Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát về khách thể khảo sát
Trước cách mạng tháng Tám, nền giáo dục Thái Bình hầu như chưa phát triển. Từ khi hoà bình lập lại, theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, Thái Bình là tỉnh đầu tiên xoá mù chữ và có bước phát triển vượt bậc về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), đất nước quy về một mối, ngành giáo dục đào tạo Thái Bình hoà nhịp với sự phát triển chung của cả nước. Qui mô, mạng lưới các ngành học, cấp học phát triển rộng khắp, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. Các xã đều có trường học từ mầm non đến THCS.
Thái Bình cũng là một trong tỉnh đầu tiên trong cả nước phổ cập Tiểu học và phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, là tỉnh thứ 9 trong cả nước phổ cập THCS. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm vào tốp đầu của cả nước; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đạt xấp xỉ 35%. Đội ngũ giáo viên ở các ngành học cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư theo hướng khang trang hiện đại bằng nhiều nguồn vốn Nhà nước, nguồn nhân dân đóng góp và các nguồn viện trợ khác. Chất lượng giáo dục được tăng cường là do công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp đƣợc quan tâm. 100%
cán bộ, giáo viên các cấp tham gia học tập bồi dƣỡng kiến thức theo qui định góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục thời kỳ đổi mới. Các lực lƣợng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục ngày càng tích cực, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí bổ trợ cho giáo dục ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
càng nhiều và dưới nhiều hình thức khác nhau, tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp cho tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng.
Kết quả của những thành tựu trên là do nhân dân Thái Bình có truyền thống hiếu học, vƣợt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em, nhận thức về công tác giáo dục của nhân dân đã đƣợc nâng lên, phần lớn nhà giáo tận tụy với nghề. Thái Bình luôn quan tâm và có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát triển giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo đã từng bước điều chỉnh mục tiêu đổi mới quản lý, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH từng thời kỳ. Đầu tƣ cho giáo dục ngày càng tăng, nhiều chương trình dự án được ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo đã tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các lực lƣợng vũ trang có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục.
Chương trình hành động của Thường vụ tỉnh ủy Thái bình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khái quát về tình hình giáo dục Thái Bình nhƣ sau: “Những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tƣ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy mô giáo dục nhìn chung ổn định. Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đứng tốp đầu toàn quốc.
Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và xoá mù chữ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo đạt 20% tổng chi ngân sách địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viên phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Công tác quản lý giáo dục từng bước đổi mới; nền nếp, kỷ cương trong các trường học nhìn chung được duy trì.
Xã hội hoá giáo dục, đào tạo đạt kết quả bước đầu”.
Hiện tại toàn tỉnh Thái Bình có 40 trường trung học phổ thông với khoảng gần 59.000 học sinh, trong đó có 1 trường THPT chuyên, 8 trường THPT ở thị trấn, còn lại là các trường ở vùng nông thôn. Về qui mô các trường THPT trong tỉnh Thái Bình đều lớn, có số lớp, số học sinh đông ( từ 24 lớp trở lên ). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đã đƣợc các trường đầu tư nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Trang thiết bị thí nghiệm tuy trong năm qua đã đƣợc tỉnh đầu tƣ nhƣng so với yêu cầu vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Phương tiện nghe nhìn chưa có, thư viện còn ít đầu sách, chưa có phòng học tiếng, nhà tập đa năng. Diện tích các nhà trường còn hạn chế, đặc biệt là các trường ở thị trấn, những trường có tuổi cao thường có diện tích quá nhỏ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học, hoạt động và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Chất lượng đầu vào của các trường có sự chênh lệch rất cao.
Hàng năm đề thi tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD&ĐT Thái Bình ra chung cho toàn tỉnh. Môn Văn, Toán tính hệ số 2, môn thứ 3 (là 1 trong 6 môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tiếng Anh) tính hệ số 1; cộng cả điểm khuyến khích và ưu tiên để xét tuyển. Những trường tốp đầu lấy trên 30 điểm nhưng những trường tốp cuối chỉ lấy có 11, 12 điểm. Có trường, số thí sinh đăng ký dự tuyển xấp xỉ số học sinh cần tuyển.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp lâu đời. Môi trường xã hội nông thôn tương đối thuần nhất, nhịp sống khẩn trương, náo nhiệt của nền kinh tế thị trường chưa thâm nhập sâu và tác động đến nhà trường. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 15 đến 18 nên các em rất ham học hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các môn nói chung cũng nhƣ môn Vật lý nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2020 có 70% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục đầu tư nâng cấp trường trung học phổ thông Chuyên Thái Bình, nâng cao năng lực, chất lượng hướng nghiệp và đào tạo nghề và đào tạo nghề ở các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh. Phấn đấu sớm đáp ứng đủ các tiêu chí để nâng cấp các trường trung cấp dạy nghề, đến năm 2020 các trường chuyên nghiệp, dạy nghề thu hút mỗi năm 3 vạn học sinh; nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó đào tạo nghề khoảng 51,5%.
2.1.2. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng dạy, học Vật lý và quản lý dạy học Vật lý hiện nay ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới quản lý dạy học môn Vật lý để nâng cao chất lƣợng dạy học.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
2.1.4. Đối tượng khảo sát
Tác giả luận văn tiến hành khảo sát trên 12 cán bộ quản lý trường THPT và cán bộ quản lý của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình phụ trách phòng chuyên môn môn Vật Lý. Khảo sát 16 trưởng bộ môn phụ trách môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
Khảo sát 80 giáo viên dạy học môn Vật lý thuộc các trường THPT tỉnh Thái Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.5. Phương pháp khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ở phần phụ lục 1 và phụ lục 2.
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và giáo viên dạy học Vật lý.
Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn và hồ sơ cá nhân của giáo viên dạy học môn Vật lý ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
Quan sát một số giờ dạy, phòng thí nghiệm ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.