Chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà (1954-1975)

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 93 - 102)

PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ

7.3. Chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà (1954-1975)

Đây là thời kỳ đất nước chia làm hai miền Nam - Bắc với những nhiệm vụ chính trị khác nhau, hỗ trợ cho nhau vì mục tiêu: vừa xây dựng vừa đấu tranh thống nhất nước nhà. Sau năm 1954, miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiến tới thống nhất Tổ quốc. Chính sách dân tộc, công tác dân tộc mang đặc điểm từng miền Nam, Bắc.

Miền Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, từ năm 1955 đến 1975 công tác dân tộc góp phần tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chiến lược Cách mạng giải phóng dân tộc; tiến tới hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ngày càng tinh vi, xảo quyệt trong việc thực hiện âm mưu "chia để trị", phá vỡ khối đại đoàn kết của đồng bào các dân tộc, làm suy yếu lực lượng cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Narn, của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, công tác dân tộc ở miền Nam lúc này tập trung các hoạt động cụ thể đấu tranh dưới mọi hình thức chống lại các mâu mưu và hành động chiến tranh của Mỹ và tay sai:

- Trên địa bàn Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ chủ trương chỉ đạo công tác dân tộc tập trung đoàn kết các dân tộc chống lại âm mưu chia rẽ của địch, chống lại cái gọi là Mặt trận Fulrô đòi tự trị giả hiệu; đặc biệt vận động đồng bào đấu tranh chống lại các âm mưu của địch nhất là âm mưu tổ chức đồng bào gia nhập Fulrô, dồn dập lập ấp chiến lược...

- Ở các tỉnh miền Trung thuộc khu V và khu VI, công tác dân tộc tập trung vẩn động đồng bào các dân tộc thiểu số vừa xây dựng căn cứ địa một cách vững chắc như căn cứ Bắc ái, vừa tổ chức cho đồng bào trực tiếp tham gia đánh địch, xuất hiện những buôn làng anh hùng tạo nên niềm tin, niềm tự hào cho đồng bào các dân tộc đánh địch16.

Khu vực đồng bào Khmer ở miền tây Nam Bộ có Ban Khmer vận thành lập ở các tỉnh và về sau phát triển tới cả cấp huyện. Đây là khu vực đã nổi lên phong trào chống Mỹ - Nguỵ rộng khắp. Nhiều hoạt động tiêu biểu như cuộc bình 30.000 người năm 1960 tại cầu Giồng Lúc, Bằng Đa huyện Cầu Ngang và Động Hoà huyện Châu Thành; đồng khởi chiếm cầu Trà Teo ở huyện Vĩnh Châu . . . Bên cạnh đó đồng bào Khmer dưới sự chỉ đạo của Ban Khmer vẫn còn

16 Làng Anh hùng xã Phước Chiến có 100% dân tộc Raglai.

94

tiến hành nhiều hoạt động công khai, bán công khai; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tạo nên phong trào cách mạng đặc thù trong khu vực. Đó là phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược, đòi ruộng đất, đòi tự do dân sinh dân chủ, đòi học chữ Khmer, đòi ruộng đất, đòi tổng tuyển cử; chống khủng bố, chống bắt lính (Nhiều sư sãi yêu nước tiêu biểu tham gia vào các Mặt trận dân tộc giải phóng, nhiều anh hùng lực lượng vũ trang là người Khmer... Hệ thống công tác " Khmer vận" và "tôn giáo vận" đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer...

Miền Bắc tập trung vào việc củng cố cơ quan công tác dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng hậu phương lớn của tiền tuyến lớn, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi:

a) Đầu năm 1955 , Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 03/NQNS- TW ngày 29 - 1 - 1955 về Thành lập Tiểu ban Dân tộc. Tiểu ban Dân tộc ở Trung ương được đặt

"dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương. Về mặt chính trị quyền, bộ máy dân tộc thiểu số trực thuộc Thủ tướng Phủ và tạm thời đặt ở Ban nội chính". Tiểu ban Dân tộc Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình dân tộc và kiểm tra đôn đốc việc thực hành chính sách dân tộc ở các vùng dán tộc thiểu số, nghiên cứu giúp Trung ương đề ra chủ trương chính sách dân tộc và phối hợp với các Bộ, cơ quan cấp trung ương trong việc thực hiện chính sách dân tộc; trực tiếp phụ trách thực hiện một số công tác như đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tổ chức gặp gỡ các dân tộc v.v. . . Trên cơ sở Nghị quyết 03, Chính phủ ban hành Nghị định số 447-TTG ngày 1/2/1955 quy định rõ thêm chức năng nhiệm vụ của Tiểu ban Dân tộc như giao thêm việc soạn và xuất bản tài liệu giới thiệu về các dân tộc thiểu số. Tiểu ban Dân tộc ra đời đã giúp Trung ương Đảng và Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc một cách có hiệu quả ngay sau khi miền Bắc hoà bình, đặc biệt hoàn thành tốt cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ . . .

Tiếp đó ngày 6-3 - 1959, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 17-SL "nâng Ban Dân tộc thành Uỷ ban Dân tộc thuộc Hội đồChính phủ có quyền hạnh trách nhiệm ngang Bộ". Về mặt tổ chức trong những năm 1960-l968 Uỷ ban Dân tộc gồm có: Văn phòng, Vụ nghiên cứu, Vụ nội vụ, Vụ tuyên giáo, Trường cán bộ dân tộc và Tạp chí Dân tộc. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số l02-TTg quy định nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban Dân tộc: Nghiên cứu tình hình, đặc điểm các dân tộc thiểu số giúp Chính phủ vạch chính sách dân tộc; Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách dân tộc và giúp các Bộ trong việc nghiên cứu và chỉ đạo chính sách cụ thể phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố vùng dân tộc thiểu số; Chỉ đạo Ban dân tộc địa phương về mặt nghiệp vụ; Trực tiếp quản lý trường cán bộ dân tộc, tổ chức các đoàn đại biểu dân tộc đi tham quan và thực hiện các chính sách chủ trương về công tác dân tộc do Chính phủ giao; Uỷ ban Dân tộc có thể ra thông tư giải thích đường lối, chính sách và chủ trương của chính phủ đối với vùng dân tộc thiểu số... Mặt khác, căn cứ vào yêu cầu công tác dân tộc trong tình hình mới dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng (9- l960), Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/CP ngày 29-9-1961 nêu rõ nhiệm vụ của Uỷ ban Dân tộc là: Xây dựng chính quyền và dân chủ nhân dân và thực hiện quyền tham chính của các dân tộc thiểu số; đồng thời cải tổ cơ cấu bộ máy cơ quan công tác dân tộc gồm có các đơn vị: Văn phòng, Vụ Tuyên giáo, Vụ nội chính, Vụ dân sinh, Trường dân tộc Trung ương và Tạp chí dân tộc . . . Thực hiện Nghị định trên, nhiều địa phưương đã thành lập cơ quan công tác dân tộc và các Bộ, ngành ở trung ương đã thành lập bộ phận riêng giúp lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc như: Bộ Thuỷ lợi, Bộ Văn hoá, Bộ Giáo dục, Bộ giao thông vận tải, Bộ Y

95

tế, Ban tuyên huấn Trung ương, Ban Nông nghiệp Trung ương... Đầu năm 1968 , Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/CP ngày 5-3-1968 giải thể Vụ Nội chính, Vụ Dân sinh thành lập Vụ Tổng hợp và các vụ Vụ I, Vụ II, Vụ III, Vụ IV để kiểm tra và theo dõi công tác dân tộc ở các vùng lãnh thổ.

b) Sau hoà bình, bên cạnh việc củng cố tổ chức cơ quan công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thì này tập trung vào các nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng phát triển vùng dân tộc và miền núi trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa:

- Về chính trị: Ngày 24-2-1959, Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 128- CTTƯ Về việc đẩy mạnh hơn nữa việc thi hành chủ trương tăng cường công tác vùng cao. Nội dung Chỉ thị đề cập toàn diện các vấn đề, trong đó về chính trị đã chỉ ra: Tập trung, tiếp tục tuyên truyền giác ngộ của nhân dân các dân tộc nâng cao lòng yêu nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết, nhận thức sâu sắc chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý chí đấu tranh bảo vệ an ninh, cảnh giác trước các âm mưu, luận điệu của kẻ địch... Bên cạnh đó ra sức bồi dưỡng và dào tạo cán bộ dân tộc địa phương, chấp hành đầy đủ chính sách với cán bộ hoạt động ở vùng cao; ra sức phát triển cơ sở Đảng, củng cố chính quyền và xây dựng các tổ chức cẩn thiết.

Trong quá trình tiến hành Hợp tác hoá nông nghiệp ở miền núi, Đảng ta thể hiện rõ quan điểm giai cấp của mình qua Chỉ thị 156-CT/TƯ ngày 25-8-1959 Về việc tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi miền Bắc nước ta như sau:

1. Đối với những vùng kinh tế đã phát triển, giai cấp đã phân hoá rõ rệt thì đường lối giai cấp của Đảng ta là:

Dựa hẳn vào bần cố nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông,' tranh thủ những người thuộc tầng lớp trên có liên hệ với quần chúng, hạn chế đi đến xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, cải tạo tư tưởng phú nông, xoá bỏ thế' lực kinh tế chính trị còn lại của giai cấp địa chủ phong kiến, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, mở đường cho địa chủ lao động cải tạo thành con người mới, trấn áp bọn phản động phá hoại hiện hành, kiên quyết đưa nông dân miền núi đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội.

2. Đối với những vùng kinh tế phát triển chậm, giai cấp chưa phân hóa rõ, thì đường lối giai cấp của Đảng ta như sau:

Dựa vào nông dân lao động, nhất là nông dân lao động nghèo khổ, tranh thủ những người thuộc tầng lớp trên có liên hệ với quần chúng, xoá bỏ các hình thức bóc lột phong kiến còn lại, trấn áp bọn phản động, phá hoại hiện hành, kiên quyết đưa nông dan miền núi đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp tiến lên chỉ nghĩa xã hội".

- Về kinh tế: Chính sách và định hướng công tác dân tộc ở miền Bắc lúc này tập trung vào: củng cố phong trào đổi công, xây dựng hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất đồng thời tăng cư- ờng công tác giáo dục, văn hoá và y tế, cải thiện một bớc đời sống nhân dân. Chỉ thị số 156- CT/TƯ, ngày 25-8-1959 của Bộ Chính trị trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình miền núi thuộc miền Bắc ở nước ta đã đề ra phương châm tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp với hoàn thành Cải cách dân chủ ở miền núi.. Phương hướng đã đề ra là: "Tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên, quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng, làm tốt, vững và gọn ". Sự chỉ đạo của Bộ Chính trị lúc đó có thể nói rất sâu sát, bên cạnh phưương châm trên còn đề ra các

96

yếu tố khi thực hiện phương châm cần phải chú ý thêm thì mới hiệu quả: Nhưng để sát với đặc điểm miền núi có nhiều dân tộc có tính chất phức tạp khi áp dụng phương châm chung phải nắm vững thêm những điểm riêng cho miền núi như sau: đảm bảo đoàn kết dân tộc, kiên nhẫn, thận trọng, tuy từng vùng khác nhau làm cách làm có khác nhau, tránh máy móc, dập khuôn;

xuất phát từ những dặc điểm của miền núi, và trình độ thực tại của các dân tộc"... Chính sách hợp tác hoá nông nghiệp lúc này tập trung vào một số điểm cần thiết như: đối với ruộng đất, trâu bò đưa vào hợp tác xã; đối với những người tầng lớp trên và những người làm nghề tôn giáo ở miền núi; chính sách tổ chức và vấn đề bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.

Nội dung và chính sách hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi trong giai đoạn này, trong Chỉ thị 56 - CT/TƯ đã được Đảng ta đề ra rất rõ là để thực hiện mục đích: "Phân rõ ranh giới giữa nông dân với địa chủ, giữa lao động với bóc lột, phân rõ ranh giới giữa ta, bạn, và địch, xoá bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng dân và những đặc quyền đặc lợi của phong kiến còn sót lại, trấn áp bọn phản động phá hoại hiện hành, giữ vững trật tự an ninh, tăng cường đoàn kết dân tộc, tránh gây ra không khí căng thẳng làm cho quần chúng hoang mang và địch lợi dụng, có dự kiến và đề phòng trước mọi việc đột suất có thể xảy ra".

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9- 1 960) một lần nữa đã khẳng định: "Vấn đề xây dựng kiln tế miền núi là một bộ phận khăng khít của chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới của cách mạng. Nó bảo đảm cho miền núi dần dần tiến kịp miền xuôi, cho các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh , thực hiện đầy đủ sự bình đẳng và tăng cường đoàn kế giữa các dân tộc", và "Đảng và Nhà nước cần có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hoá miền núi . . . giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình" . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chính sách dân tộc có hai điều quan trọng nhất là đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào.Trên tinh thần quan điểm mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, trong bối cảnh tình hình mới của nhiệm vụ cách mạng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ở miền Bắc tập trung vào các lĩnh vực cụ thể sau :

Phát triển kinh tế nông nghiệp : Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (tháng 7 - 1 961 ) về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế ho ạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã đề cập đến quan điểm, nội dung chỉ đạo đối với vấn đề phát triển nông nghiệp miền núi trong giai đoạn này như sau:

"Trong 5 năm, với việc phát huy lực lượng lao động ở miền núi, phát triển các nông trường và lâm trường quốc doanh, tổ chức khai hoang bằng nhiều hình thức, chúng ta phải b- ước đầu làm chuyển biến bộ mặt nông nghiệp miền núi, biến nền kinh tế tự cấp dần dần trở thành một nền kinh tế phát triển toàn diện và có nhiều sản phẩm hàng hoá ". Để thực hiện chủ trương đó, Đảng Nhà nước đã chỉ đạo triển khai một hệ thống các nội dung tác động đến tình hình kinh tế của vùng miền núi và dân tộc lúc bấy giờ: Ưu tiên đầu tư vốn phát triển xuất nông nghiệp miền núi như khai hoang, làm thuỷ lợi, mở mang giao thông, xây dựng bệnh viện và trường học, cho đồng bào vay vốn sản xuất với lãi suất thấp, xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản, phát triển công nghiệp địa phương, vận động đồng bào định canh định cư, hoàn thành hợp tác hoá đói với các dân tộc thiểu số còn du canh, du cư...

Trước tình hình du canh, du cư và yêu cầu của vấn đề hợp tác hoávùng đồng bào các dân tộc thiểu số, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày I2/3/1968 về công tác vận động định canh, định cư kết hợp với tác hoá đối với đồng bào hiện còn du canh, du cư.

97

Định canh định cư là vấn đề được quan tâm từ lâu song cho đến nay vẫn là vấn đề thời sự đang diễn ra. Tuy nhiên trong bối cảnh cuối những năm sáu mơi của thế kỷ trước, trước tập quán du canh du cư của một bộ phận dân tộc thiểu số, đồng bào vùng thấp, các nông lâm trường .., gây tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết vùng dân tộc thiểu số nói riêng và cả nước nói chung17. Trên tinh thần đó Nghị quyết của Chính phủ đã đề cập đến các quan điểm và nội đung cơ bản vận động định canh, định cư kết hợp với hợp tác hoá nông nghiệp và tập trung vào các công tác chính :

- Xác định đúng phương hướng sản xuất đối với từng vùng;

- Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết cho định canh định cư;

- Xây dựng làng bản, xây dựng đời sống mới;

- Đào tạo cán bộ cho các vùng mới định canh định cư;

Nghiên cứu và giải quyết tốt một số vấn đề chính sách cho những vùng mới định canh, định cư về lương thực, về vốn vật tư, về sử dụng đất đai và quản lý rừng.

Nhà nước cũng đã ban hành Nghị quyết Nhà nước đã thực hiện chính sách thuế nông nghiệp và lương thực, thực phẩm: Để kích thích và tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp miền núi phát triển, nhà nước chủ trương miễn thuế nông nghiệp, miễn nghĩa vụ bán lương thực, thực phẩm ở vùng cao và từng mức lương thực hàng tháng cho cán bộ viên chức công tác ở vùng cao; học sinh cấp I và II nội trú được mua lương thực. Nhà nước có chính sách phát triển nghề rừng, phát triển nông lâm trường quốc doanh; các loại hình hợp tác xã lâm nghiệp, hợp tác xã có kinh doanh nghề rừng; tổ chức khai thác chế biến lâm thổ sản, bảo vệ, tu bổ trồng rừng… nhằm tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng;

Trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà nước còn chủ trương thực hiện chính sách phân bổ nguồn nhân lực nhằm tăng nguồn nhân lực, kết hợp lực lượng lao động miền núi với miền xuôi; tập trung lao động vào một số ngành chủ yếu như: nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến nông - lâm thổ sản, phát triển kinh tế quốc doanh. Thời kỳ này, Đảng và Nhà nước cũng thực hiện chinh sách thương nghiệp giá cả nhằm tạo điều kiện cho kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển. Nhà nước tiến hành mở rộng doanh nghiệp quốc doanh, cung cấp hàng thiết yếu thực hiện chính sách "chênh lệch khu vực", bù lỗ một số mặt hàng thiết yếu như muối, dầu, vải, tư liệu sản xuất... điều chỉnh giá mua nông, lâm sản cho đồng bào.

Mặt khác thực hiện chủ trương tăng tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm, vải, phụ cấp…cho nhân dân, cán bộ công tác vùng cao . Trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đổng bào các dân tộc vùng cao "nhiều nơi còn chưa ổn định, tỷ lệ phá rừng còn nghiêm trọng, đời sống vật chất và văn hoá chưa được nâng cao đúng mức, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số yếu và thiếu, nhất là ở cơ sở", ngày 19-6-1973, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 109/CP về một số chính sách cụ thể với đồng bào các dân tộc vùng cao tập trung vào một số nội dung cơ bản:

17Cũng theo số liệu mà Nghị quyết 38/CP ngày 12-3-1968 đề cập "Ước tính hàng năm trên 10 vạn ha rừng bị tàn phá, trong đó có nhiều rừng gỗ quý, rừng đầu nguồn quan trọng. Diện tích rừng nhiều nơi còn rất ít, thậm chí có nơi chỉ còn 2% (Lai Châu)".

Một phần của tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở việt nam (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)