Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa bộ môn Vật lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 90 - 93)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường

3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa bộ môn Vật lý

i. Mục tiêu của biện pháp

Môn vật lý đặc thù là một môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức vật lý trong chương trình THPT gắn liền với cuộc sống hàng ngày nên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện cực kỳ cần thiết để thực hiện và phục vụ hoạt động dạy học vật lý; là công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Vì thế, cần có sự đầu tƣ mạnh mẽ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường học nhằm đáp ứng mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh, dựa trên hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo “Chuẩn hoá, hiện đại hoá”.Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn vật lý nhằm tạo điều kiện, phương tiện giúp cho dạy học môn Vật lý đạt được hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii. Nội dung và cách thực hiện

Nhà trường xây dựng kế hoạch duy trì các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tốt hiện có của nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và học môn Vật lý.

Đồng thời có kế hoạch mua sắm mới các thiết bị hiện đại phù hợp với điều kiện về nguồn lực của nhà trường. Ngày nay các phương tiện trực quan, phương tiện nghe nhìn, máy móc điện tử phát triển mạnh; dụng cụ thực hành, thí nghiệm, người ta đã tận dụng những "thế mạnh" của chúng để thực hiện hàng loạt các thao tác, quy trình dạy học trên lớp với một tốc độ rất nhanh, với sự trực quan tối đa cùng với tính chính xác, tính hấp dẫn lớn.

Lập sổ theo dõi việc sử dụng trang thiết bị dạy học thường xuyên theo phân phối chương trình môn Vật lý. Quản lý thiết bị dạy học đúng quy trình kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc quy chế mƣợn, sử dụng, bảo quản và trả đồ dùng dạy học.

Tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị, đặc biệt là máy chiếu projector cho GV trong việc soạn bài cũng nhƣ tổ chức tiết dạy.

Có kế hoạch duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên với các thiết bị nhƣ đồ dùng thí nghiệm, thực hành, máy vi tính, đầu video, đầu DVD, đài cát- xét… Tiến hành thay thế các trang thiết bị lạc hậu, đã hỏng theo yêu cầu chính đáng của GV và HS

Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thiết bị về công tác quản lý cơ sở vật chất và sử dụng cũng như tư vấn cho GV sử dụng các phương tiện ký thuật tiên tiến và công tác giảng dạy.

Huy động các nguồn lực để xây dựng “phòng học bộ môn” riêng cho môn. Khái niệm "phòng học bộ môn" mới có ở nước ta từ những thập kỉ gần đây. Đó là kết quả của sự phát triển, tiến bộ về cách thức tổ chức và đổi mới phương pháp DH trên lớp gắn liền với đổi mới về thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học. Biện pháp này giúp nhà trường huy động các nguồn lực để xây dựng

“phòng học thực hành, thí nghiệm” riêng cho từng môn, trong đó có môn Vật lý đang là yêu cầu cấp thiết của mỗi nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng phòng học bộ môn riêng cho bộ môn khoa học tự nhiên. Muốn thực hiện được Hiệu trưởng phải có kế hoạch dài hơi, linh hoạt vận dụng trong việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường.

Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng phòng học bộ môn với các trang thiết bị nghe nhìn phục vụ cho dạy và học môn Vật lý và các môn học khác; dự kiến kinh phí khả thi so với điều kiện hiện có của nhà trường.

Hiệu trưởng giao kế toán xác định rõ nguồn ngân sách có thể dành cho việc xây dựng phòng học bộ môn.

Nhà trường kết hợp với GVCN và ban đại diện cha mẹ HS các lớp phát hiện các gia đình phụ huynh có điều kiện kinh tế, là doanh nghiệp kinh doanh thành công trên địa bàn và tổ chức các biện pháp vận động họ ủng hộ nhà trường một phần nguồn kinh phí xây dựng phòng học bộ môn trực tiếp phục vụ cho con em họ học môn vật lý có chất lƣợng.

Tiến hành khẩn trương xây dụng phòng học bộ môn dành cho các môn khoa học tự nhiên có thực hành, thí nghiệm trên quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có hình thức tuyên truyền rộng rãi những đóng góp của tổ chức và cá nhân ủng hộ cho nhà trường. Phòng học bộ môn có đầy đủ các phương tiện thực hành, thí nghiệm của bộ môn tạo điều kiện cho việc dạy và học hiệu quả.

- Việc quản lý, khai thác và sử dụng các TBDH hiện có cần chú ý:

+ Giữ gìn, củng cố CSVC, TBDH hiện có, giáo dục cho CBGV, HS có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung, làm đẹp môi trường.

+ Xây dựng nội quy một cách chi tiết tới các phòng chức năng nhƣ: Văn phòng, phòng hành chính, thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn...có sổ sách bàn giao ghi tình trạng lúc mƣợn và lúc trả.

+ Tổ chức bồi dƣỡng hoặc cử CBGV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng, bảo quản TBDH. Phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các TBDH.

+ Kinh phí đƣợc cấp phát cần sử dụng đúng, có hiệu quả trong việc mua thêm sách, tài liệu tham khảo...Vận động các cơ quan, tập thể, đơn vị sản xuất trên địa bàn trường tham gia góp phần xây dựng CSVC nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tận dụng có hiệu quả CSVC hiện có, khai thác tác dụng của nó trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó thường xuyên phát động phong trào GV làm đồ dùng dạy học.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường có nguồn tài chính để tăng cường cơ sở vật chất trường học Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học môn Vật lý

Khuyến khích giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)