Chỉ đạo giáo viên Vật lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường thực hành, thí nghiệm phát triển năng lực tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 83 - 86)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường

3.2.4. Chỉ đạo giáo viên Vật lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường thực hành, thí nghiệm phát triển năng lực tự học của học sinh

i. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao năng lực dạy học môn Vật lý cho giáo viên từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý ở trường THPT, thay đổi cách dạy và cách học môn Vật lý để nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường THPT.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Nâng cao nhận thức cho giáo viên dạy học Vật lý về các phương pháp dạy học tích cực có tác dụng phát triển năng lực thực hành và năng lực ứng dụng thực tế, năng lực tự học cho học sinh THPT đó là các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau đây:

Dạy học nêu vấn đề trong dạy học Vật lý Phương pháp bàn tay nặn bột

Phương pháp dạy học theo dự án Phương pháp dạy học bằng tình huống Phương pháp thực hành, thí nghiệm Vật lý Dạy học sáng tạo trong dạy học Vật lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật công não, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật 635, kĩ thuật làm việc nhóm, kĩ thuật phản hồi nhanh vv…

Nhà quản lý giúp giảng viên hiểu về tầm quan trọng của các phương pháp, kĩ thuật dạy học nêu trên, quy trình và cách thức vận dụng, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức, tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Vật lý theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Hiệu trưởng, trưởng bộ môn và giáo viên cốt cán cần giúp giáo viên hiểu đổi mới phương pháp dạy học Vật lý là đổi mới cách tƣ duy, cách thức dạy và cách thức học và cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả dạy học.

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên Vật lý dạy mẫu về giờ học đổi mới phương pháp dạy học Vật lý, tổ chức cho giáo viên dự giờ, seminar bài học, rút kinh nghiệm về giờ dạy và hiệu quả của giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lý.

Phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học của tổ bộ môn, tạo môi trường học hỏi giúp đỡ nhau trong dạy học Vật lý, coi tiêu chí đổi mới phương pháp dạy học Vật lý là tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên của mỗi học kỳ, mỗi năng học.

Xây dựng cơ chế khen thưởng, trách phạt đối với giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học Vật lý như rà soát lại phòng thí nghiệm, thực hành Vật lý, các phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy, học Vật lý, chuẩn bị các tài liệu, sách giáo trình, sách hướng dẫn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học Vật lý nhằm trợ giúp một cách tốt nhất cho giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học Vật lý.

Khuyến khích giáo viên tổ chức các giờ học ngoại khóa môn Vật lý bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh THPT tại phòng thực hành thí nghiệm hay các cơ sở sản xuất nhằm tạo môi trường học tập phát triển năng lực lực học, năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương trình ngoại khóa lớp 10 Vật Lý:

Bài 8: Khảo sát chuyển động thẳng nhanh dần đều hoặc sự rơi tự do. Xác định gia tốc của chuyển động.

Bài 15: Xác định hệ số ma sát trƣợt bằng thí nghiệm.

Bài 37: Xác định hệ số căng bề mặt.

Chương trình ngoại khóa lớp 11 Vật Lý:

Bài 12: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin.

Bài 18: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.

Bài 32: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

Chương trình ngoại khóa lớp 12 Vật Lý:

Bài 9: Khảo sát quy luật dao động của con lắc đơn.

Bài 14: Khảo sát đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

Bài 29: Xác định bước sóng ánh sáng laze bằng phương pháp giao thoa.

Khuyến khích giáo viên Vật lý tạo môi trường học tập thông qua môi trường Elerning cho học sinh, giúp học sinh tự chủ trong tìm kiếm, chia sẻ thông tin qua mạng, qua internet từ đó giúp học sinh phát triển năng lực học tập Vật lý nói riêng và năng lực tự học nói chung. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng hệ thống các bài tập trên Website cá nhân của giáo viên, cung cấp các tài liệu cần thiết để học sinh thường xuyên truy cập, tìm kiếm thông tin và hoàn thiện các nhiệm vụ tự học.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, trưởng bộ môn phải nắm vững chương trình dạy học Vật Lý, nắm vững các lý thuyết về phương pháp dạy học Vật Lý, biện pháp, kĩ thuật dạy học Vật lý.

Giáo viên cần có nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học Vật lý, sẵn sàng đổi mới phơng pháp dạy học và tích cực đổi mới phương pháp dạy học Vật Lý.

Nhà trường cần có đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Vật Lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)