người Thái gắn với vùng Tây Bắc, nhưng có bộ phận ở tận Lâm Đồng. Đặc biệt, sau năm 1975, người HMông, người Dao, người Nùng... rải khắp các tỉnh Tây Nguyên và nhiều vùng khác; người Việt xa kia chỉ ở miền xuôi nay cũng có mặt ở khắp các tỉnh miền núi. Sự cư trú phân tán đó nảy sinh ra một hiện tượng khác là sự cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta. Tuy từng bản làng có thể chỉ có một dân tộc sinh sống, nhưng bên cạnh đó nhiều khi là bản làng của một dân tộc khác cùng cư trú. Thậm chí, một số nơi, một số dân tộc ngay trong một thôn bản có khi lại có nhiều dân tộc cùng sinh sống, hơn nữa, có khi trong một gia đình cũng có vài dân tộc cùng với nhau. Cho nên, có thể nói rằng, ở nước ta hiếm có dân tộc nào chỉ c trú một nơi hoặc trong một vùng chỉ có một dân tộc sinh sống. Ở Việt Nam từ xa đến nay không hình thành những vùng lãnh thổ riêng biệt cho một dân tộc nào.

Hiện nay, kể cả các vùng xa xôi hẻo lánh cũng ít khi chỉ riêng một dân tộc sinh sống. Sự xen kẽ trong một địa vực c trú giữa nhiều dân tộc là một hiện tượng phổ biến của các dân tộc Việt Nam. Có thể tỷ lệ ít hoặc nhiều dân tộc cùng sinh tụ trên một địa bàn có thể khác nhau nhưng, nhìn chung ở đâu cũng có sự cư trú đan xen giữa các dân tộc.

Đặc điểm này là một trong những điều kiện thuận lợi để các dân tộc có cơ hội giao lưu, tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển. Hơn nữa, sự cư trú đan xen giữa các dân tộc sẽ tạo ra một nền tảng chắc chắn cho tình đoàn kết dân tộc. Trên cơ sở tình làng, nghĩa xóm của đạo lý truyền thống nội bộ các cộng đồng duy trì tết tình cảm cộng cảm, cộng mệnh thương yêu giúp đỡ, tương thân, tương ái với nhau. Từ thực tế này, giữa các cư dân trong vùng ít có những xung đột đáng tiếc về quan hệ giữa các dân tộc. Thậm chí, giữa các dân tộc trong vùng còn duy trì tình cảm anh em, bạn bè thân thiết. Ví dụ, giữa người Tày, người Thái vẫn có tục kết tồng (kết bạn) với người Dao người Không hay với người Mường. Khi đã kết tồng, mối quan hệ này được duy trì khá lâu dài, thậm chí hết đời này sang đời khác. Cho đến nay, nhiều vùng, nhiều dân tộc vẫn còn duy trì được phong tục tốt đẹp này.

4.1.4. Các dân tộc Việt Nam phát triển không đồng đều.

Sự phát triển không đồng đều này mang tính chất lịch sử. Nói khác đi, đây là những sản phẩm do lịch sử để lại chứ không phải do sự chênh lệch trình độ giữa các dân tộc. Sự không đồng đều này được thể hiện cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể .

- Về lĩnh vực kinh tế. Do điều kiện sống, trước đây bên cạnh một số dân tộc đã định canh định cư ổn định trên cơ sở canh tác lúa nước như người Tày, người Thái, người Mường, người Chăm… vẫn còn nhiều dân tộc sống du canh du cư, đời sống không ổn định của inh tế nương rẫy, thậm chí là săn bắn hái lượm. Tiêu biểu cho hiện tợng này xa kia có người La Hủ ở Tây Bắc, người Chức người Rục ở Quảng Bình, Quảng Trị... Trước khi giải phóng Điện Biên Phủ năm 1954, dân tộc La Hủ sinh sống bằng phương thức săn bắn hái lượm là chính Sự di rời lang thang kiếm ăn hết ừng này sang ừng khác đến nỗi đồng bào còn có tên khác là Xá Lá vàng "Xả

57

trong lương" trong tiếng Thái. ở miền Trung có người Chút, người Rục, người Arem hay Mã Liềng cũng chung phương thức sống như vậy. Vì thế, về trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch, tạo ra tình trạng không đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam. Đó là còn chưa kể nhiều dân tộc, nhất là vùng Tây Nguyên, Tây Bắc trước đây sống dựa vào canh tác nương rẫy khiến cuộc sống cũng gặp nhiều khó khăn. Tục ngữ có câu: "Dệt hay têm ta báu tó dệt ná hơ nng"

(Làm nương rộng ngút mắt không bằng làm ruộng một thửa). Đặc biệt là canh tác nương rẫy hoàn toàn lệ thuộc vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Năm ma thuận gió hoà, ít sâu bệnh thì được mùa, ngợc lại năm thời tiết thất thường, khó khăn thì mùa màng thu hoạch chẳng được bao nhiêu. Điều đó làm cho đời sống kinh tế bấp bênh, thất thường ảnh hưởng đến các sinh hoạt văn hoá, xã hội khác.

- Về chế độ xã hội: Cho đến ngày đất nước ta giành được độc lập năm 1945, còn khá nhiều bộ phận, nhiều nhóm dân tộc đang ở trong thời kỳ tan rã của công xã nguyên thuỷ. Nhiều dân tộc, nhất là các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo như người Ê Đê, người Gia Rai hay người Chăm... còn bảo lưu tàn dư của chế độ mẫu hệ. Trong khi đó nhiều dân tộc khác đã chuyển sang xã hội phụ hệ, phụ quyền và nhiều dân tộc khác đã bước vào xã hội phong kiến sơ kỳ như người Tày, người Nùng, người Thái, người Mường. Trong khi một số dân tộc còn trong phạm trù xã hội cha phân hoá giai cấp hay chỉ mới manh nha có giai cấp thì một số dân tộc còn trong phạm trù công xã nguyên thuỷ. Trong đó, người Việt đã phát triển chế độ xã hội phong kiến, tuy cha thật điển hình và một số dân tộc vừa phát triển xã hội phong kiến vừa duy trì tàn dư của công xã nông thôn như người Tày, người Thái, người Mường. Với chế độ lang đạo của người Mường, phìa tạo của người Thái, thổ ty, "quằng" của người Tày, người Nùng... chế độ xã hội của các dân tộc ở Việt Nam thật phức tạp. Cho đến khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên cả nước, chế độ thực dân nửa phong kiến là chế độ xã hội bao trùm các dân tộc, nhưng cũng tuỳ từng vùng, từng dân tộc, chế độ xã hội đặc biệt này cũng không đồng đều ở các dân tộc, các vùng miền khác nhau.

Trong xã hội người Việt, có thể chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến khá điển hình thì nhiều dân tộc khác ở miền núi nh trong xã hội người Thái, người Tày, người Mường… chế độ này chỉ được biểu hiện ở mức độ nhất định hay có thể chỉ mới được thực hiện có một nửa hay ít hơn. Vì thực tế các dân tộc này không cho phép chế độ xã hội này có điều kiện thực hiện đầy đủ tính chất của nó. Cũng như thế, chế độ xã hội này ở người HMông không phải hoàn toàn giống nhau, nơi đậm, nơi nhạt tuỳ điều kiện cụ thể từng vùng, từng nhóm HMông.

Ví dụ, nếu nhóm HMông của thống lý Pá Cha trong truyện của Tô Hoài có thể đã đạt tới đỉnh cao của chế độ phong kiến tay sai thì ở nhiều vùng khác vẫn chỉ quanh quẩn chủ yếu trong quan hệ dòng họ. ở những nơi này, vai trò của ông trưởng họ mới chiếm vị trí quan trọng và có quyền lực. Nhưng, quyền lực ông trưởng họ lại rất khác quyền lực của thống lý (một loại lý trưởng ở miền núi). Quyền lực đó được duy trì trong phạm vi phong tục tập quán hay cao hơn là các quy ước, điều luật của luật tục dân gian.

Trong xã hội Tày, Thái trước đây cũng như vậy. Tầng lớp phìa tạo của Thái thổ ty của Tày hay lang đạo của người Mường tuy đều thuộc tầng lớp phong kiến thống trị, nhưng tính chất dân chủ công xã vẫn bao trùm lên các tầng lớp này. Nói khác đi, sự khắc nghiệt của các tầng lớp này trong thực tế chưa đến mức tồi tệ và hà khắc như miêu tả bấy lâu nay. Các ông Chẩu Mường của người sự là các ông vua con của chế độ phong kiến, hay các ông lang đạo,

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)