Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 20 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT

1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường THPT

1.3.1. Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT

i. Về kiến thức

Đạt đƣợc một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:

- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất.

- Các đại lƣợng, các định luật và nguyên lí vật lí cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất.

- Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất.

- Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

ii. Về kĩ năng

- Biết quan sát các hiện tƣợng và quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí.

- Sử dụng đƣợc các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí; biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.

- Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu đƣợc để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.

- Vận dụng đƣợc kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tƣợng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.

- Sử dụng đƣợc các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng nhƣ những kết quả thu đƣợc qua thu thập và xử lí thông tin.

iii. Về thái độ

- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.

- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng nhƣ trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt đƣợc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.

1.3.1.2. Nội dung, chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT i. Chương trình dạy học môn Vật Lý ở trường THPT

- Các kiến thức được lựa chọn để đưa vào chương trình chủ yếu là những kiến thức của Vật lý học cổ điển. Đó là những kiến thức phổ thông, cơ bản và cần thiết cho việc nhận thức đúng các hiện tƣợng tự nhiên, cho cuộc sống hàng ngày và cho việc lao động trong nhiều ngành kỹ thuật. Tuy nhiên một số kiến thức của Vật lý học hiện đại liên quan tới nhiều dụng cụ và kỹ thuật hiện đang đƣợc sử dụng phổ biến trong cuộc sống và sản xuất cũng đƣợc lựa chọn đƣa vào chương trình.

- Nội dung kiến thức của chương trình môn Vật lý được trình bày một cách tinh giản. Khối lƣợng kiến thức và kỹ năng của mỗi tiết học đƣợc lựa chọn phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ của dạy học Vật lý, đặc biệt là với việc tổ chức các hoạt động tích cực, tự lực và đa dạng của học sinh.

- Chương trình Vật lý coi trọng những yêu cầu đối với việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh nhƣ đã nêu trong mục tiêu.

- Chương trình đảm bảo hài hòa tỷ lệ phần trăm đối với các loại tiết học nhƣ: số tiết lý thuyết chiếm 70%, trong đó có 30% số tiết học lý thuyết kết hợp với thí nghiệm; số tiết bài tập chiếm 17%; số tiết thực hành chiếm 5%; số tiết ôn tập, tổng kết chiếm 10% và số tiết kiểm tra chiếm 8%.

- Chương trình Vật lý ở bậc THPT được chia thành chương trình chuẩn và chương trình nâng cao để đáp ứng nhu cầu học tự chọn của học sinh.

ii. Nội dung dạy học môn Vật lý ở trường THPT Lớp 10 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

- Chuyển động của chất điểm: Hệ quy chiếu

- Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng đều.

- Chuyển động thẳng biến đổi đều. Vận tốc tức thời. Gia tốc. Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sự rơi tự do.

- Chuyển động tròn. Tốc độ góc. Chuyển động tròn đều. Chu kỳ. Tần số.

Gia tốc hướng tâm.

- Tính tương đối của chuyển động. Cộng vận tốc.

- Sai số của phép đo vật lý.

- Thực hành: Khảo sát chuyển động thẳng nhanh dần đều hoặc sự rơi tự do. Xác định gia tốc của chuyển động.

CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - Lực: Quy tắc tổng hợp và phân tích lực.

- Ba định luật Niutơn. Khối lƣợng.

- Lực hấp dẫn. Trọng lực.

- Lực ma sát. Hệ số ma sát.

- Lực đàn hồi. Định luật Húc

- Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.

- Thực hành: Xác định hệ số ma sát trƣợt bằng thí nghiệm.

CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN - Cân bằng của mộ vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song.

- Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của các lực song song. Quy tắc tổng hợp các lực song song. Quy tắc momen. Ngẫu lực.

- Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN.

- Động lƣợng. Định luật bảo toàn động lƣợng. Chuyển động bằng phản lực.

- Công. Công suất.

- Động năng.

- Thế năng. Thế năng trọng trường. Thế năng đàn hồi.

- Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ.

- Thuyết động học phân tử chất khí.

- Các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích và đẳng áp đối với khí lý tưởng.

- Phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - Nội năng và sự biến đổi nội năng.

- Nguyên lý I Nhiệt động lực học.

- Sơ lƣợc về Nguyên lý II Nhiệt động lực học.

CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THẾ.

- Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

- Biến dạng cơ của vật rắn.

- Sự nở vì nhiệt của vật rắn.

- Chất lỏng. Hiện tƣợng căng bề mặt. Hiện tƣợng dính ƣớt. Hiện tƣợng mao dẫn.

- Sự hóa hơi. Hơi khô và hơi bão hòa.

- Độ ẩm của không khí.

- Sự chuyển thể.

- Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt.

iii. Nội dung dạy học môn Vật lý ở trường THPT Lớp 11 CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.

- Điện tích. Định luật bảo toàn điện tích.

- Định luật Cu-lông.

- Thuyết electron.

- Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện.

- Điện thế. Hiệu điện thế. Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế.

- Tụ điện. Năng lượng điện trường trong tụ điện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG II: DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI.

- Dòng điện không đổi.

- Nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện. Sơ lƣợc về pin và acquy.

- Công suất của nguồn điện.

- Định luật Ôm đối với toàn mạch.

- Ghép các nguồn điện thành bộ.

- Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin.

CHƯƠNG III: DÕNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG.

- Dòng điện trong kim loại. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Hiện tƣợng nhiệt điện. Hiện tƣợng siêu dẫn.

- Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây về điện phân.

- Dòng điện trong chất khí.

- Dòng điện trong chân không.

- Dòng điện trong chất bán dẫn. Lớp chuyển tiếp p-n. Điôt và tranzito.

- Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.

CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG.

- Từ trường. Từ phổ. Đường sức từ.

- Lực từ tác dụng lên dòng điện. Cảm ứng từ.

- Từ trường của dòng điện thẳng dài, của dòng điện tròn, của dòng điện chạy qua ống dây.

- Lực Lo- ren - xơ.

- Từ trường Trái đất.

CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

- Hiện tƣợng cảm ứng điện từ. Từ thông. Suất điện động cảm ứng. Định luật cảm ứng điện từ.

- Hiện tƣợng tự cảm. Suất điện động tự cảm. Độ tự cảm. Năng lƣợng của từ trường trong lòng ống dây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG VI: KHệC XẠ ÁNH SÁNG

- Định luật khúc xạ ánh sáng. Tính chất thuận nghịch của sự chuyền ánh sáng.

- Hiện tƣợng phản xạ toàn phần. Cáp quang.

CHƯƠNG VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG.

- Lang kính.

- Thấu kính mỏng. Độ tụ.

- Mắt. Các tật của mắt.

- Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

- Thực hành. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ.

iv. Nội dung dạy học môn Vật lý ở trường THPT Lớp 12 CHƯƠNG I, II. DAO ĐỘNG CƠ, SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM.

- Dao động điều hòa của con lắc lỗ. Các đại lƣợng đặc trƣng của dao động điều hòa.

- Con lắc đơn.

- Dao động tắt dần. Dao động duy trì. Dao động cƣỡng bức. Hiện tƣợng cộng hưởng.

- Phương pháp giản đồ Fre-nen. Tổng hợp các giao động điều hòa cùng phương và cùng chu kỳ.

- Sóng cơ. Sóng ngang. Sóng dọc.

- Các đặc trưng của sóng: vận tốc sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng, năng lượng sóng. Phương trình sóng.

- Sự giao thoa của hai sóng. Sóng dừng.

- Sóng âm. Âm thanh, siêu âm, hạ âm. Độ cao của âm. Âm sắc. Độ to của âm. Cộng hưởng âm.

- Thực hành: Khảo sát quy luật dao động của con lắc đơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG III: DÕNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

- Định luật Ôm đối với đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp. Khái niệm về dung kháng, cảm kháng, tổng trở. Cộng hưởng điện.

- Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.

- Máy phát điện xoay chiều. Động cơ không đồng bộ ba pha. Máy biến áp.

- Thực hành: Khảo sát đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ - Dao động điện từ trong mạch LC.

- Điện từ trường. Sóng điện từ. Các tính chất của sóng điện từ.

- Nguyên lý phát và thu sóng vô tuyến điện.

CHƯƠNG V, VI: SÓNG ÁNH SÁNG. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG - Tán sắc ánh sáng.

- Sơ lƣợc về hiện tƣợng nhiễu xạ ánh sáng. Hiện tƣợng giao thoa ánh sáng.

- Các loại quang phổ.

- Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. Tia X.

- Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ.

- Hiện tƣợng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện.

- Thuyết lƣợng tử ánh sáng. Lƣỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.

- Hiện tƣợng quang điện trong.

- Quang phổ vạch của nguyên tử hiddroo.

- Sự phát quang - Sơ lƣợc về laze.

- Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng laze bằng phương pháp giao thoa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƯƠNG VII: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.

- Lực hạt nhân. Độ hụt khối. Hệ thức Anh-Xtanh giữa năng lƣợng và khối lƣợng. Năng lƣợng liên kết hạt nhân.

- Phản ứng hạt nhân. Năng lƣợng của phản ứng hạt nhân.

- Sự phóng xạ. Đồng vị phóng xạ. Định luật phóng xạ.

- Phản ứng phân hạch. Phản ứng dây chuyền.

- Phản ứng nhiệt hạch

CHƯƠNG VIII: TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ - Hạt sơ cấp. Hệ Mặt trời. Thiên hà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)