Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 95 - 100)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất

3.4.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình

STT Các biện pháp

Mức độ khả thi Rất

khả thi

Khả thi

Không khả thi 1 Phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo

viên dạy học môn Vật lý ở trường THPT 84,8 % 15,2%

2

Hình thành, phát triển giáo viên cốt cán Vật lý, tạo môi trường chia sẻ giữa giáo viên cốt cán với giáo viên cùng bộ môn

76,8% 23,2%

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên phát triển chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

84,8% 15,2%

4

Chỉ đạo giáo viên Vật lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường thực hành, thí nghiệm phát triển năng lực tự học của học sinh.

100%

5

Chỉ đạo giáo viên thực hiện phân hóa trong dạy học môn Vật lý và chuẩn bị năng lực cho học sinh vào đại học, cao đẳng theo định hướng nghề nghiệp

100%

6

Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình theo tiếp cận năng lực

100%

7

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Vật lý để rèn kĩ năng thực hành và trải nghiệm cho học sinh.

87,4% 12,6%

8

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa bộ môn Vật lý.

100%

Các biện pháp đề xuất đều được cán bộ quản lý trường THPT đánh giá là có tính khả thi vì vậy có thể vận dụng trong thực tế quản lý nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông và cơ sở lý thuyết về quản lý dạy học môn Vật lý ở trường THPT cùng với kết quả khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, đề tài luận văn đã đề xuất đƣợc 8 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, các biện pháp đề xuất được xây dựng trên cơ sở khoa học và các nguyên tắc cơ bản của quản lý trường học và đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Vì vậy có thể đƣa vào áp dụng trong thực tế tại các trường THPT tỉnh Thái Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Dạy học môn Vật lý ở trường THPT là đối tượng của hoạt động quản lý trường học, Hiệu trưởng trường THPT cần quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học môn Vật lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.2. Quản lý dạy học môn Vật lý ở trường THPT cần tiến hành đồng bộ các chức năng quản lý bao gồm lập kế hoạch quản lý, tổ chức hoạt động quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung quản lý và kiểm tra, đánh giá kết quả. Các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tập trung vào quản lý thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn Vật lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, thực hiện nề nếp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Vật lý vv…

1.3. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình cho thấy các nội dung quản lý đã được triển khai tuy nhiên mức độ thường xuyên và đồng bộ là chưa đồng đều ở các nội dung.

Hiệu trưởng các trường mới quan tâm thường xuyên tới một số nội dung trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo nhƣ lập kế hoạch dạy học của giáo viên, chuẩn bị bài lên lớp, bồi dƣỡng học sinh giỏi, đổi mới kiểm tra, đánh giá vv… Một số nội dung chƣa đƣợc quan tâm đúng mức đó là: Phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dƣỡng nâng cao năng lực giáo viên dạy học môn Vật lý, tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn vật lý, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá đột xuất các hoạt động dạy học môn Vật lý.

1.4. Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng đề tài luận văn đề xuất được 8 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.

Phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên dạy học môn Vật lý ở trường THPT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình thành, phát triển giáo viên cốt cán Vật lý, tạo môi trường chia sẻ giữa giáo viên cốt cán với giáo viên cùng bộ môn.

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên phát triển chương trình dạy học môn Vật lý ở trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.

Chỉ đạo giáo viên Vật lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường thực hành, thí nghiệm phát triển năng lực tự học của học sinh.

Chỉ đạo giáo viên thực hiện phân hóa trong dạy học môn Vật lý và chuẩn bị năng lực cho học sinh vào đại học, cao đẳng theo định hướng nghề nghiệp.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình theo tiếp cận năng lực.

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Vật lý để rèn kĩ năng thực hành và trải nghiệm cho học sinh.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa bộ môn Vật lý.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau đòi hỏi Hiệu trưởng phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý. Các biện pháp đề xuất đƣợc khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo

Cần xây dựng văn bản hướng dẫn các trường nâng cao chất lượng tự bồi dƣỡng chuyên môn và chủ động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên.

Tăng cường chỉ đạo trường THPT tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lý, hoạt động ngoại khóa môn học.

Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường THPT để xây dựng phòng học bộ môn, chỉ đạo các trường tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn Vật lý, xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán trong tỉnh.

Tăng cường kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất hoạt động dạy học môn Vật lý của các trường THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Với trường THPT

Hiệu trưởng cần tiến hành đồng bộ các biện pháp và nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT.

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý nhằm tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, hoạt động thực hành thí nghiệm, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tự học trong dạy học Vật lý.

Các CBQL nhà trường phải tích cực tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý; cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp quản lý, áp dụng tích cực những giải pháp quản lý hoạt động dạy học vật lý, với tinh thần chủ động, linh hoạt, không ỷ lại cấp trên.

Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, với Ban đại diện CMHS trong việc xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chức năng quản lý, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động, xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí, tạo sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường.

Xây dựng văn hóa tổ chức riêng tạo thương hiệu cho nhà trường.

Ƣu tiên tạo điều kiện tối đa cho hoạt động đổi mới PPDH nói chung, môn Vật lý nói riêng.

Tạo điều kiện cho giáo viên được đi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên ở các trường có kinh nghiệm và sáng kiến trong đổi mới PPDH

Giáo viên Vật lý cần phát huy vai trò tự bồi dƣỡng, học hỏi đồng nghiệp, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Vật lý, tích cực chủ động phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)