Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường
3.2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên phát triển chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh
i. Mục tiêu của biện pháp
Dạy học theo tiếp cận năng lực giúp học sinh phát triển cân đối giữa kiến thức, kĩ năng, thái độ thông qua hoạt động học tập, phát triển chương trình dạy học môn Vật lý theo tiếp cận năng lực giúp học sinh đƣợc học theo năng lực và học theo nhu cầu góp phần định hướng và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của học sinh sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii. Nội dung và cách thực hiện
Hiệu trưởng,tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cần nhận thức đúng về các vấn đề sau đây:
Chương trình giáo dục là một bản kế hoạch, trình bày một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh trong một cơ sở giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó có mô tả:
Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình môn học được xác định cụ thể với chuẩn kiến thức, kĩ năng thái độ mà người học cần đạt được.
Nội dung dạy học với độ rộng và độ sâu tương ứng với chuẩn đầu ra của môn học đƣợc xác định với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Hình thức tổ chức dạy - học với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp
Hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học (đối chiếu với chuẩn đầu ra).
Năng lực là tổ hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng khác nhau để giải quyết vấn đề (bao gồm cả kiến tạo kiến thức mới) hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh cuộc sống thực của mỗi cá nhân.
Chương trình dạy học định hướng tiếp cận năng lực là chương trình trong đó mục tiêu môn học không chỉ hướng tới việc hình thành tri thức mà còn hướng tới hình thành kĩ năng, ý thức trách nhiệm và thái độ sẵn sàng hành động đối với việc học và thực hành nghề nghiệp cho người học. Mục tiêu của chương trình là định hướng về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực mà người học cần đạt được sau khi kết thúc môn học và kết thúc chương trình đào tạo, đồng thời là tiêu điểm để người dạy, nhà quản lí phải quán triệt trong quá trình đào tạo, quản lý giáo dục. Mục tiêu chương trình có vai trò định hướng cho việc xác định nội dung dạy học, giáo dục, phương thức dạy học, giáo dục, hình thức tổ chức dạy học các hoạt động thực hành, thực tế, rèn luyện kĩ năng thực hành ứng dụng và đánh giá kết quả dạy học. Chương trình dạy học môn học theo tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cận năng lực đƣợc cụ thể hóa thông qua hệ thống các bài học của môn học. Vì vậy mỗi bài học cần đƣợc tổ chức theo tiếp cận năng lực mới có hiệu quả và tạo ra năng lực thực hành ở học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên môn Vật lý thực hiện đúng, đủ, có chất lượng chương trình dạy học môn Vật Lý do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành.
Chỉ đạo giáo viên phát triển chương trình môn học ở cấp độ bài học theo hướng tinh giản kiến thức hàn lâm, mở rộng kiến thức thực hành, trải nghiệm thực tế, giúp học sinh hình thành phát triển năng lực thực tiễn và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống từ lý thuyết đã học.
Hướng dẫn giáo viên thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực dựa trên những đề xuất thay đổi về nội dung chương trình dạy môn Vật lý theo hướng phát triển, dự kiến các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học bài học một cách hiệu quả.
Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa môn Vật lý tạo môi trường học tập trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh, thu hút học sinh tham gia, hình thành phát triển năng lực.
Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là các phương tiện dạy học thực hành, thí nghiệm cần sử dụng trong dạy học Vật lý.
Chỉ đạo giáo viên vận dụng phối hợp phương pháp “Bàn tay nặn bột” với các phương pháp dạy học khác để tổ chức dạy học môn Vật lý theo hướng trải nghiệm sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua thực hành, thí nghiệm.
Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực: Xác định mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, công cụ kiểm tra, tổ chức kiểm tra và phân tích kết quả kiểm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chỉ đạo giáo viên hoàn thiện dạy học môn Vật lý theo tiếp cận năng lực dựa trên phân tích kết quả kiểm tra và phản hồi thông tin từ học sinh và đồng nghiệp qua hình thức dự giờ.
iii. Điều kiện thực hiện biện pháp
Trưởng bộ môn phải nắm vững chương trình dạy học môn Vật lý
Giáo viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình dạy học môn Vật lý để phát triển chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.
Giáo viên phải nắm vững đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học môn Vật Lý.