Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường
3.2.2. Hình thành, phát triển giáo viên cốt cán Vật lý, tạo môi trường
i. Mục tiêu của biện pháp
Giúp giáo viên cốt cán nắm đƣợc những vấn đề trọng tâm của mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên và các hoạt động cơ bản của một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên; Tạo môi trường chia sẻ học tập giữa giáo viên cốt cán với các giáo viên khác trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên môn Vật lý.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Hiệu trưởng Trường THPT phối hợp với các trường THPT khác trên địa bàn xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán môn Vật lý, đề nghị với Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viên cốt cán trong dạy học Vật lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Vật lý.
Bằng nhiều biện pháp tạo động lực cho giáo viên cốt cán môn Vật lý tự bồi dƣỡng để phát triển chuyên môn và học hỏi chia sẻ cùng giáo viên cốt cán ở các trường bạn.
Phối hợp với các trường THPT tổ chức hội thảo về vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Vật lý và giáo dục học sinh, thông qua các hội thảo khoa học, hội nghị phối hợp giữa các trường nhằm trang bị cho giáo viên cốt cán kỹ năng tập huấn, hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ đồng nghiệp tại địa phương.
Phát triển nghề nghiệp giáo viên cốt cán môn Vật lý đòi hỏi phải phát triển cho họ kiến thức, kỹ năng, sự đánh giá và đóng góp của giáo viên cốt cán cho đồng nghiệp, cho nhà trường, cộng động.
Nội dung phát triển nghề nghiệp giáo viên cốt cán môn Vật lý cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Phát triển các kỹ năng then chốt trong dạy học Vật lý: Thiết kế bài giảng môn Vật lý, tổ chức bài học, tổ chức thực hiện thực hành, thí nghiệm, hoạt động ngoại khóa môn Vật lý, liên hệ giữa lý thuyết Vật lý (các quy luật, định luật vv…) với thực tế sản xuất, cuộc sống lao động học tập của học sinh.
- Thao tác kỹ năng giảng dạy cơ bản trong dạy học Vật lý: Thao tác kỹ năng giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm, khám phá thiên nhiên, thực tế lao động sản xuất.
- Phát triển kỹ năng sáng tạo trong dạy học Vật lý: Kỹ năng phát hiện vấn đề lý luận, vấn đề tồn tại trong thực tiến, kỹ năng giải các bài tập khó ở trình độ cao.
- Phát triển kỹ năng hiểu và nắm trình độ học tập của học sinh, những khó khăn tâm lý học sinh gặp phải, những biện pháp khắc phục, tháo gỡ những khó khăn tâm lý của học sinh trong quá trình học tập môn Vật lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đạt được mức độ thao tác trong kỹ năng hướng dẫn; tư vấn, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp giáo viên trong trường (môi trường giáo dục);
- Có khả năng lãnh đạo và tham gia cơ hội tự ra quyết định trong các vấn đề phát triển chương trình nhà trường môn Vật lý.
Xác định mô hình phát triển nghề nghiệp cho giáo viên cốt cán môn Vật lý nói riêng và giáo viên dạy học môn Vật lý nói chung.
Mô hình phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên cốt cán môn Vật lý nói riêng và giáo viên dạy học môn Vật lý nói chung tại các cơ sở giáo dục nhấn mạnh đến các hoạt động đào tạo tiếp nối, đào tạo lại đặc biệt là công tác bồi dƣỡng cho giáo viên. Theo mô hình này, bồi dƣỡng giáo viên là công việc phải được thực hiện thường xuyên với các hình thức đa dạng, lấy hoạt động tự bồi dƣỡng của giáo viên làm nòng cốt. Có thể xác định hai loại mô hình: mô hình phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên cốt cán môn Vật lý theo hướng tại chỗ và mô hình phát triển nghề nghiệp liên tục từ xa. Về bản chất, cả hai loại mô hình này đều dựa trên hình thức đào tạo/bồi dƣỡng để phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên để đặt tên cho mô hình.
Các nội dung này phát triển nghề nghiệp cho giáo viên cốt cán môn Vật lý bao gồm:
Xác định nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên Vật lý:
nhằm xác định có xuất hiện khoảng cách giữa yêu cầu về vị trí mà giáo viên đang đảm nhận với khả năng đáp ứng hiện có của giáo viên hay không? Kết quả này cho phép xác nhận giáo viên đó cần mở rộng, phát triển hay đổi mới cái gì trong năng lực nghề nghiệp của bản thân.
Thiết kế mục tiêu từ đó xây dựng nội dung để phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên cốt cán môn Vật lý nói riêng và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên dạy học Vật lý nói chung: các hoạt động nào sẽ phải triển khai để rút gắn và xóa bỏ khoảng cách nêu trên cho giáo viên là câu hỏi đƣợc đặt ra và phải trả lời trong nội dung phát triển nghề nghiệp cho giáo viên dạy học môn Vật lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên: triển khai các hoạt động đã đƣợc hoạch định theo kế hoạch hàng năm, và kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường theo những nội dung đã xác định ở phần trên.
Hiệu trưởng Trường THPT tạo dựng mạng thông tin chia sẻ giữa giáo viên cốt cán với các giáo viên khác, khuyến khích các hình thức dự giờ tƣ vấn giúp đỡ đồng nghiệp, học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, tạo văn hóa chia sẻ trong trường học.
Khuyến khích sự tự học, tự bồi dưỡng của các giáo viên thường và tạo cho họ một tâm lý thoải mái khi học hỏi đồng nghiệp từ giáo viên cốt cán.
Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động theo mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh phù hợp.
iii. Điều kiện thực hiên
Cần có sự trợ giúp của Sở Giáo dục - Đào tạo đối với hoạt động bồi dƣỡng giáo viên cốt cán môn Vật lý.
Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán.
Đội ngũ giáo viên cốt cán môn Vật lý cần có nhận thức đúng về vai trò của mình trong phát triển nghề nghiệp giáo viên nói chung và phát triển bản thân nói riêng.
Mối giáo viên cần nhận thức rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân trong phát triển nghề nghiệp.