Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp
Hoạt động dạy học môn Vật lý là hoạt động có ý thức, có mục đích của giáo viên và học sinh nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, mục đích phát triển năng lực và phẩm chất nhân cách của học sinh theo yêu cầu của xã hội là kết quả mà hoạt động dạy học mong muốn đạt đƣợc, là đích cuối cùng hoạt động dạy và học cần đi tới. Đồng thời cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý môn học.
Đảm bảo tính mục đích của quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý mang tính định hướng cho việc hình thành nhân cách một lớp người trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường THPT đòi hỏi hiệu trưởng và giáo viên phải nhận thức một cách đầy đủ về mục đích của dạy học Vật lý và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý là nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn, hình thành phát triển nhân cách học sinh theo yêu cầu xã hội, đồng thời phải quán triệt mục đích đó trong mọi hoạt động từ khâu thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học đến kiểm tra, đánh giá đến các hoạt động chuyên đề, vận dụng nó một cách sáng tạo. Khi tiến hành xây dựng nội dung dạy học, giáo dục, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức một hoạt động dạy học, giáo dục nào đó đều phải xuất phát từ mục đích nâng cao chất lƣợng dạy học. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, từng điều kiện của nhà trường và từng đối tượng học sinh mà mục đích dạy học có thể đƣợc vận dụng khác nhau.
Tổ chức, chỉ đạo xây dựng các nội dung và lựa chọn, vận dụng phương pháp, phương tiện cho phù hợp với mục đích dạy học Vật lý và nâng cao chất lƣợng dạy học Vật lý là điểm quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải quán triệt thường xuyên trong quá trình dạy học Vật lý ở THPT tỉnh Thái Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và hệ thống, tính kế thừa trong quá trình quản lý
Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý cần tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống, trong quá trình quản lý hiệu trưởng cần kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình dạy học môn Vật lý và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý, làm cơ sở nền tảng cho hoạt động đổi mới ở giai đoạn tiếp theo.
Trong xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên môn Vật lý cần có tầm nhìn, kế hoạch chiến lƣợc để có những biện pháp phù hợp.
Trong phát triển chương trình dạy học ở nhà trường cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản về phát triển chương trình nhà trường để đáp ứng yêu cầu.
Trong đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý cần có sự phối hợp giữa các phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc thù bộ môn
Những hướng dẫn chỉ đạo dạy học môn Vật lý phải thể hiện tính đặc thù của bộ môn đó là môn học mang tính thực tiễn cao, học sinh phải đƣợc học thông qua môi trường trải nghiệm thực tế và thực hành thí nghiệm mới nắm đƣợc bản chất của vấn đề và hình thành đƣợc năng lực trong hoạt động học tập và cải tạo thực tiễn.
Các biện pháp quản lý đƣợc tiến hành phải dựa trên tính đặc thù bộ môn Vật lý nhƣ biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên phải quan tâm đến phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng sáng tạo trong dạy học Vật lý, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ
Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý, mỗi giáo viên là một chủ thể quản lý đồng thời là đối tƣợng quản lý. Vì vậy mọi hoạt động đổi mới đều phải xuất phát từ giáo viên và học sinh, hiệu trưởng phải lấy học sinh và giáo viên là điểm xuất phát và điểm cuối cùng của hoạt động quản lý dạy học môn Vật lý ở trường THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế và điều lệ nhà trường. Cụ thể:
Việc bố trí nguồn lực dạy học môn Vật lý phải thực hiện theo đúng chủ trương và điều lệ nhà trường.
Quản lý nội dung, chương trình dạy học phải theo đúng luật Giáo dục và điều lệ trường THPT và nội quy nhà trường.
- Việc huy động sự hỗ trợ từ cộng đồng để trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường và các lớp học phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, không ép buộc đặc biệt là với các bậc phụ huynh học sinh.
- Phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh đảm bảo nguyên tắc hài hòa, phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan đơn vị.
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh đảm bảo nguyên tắc tập chung dân chủ, tạo mối quan hệ đoàn kết thân ái trên tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì minh”.
3.1.6. Nguyên tắc phù hợp với quy luật khách quan của dạy học môn Vật lý Các biện pháp quản lý là những tác động chủ quan của chủ thể quản lý nhƣng phải tuân theo quy luật khách quan của hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường THPT vì vậy những biện pháp quản lý trái với quy luật khách quan đều không mang lại hiệu quả.
Do đó khi đề xuất biện pháp phải dựa trên những quy luật khách quan của quá trình dạy học môn Vật lý đó là các quy luật sau đây:
Quy luật về sự thống nhất giữa dạy và học, giữa thầy và trò
Quy luật về sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tƣợng trong dạy học vật lý.
Quy luật về sự thống nhất giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành
Quy luật về sự thống nhất giữa dạy học và phát triển năng lực học sinh Quy luật về sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục nhân cách, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/