PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT
6.2. Bài học lịch sử và những kinh nghiệm về chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam
6.2.1. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc đến trước Nhà nước tự chủ
Thực ra, thời kỳ này chưa phải là chế độ phong kiến ở Việt Nam. Chế độ phong kiến cần hội đủ hai yếu tố được ghép bởi hai chữ thể hiện được bản chất của xã hội đó là phong hầu và kiến địa. Trong chế độ này, Vua là ông chủ tối cao của những của cải, đất đai, thậm chí cả các thần dân sống trong lãnh địa đó nhưng ở nước ta thời Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc tuy đã có Vua Hùng và Thục Phán An Dương Vương, thế lực của các ông vua này chắc chắn còn đậm tính dân chủ công xã. Có lẽ 18 đời Vua Hùng rồi An Dương Vương cũng chỉ mới là người đứng đầu của cộng đồng liên minh các bộ lạc Giao Chỉ lúc bấy giờ. Vì thế, chế độ phong kiến, vua quan lúc này cũng chỉ là những thủ lĩnh đứng đầu các nhóm cư dân. Các lạc tướng, lạc hầu chưa hẳn được xác định là một dòng họ thế tập. Cho nên, chính sách dân tộc thời này vẫn chỉ là sự tương thân tương ái, ràng buộc giữa những người dân công xã với nhau, những bà con họ hàng cùng máu mủ hay quan hệ giữa bên nội, bên ngoại, thân thích với nhau. Đó là cơ sở nền tảng của chính sách dân tộc thời Nhà nước Âu Lạc của người Lạc Việt tiến hành và vận dụng.
Chính sách dân tộc của thời Âu Lạc được hình thành và phát triển trên cơ sở tính cộng đồng tự nhiên của cư dân 15 bộ lạc của nước Văn Lang. Với huyền thoại Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 người con chia nhau ở cả miền núi lẫn miền xuôi trên lãnh thổ Việt Nam thời đó đã chứng tỏ sự thống nhất về phong tục tập quán, văn hoá và sự gần gũi, tình cảm anh em giữa các dân tộc Âu Lạc, hai thành phần cư dân đầu tiên của đất nước ta. Chính sách đó còn
78
được thể hiện hùng hồn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đầu tiên của Thánh Gióng. Đây có thể coi là cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên ở nước ta khi giặc Ân đến xâm l- ược c dân Âu-Lạc. Cho đến nay không ai còn biết chính sách dân tộc thời đó gồm những điểm gì, nhưng sự thống nhất ý chí chống giặc đã thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết của cư dân thuở đó.
Tiếp theo là cuộc đấu tranh trớc âm mưu thôn tính của Triệu Đà và nhà Tần cũng đòi hỏi cư dân Âu-Lạc đoàn kết lại để có sức mạnh xây dựng Loa Thành và chống lại sự đổng hoá của nhà Tần. Để có được những sức mạnh đó, cư dân Âu-Lạc phải dựa trên cơ sở đoàn kết dân tộc, đoàn kết các vùng miền với nhau, thống nhất ý chí với nhau và quyết tâm một lòng chống giặc.
Để tự vệ, bản năng sống còn đã cố kết cư dân Âu-Lạc lại thành một khối mang tinh thần cộng đồng sâu đậm ngay từ ngày đầu tiên dựng nước và giữ nước.
Tính cộng đồng cao của cư dân Lạc Việt được hình thành từ thời đó đã trở thành sức mạnh truyền thống trong quá trình dựng nước và giữ nước. Có thể nói, tính cộng đồng quốc gia dân tộc là một đặc thù rất Việt Nam được hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở thống nhất đất nước của các thời kỳ lịch sử Việt Nam. Đến thời Hai Bà Trưng, sự thống nhất ý chí đó càng được thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn. Để tập hợp được lực lượng của 65 tỉnh thành đứng dưới cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chắc chán từ thủơ đó chính sách đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam đã trở thành ý chí của toàn dân. Nói khác đi ý chí chống giặc và sự hòa hợp dân tộc đã trở thành bài ca kết đoàn, linh hồn của cuộc chiến tranh nhân dân có từ thời đó.
6.2.2. Chính sách dân tộc dưới thời Lê Sơ, Lê, Trịnh và Tây Sơn.
Do tranh giành quyền lực đã diễn ra cảnh "nồi da nấu thịt" giữa nhà Hồ và nhà Trần. Sự tranh giành đó là một trong những nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh của đất nước. Vì vậy, khi quân Meo kéo vào nước ta, nhà Hồ đã nhanh chóng bị thất bị thảm hại, cả bố con, gia đình Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt sang Trung Quốc. Có lẽ, trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước ta chưa bao giờ diễn ra thảm họa lớn như vậy. Cái gì khiến cho triều Hồ suy yếu và mau chóng tan rã như vậy. Những cải cách của Hồ Quý Ly đã không kịp củng cố sức mạnh đất nước.
Truyền thống lâu đời của người Việt Nam là đoàn kết dân tộc, chứ không phải đoàn kết dòng họ để chống lại nhau. Họ Hồ đã làm trái quy luật lâu đời của đất nước, của dân tộc Việt Nam vốn
"gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".
Khi cướp ngôi nhà Trần đã không hề nghĩ đến điều đó nên Hồ Quý Ly bị nhân dân phản đối quyết liệt. Có thể nói, mâu thuẫn lúc này là mâu thuẫn giữa hai họ Hồ - Trần. Mâu thuẫn ấy dẫn đến tai họa cho đất nước. Một lần nữa, sau bao nhiêu năm cố gắng, nước ta lại chìm trong ách đô hộ của giặc ngoại xâm. Nhà Minh đã triệt để khai thác thế mạnh của mình để áp bức, bóc lột nhân dân ta. Một lần nữa, các dân tộc thiểu số lại phải đứng lên chống lại giặc Minh. Lúc này, vương triều Hồ chưa kịp có chính sách gì cụ thể, nhưng nhân dân các dân tộc vùng biên giới dấy lên phong trào chống Minh. cũng như các vương triều trước, mỗi khi giặc đến, nhân dân các địa phương vùng dân tộc thiểu số lại tự giác đứng lên chống giặc. Thực ra, lúc này các triều đình phong kiến chỉ đứng sau cổ vũ phong trào. Sau đó mới tỏ thái độ kiên quyết cùng các vùng dân tộc thiểu số chống giặc.
Mùa xuân năm 1979 gần đây nhất, tình trạng đó lại xảy ra ở vùng biên giới phía Bắc. Khi bọn bành trướng Trung Quốc kéo quân sang và lấn sâu vào đất liền của ta, nếu không có các lực lượng dân quân du kích ở vùng dân tộc thiểu số sống ven vung biên giới chống lại tưrớc khi quân chính quy lên thì tình hình chiến sự cũng chưa biết sẽ đi đến đâu. Qua đó càng chứng minh rằng, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm (mà Việt Nam ta từ ngày dựng nước đến nay
79
chưa bao giờ là không có giặc ngoại xân ) thì các dân tộc thiểu số luôn là người đứng mũi chịu sào, là những lực lượng đầu tiên cản giặc, chống giặc, sau đó quân đội triều đình mới tiếp viện.
Đến đây, có lẽ nên dừng lại để xem xét, đánh giá lại công lao của các dân tộc thiểu số trong các phong trào chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm qua. Ấy thế mà công lao ấy cuối cùng lại rơi vào tay các vương triều thay nhau nắm lấy và biến thành chiến thắng của họ và họ (các vương triều) tha hồ phè phỡn trên xương máu của nhân dân các dân tộc. Còn bản thân các dân tộc, nhất là các vị thủ lĩnh có công đánh giặc thì nhiều lắm cũng chỉ được phong vài chức quan nhỏ, nằm ở các địa phương. Trong thực tế, hàng nghìn cuộc chiến đấu qua đi, hàng nghìn chiến thắng nước Đại Việt đã giành được, thử hỏi đã mấy người dân tộc thiểu số (kể cả lãnh tụ của họ) được bổ làm quan ở triều đình. Triều đình ấy vẫn là triều đình của các vương triều Đại Việt. Thực ra, các dân tộc thiểu số tham gia chống giặc ngoại xâm là vì lòng yêu nước, là vì sự độc lập tự chủ của đất nước chứ không mấy ai nghĩ đến việc đánh giặc xong là phải được thư- ởng công xứng đáng.
Điều đó cũng giống như Thánh Gióng, đấy là còn chưa kể nếu có thật Thánh Dòng cũng là người dân tộc thiểu số - người nói tiếng Tày - Thái)11 đánh giặc xong chàng trai đó bay vút lên trời không màng gì đến công lao to lớn của mình đã giúp Vua, giúp nước đánh đuổi giặc ân. Phải chăng đó là cách ứng xử của người dân tộc thiểu số. Sau này, khi Bác Hồ về nước, lập khu căn cứ cách mạng ở Việt Bắc (đó là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số). Những địa danh Pác Pó , Na Ngần , Phai Khắt hay một loạt căn cứ địa khác ở rải khắp Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… vẫn là những địa bàn sinh tụ lâu đời của các dân tộc thiểu số. Rồi đất nước được giải phóng, Trung ương kéo nhau về cả thủ đô Hà Nội, bỏ lại đằng sau cả một khu căn cứ cách mạng hoang vắng và nghèo đói. Thử hỏi, chính sách dân tộc ở đâu)?
Qua những cứ liệu đó lại càng thấy rằng, chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn luôn chỉ là giải pháp tình thế giải quyết những khó khăn trước mắt mà chưa phải là chiến lược lâu dài. Nhất là vận dụng vào tình hình, đặc điểm của các dân tộc Việt Nam và các dân tộc thiểu số đã có công to lớn từ ngày đầu dựng nước.
Dưới ngọn cờ Bình Ngô của người anh hùng áo vải Lê Lợi tụ nghĩa ở đất Lam Sơn, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các dân tộc trong vùng đã chắc gì vị anh hùng ấy trở thành anh hùng, cứu được dân, được nước. Sau khi chiến thắng quân Ngô, nhà Hậu Lê bắt đầu thực hiện chính sách dân tộc nhưng vẫn theo một lối cũ của các vương triều trước (mặc dù bản thân Lê Lợi sống được là nhờ các dân tộc thiểu số). Chính sách đó vẫn chỉ là thu phục để nắm lấy các tù trưởng, mặt khác dùng vũ lực để trấn áp các hành động phản kháng Hậu Lê12. Có thể đấy là biện pháp cần thiết. Nhưng, nếu xét về mặt chính sách dân tộc đúng nghĩa của nó đấy vẫn chỉ là giải pháp đối phó với tình thế, trong đó đối phó ngay với các dân tộc thiểu số đã giúp Lê Lợi chiến tháng. Tuy nhiên, đến thời Hậu Lê, chính sách dân tộc đã được xác định rõ ràng hơn. Qua Luật Hồng Đức nhà nước trung ương đã chú ý đến phong tục, táp quán, ứng xử phù hợp với phong tục địa phương, dân tộc. Các quan ở địa phương sách nhiễu dân chúng sẽ bị hạ cấp và phạt tiền gấp đôi để trả lại cho dân nếu vị quan đó liên quan đến tiền bạc. Bộ luật
11 Cho đến nay, nhiều tư liệu minh chứng Thánh Gióng là người dân tộc thiểu số (người nói tiếng Tày, Thái cổ).
Vì nơi bản thân chàng là "Phù Đổng" (người ở rừng), nơi chàng sinh ra còn lại tên trại "Nòn" (Nòn là nằm ngủ), nơi rèn ngựa sắt là làng "Y Na" (Na là ruộng).
12 Phan Hữu Dật - Lâm Bá Nam: Chính sách dân tộc của các chính quyền Nhà nước phong kiến… Sđđ-tr.43.
80
cũng cấm kỵ những vị quan tự ý giải quyết việc dân không đúng luật, ức hiếp dân, bắt giam cầm dân tự tiện sẽ bị xử phạt nặng… Luật còn nghiêm cấm, ngăn ngừa sự liên kết giữa quan lại người Kinh (Việt) và các thổ tù thiểu số nhằm hạn chế quyền lực của họ tại địa phương. Ngay cả việc kết hôn giữa các quan lại triều đình với thổ tù kết làm thông gia (như thời Lý) cũng bị trừng phạt.
Bộ luật Hồng Đức đã thực sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số. Trong đó, khi xét xử những người dân tộc thiểu số phạm tội sẽ được ưu tiên hơn. Vì thế, cho đến giai đoạn cuối cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi vẫn được sự ủng hộ nhiệt liệt của dân chúng, "già trẻ tranh nhau đem trâu rượu đến đón và khao quân "… Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý (dân tộc Thái) đem hơn 8000 quân và 10 con voi đến giúp nghĩa quân. Đặc biệt là, những tù trưởng dân tộc thiểu số có công trong kháng chiến chống Minh được trọng thưởng. Một số tù trưởng quy phục như Nguyễn Khải ở châu Mông Ân (Tuyên Quang), Đinh Quế ở Mường Phù cho con rể thú tội đều được tha và cho về quê... Ngay cả Đèo Cát Hãn ở Tây Bắc đã nhiều lần chống lại triều đình khi quy phục vẫn được ban tước phẩm.
Cho đến thời Hậu Lê, việc ban thưởng, lôi kéo, thu phục thủ lĩnh các dân tộc thiểu số đã trở thành những biện pháp, chính sách nhất quán của nhà nước. Đến đời Lê Thánh Tông, chính sách dân tộc thiểu số đã được định ra rõ ràng. Năm 1473, trong lời dụ với Thái bảo Lê Huy Cảnh trước khi đi sứ sang Minh. Lê Thánh Tông đã khẳng định rõ quan điểm của mình: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết dể tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phươn.g Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người dám đem một thước, một tấc của Thái Tổ để làm mồi cho giặc, thì tôi phải chu di".
Như vậy việc giữ gìn đất nước phải gắn liền với an dân, yên ủi nhân dân vùng biên cư- ơng. Để thực hiện những chính sách đó đã có những biện pháp cụ thể về thuế khoá, đăng lính, các chính sách về lương thực... Khi dân đói kém đã mở kho nhà nước lấy thóc gạo phát chẩn do dân vay, đến vụ sau thì trả. Triều đình cũng đã có những quy định riêng cho từng vùng miền núi. Ví dụ, nếu là học trò các xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá? Yên Bang, Lạng Sơn đi thi thì làm văn đủ ba trường cũng cho vào thi, còn các nơi khác thì phải đủ bốn trường.
Dưới thời Lê - Trịnh còn có những quy định khá đặc biệt, thực sự quan tâm đến đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số. Cụ thể là nhà nước giảm các viên chức ở địa phương để giúp đỡ cho sự đóng góp của dân, giảm bớt phiền hà cho nhân dân các dân tộc.
Cùng với những biện pháp phủ dụ, giúp đỡ nhân dân các dân tộc thiểu số đảm bảo cuộc sống, vùng biên cương yên ổn, các vương triều Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê thường xuyên coi trọng việc bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ vùng biên cương. Trong đó, rất coi trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, có những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa ngay từ đầu những mầm mống ly khai, đảm bảo sự thống nhất quốc gia.
6.2.3. Chính sách dân tộc dưới thời Nguyễn
Từ khi nhà Lý được thiết lập (1010) cho tới năm 1558, khi Nguyễn Hoàng (con trai Nguyễn Kim) làm trấn thủ Thuận Hoá, đất nước ta vẫn là một quốc gia thống nhất từ Bắc chí Nam. Nhưng, từ khi Thuận Hoá trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn thì đất nước bị chia thành hai miền Đàng Trong - Đàng Ngoài. Đến cuối thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn do Nguyễn Huệ cầm đầu mới chấm dứt được nạn cát cứ đó .
81
Suốt thời gian 200 năm bị chia cắt đó, các chúa Nguyễn được tích cực khai phá vùng đất "ô Châu ác địa" của Đàng Trong và phân chia lại tổ chức hành chính theo đơn vị cơ sở là thôn, ph- ường, nậu, nam theo vùng núi và ven biển, giữa các đơn vị cơ sở này là các châu lệ thuộc. Đất "ô Châu ác địa" chính là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số Đàng Trong, trong đó chủ yếu là cư dân Chăm và một số dân tộc nói tiếng Môn-khơme.
Cuộc khai hoang này do người miền Bắc tràn vào bởi nhiều lý do đã làm xáo trộn cư dân nơi đây. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa người Việt và các dân tộc này thực ra có lợi cho sự hiểu biết lẫn nhau để củng cố thêm tình đoàn kết xuôi ngược, trong ngoài trong một quốc gia thống nhất.
Tuy nhiên, ở Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn trở thành rào cản tâm lý dẫn tới cuộc chiến tranh: Trịnh (Đàng Ngoài) và Nguyễn (Đàng Trong) phân tranh, gây ra cảnh "gà cùng một mẹ đá nhau".
Từ khi lên ngôi, Gia Long đã có những chính sách dân tộc khá rõ ràng. Xuất phát từ điều kiện cụ thể, nhà Nguyễn thường gắn chính sách dân tộc với vấn đề ngoại giao, quốc phòng và an ninh. Nhà vua thường cử các quan lại phụ trách công việc quốc phòng, trông coi biên giới kiêm nhiệm luôn việc thuần phục các dân tộc thiểu số. Tại sao các dân tộc thiểu số phải thuần phục? Như trên đã trình bày, theo tôi nên xem lại quan điểm thuần phục các dân tộc thiểu số.
Đồng bào cũng như người Việt và trong thực tế họ đóng góp nhiều trong sự nghiệp xây dựng, nhất là bảo vệ đất nước trong chiến tranh và cả lúc hoà bình. Ở đây, chính sách dân tộc vẫn gạt các dân tộc thiểu số ra thành một phía đối địch nên phải thuần phục họ - sao không dùng thuật ngữ đoàn kết phối họp với họ hay phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ hơn của họ?
Trong thực tế, đối với các dân tộc thiểu số Đàng Trong, triều Nguyễn vẫn chưa ổn định và nắm được hết. Do đó, các dân tộc vùng Tây Nguyên vẫn chỉ là quan hệ với một thuộc quốc mà điển hình là Thuỷ Xá, Hoả Xá. Thực ra, đây chỉ là một cơ cấu xã hội theo chế độ tù trưởng mà người đứng đầu là già làng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ về họ nên tự tách họ thành một thuộc quốc. Trong thực tế họ cũng chỉ là một nhóm dân tộc ở Tây Nguyên như bao nhiêu dân tộc anh em ở vùng Tây Nguyên khác.
Đến đây lại thấy rõ thêm cái điều đã nói ở bài thứ nhất: Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, họ đều là anh em một nhà. Nhưng, những người nghiên cứu thường xuất phát từ quan điểm của tầng lớp quý tộc phong kiến, cho rằng họ là những người khác mình rồi đặt họ ra một bên và tìm cách thuần phục họ. Với cách nghĩ này cho đến nay chúng ta vẫn làm phức tạp thêm vấn đề dân tộc, tự ta (nhà nước) làm khó dễ cho ta. Đáng ra, vấn đề cực kỳ đơn giản: họ đều là một thành viên bình đẳng trong một quốc gia thống nhất từ ngày đầu dựng nước.
Đối với các dân tộc phía Bắc, nhất là các dân tộc sống ở vùng biên giới, nhà Nguyễn cũng có những chính sách cụ thể. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục coi "các thổ mục, thổ tù là phên chắn cho trung dô". Từ năm 1802, Gia Long đã ban quan tước cho nhiều thổ tù phía Bắc, từ Thanh Hoá trở ra. Nhưng lại dưới sự kiểm soát của các Phủ man sứ, có nhiệm vụ phủ dụ và trấn áp trực tiếp những thổ tù có ý đồ phản kháng. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn đã đặt chế độ "lưu quan" theo chế độ bổ nhiệm thay chế độ "thổ quan" (thế tập) trước đây. Ràng buộc các quan định kỳ báo cáo về triều đình dù xa hay gần. Đồng thời giảm nhẹ su thế các dân tộc miền núi như giảm thuế ruộng, giảm binh lính, đóng góp… Trong đó nhấn mạnh việc đoàn kết dân tộc,