Vai trò của thuế

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 33 - 37)

TỔNG QUAN VỀ THUÊ

1.2.2 Vai trò của thuế

Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước.

Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế. Sử dụng công cụ thuế dể huy động tiền thuế cho Nhà nước có ưu điểm :

- Phạm vi thu thuế rộng, đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập phải nộp thuế.

- Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Nhờ đó một bộ phận đáng kể thu nhập xã hội tập trung trong tay Nhà nước để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu và các biện pháp kinh tế xă hội. Mặt khác nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.

- Tính ưu th ế của động viên thông qua thuế so với các công cụ tài chính khác là ở chỗ : Thuế kết hợp giữa phương thức cưỡng bức, được quy định dưới hình thức pháp luật kích thích vật chất, nhằm tạo ra sự quan tâm của đối tượng nộp thuế đến chất lượng hiệu quả kinh doanh.

Vì những ưu nhược điểm nêu trên, thuế luôn đựoc coi là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Nguồn thu của Ngân sách Nhà nước có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tàng trưởng và đạt năng suất hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

38 Chương I : I OIMO QUAN VE THUE

Thứ hai, thuê là công cụ điều tiết kinh tê vĩ mô trong nền kinh thị trường.

Trong nền kinh tê thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuê để diều tiết vĩ mô nền kinh tê. Điều đó xuất phát từ chức năng diều chỉnh của thuế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thê tăng thuê hoặc giảm thuê dôi với thu nhập của các tầng lớp dân cư và với doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chê sự phát triển các linh vực các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế.

Trong những năm khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, Nhà nước có thể hạ thâp mức thuế tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sức sản xuất. Điều đó có thể đưa nền kinh tê thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nhanh chóng.

Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân dối, bằng cách tăng thuế thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đã đặt ra.

Việc điều chỉnh chính sách thuế cũng góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn. Trong khi áp dụng các chính sách thuế cho từng loại hàng hóa dịch vụ, từng ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề.

Với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần phải khuyến khích tích lũy và tích tụ trong các doanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn đầu tư. Việc thay đổi chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tích lũy tiền tệ do đó tác động đến quá trình đầu tư phát triển kinh tế.

Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc dẩy sự hòa hợp kinh tế trong khu vực và trên th ế giới.

Thông qua việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu kịp thời qua từng thời kỳ đã tạo nên điều kiện hạn chế hàng nhập khẩu, để bảo hộ những mặt hàng trong nước đâ sản xuất được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 ẵ- TỔNG QUAN VỂ THUẾ 39

77*1? ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là kết quả nỗ lực của cộng đồng xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định, thành quả của sự phát triển kinh tế cần phải làm cho mọi thành viên trong xã hội được hưởng thỏa đáng, hài hòa. Để thực hiện được yêu cầu này, Nhà nước phải sử dụng công cụ thuế để quản lý điều hòa thu nhập xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực xã hội tham gia vào nền kinh tế, chủ yếu do luật thị trường huy động phân bổ và tham gia thực hiện việc phân phối các yếu tố đầu ra. Đó là sự phân phối mang tính chất kinh tế. Tuy nhiên, nếu để cho thị trường tự diều phối nền kinh tế thì sẽ tạo ra những khiếm khuyết và không phải lúc nào cũng đạt kết quả sản xuất kinh doanh và đem lại thu nhập như xã hội mong muốn. Do vậy, Nhà nước phải can thiệp vào sự phân phối để quản lý và điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước can thiệp bằng hệ thống Luật pháp, bằng công cụ kinh tế, tài chính trong đó quan trọng là công cụ thuế. Trong chính sách thuế, Nhà nước đã thiết kế đối tượng điều tiết khác nhau với các mức thuế suất và chế dộ ưu đãi khác nhau. Do vậy, chính sách thuế đã tác động mạnh mẽ đến cung cầu các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, dịch vụ khác nhau, để điều chỉnh quá trình phân phối các yếu tố đầu vào của các lực lượng thị trường và điều chỉnh quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Thuế đã trực tiếp tham gia vào phân phối thu nhập xã hội từ kết quả sản xất kinh doanh của nền kinh tế.

Vấn đề then chốt là quá trình thực hiện phân phối thu nhập xã hội của thuế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, thực hiện công bằng xă hội trong phân phối. Nhà nước áp dụng chính sách thuế phải thống nhất giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, không phân biệt giữa các đơn vị, cá nhân. Khi các tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh doanh và có thu nhập giống nhau đều phải nộp thuế như nhau (bình đẳng theo chiều ngang). Người có thu nhập quá thấp không đủ bảo đảm đời sống thì không phải nộp thuế (bình đảng theo chiều dọc).

Sự bình đẳng của chính sách thuế sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm ăn có hiệu quả, có năng suất cao phải được thu nhập cao hơn. Từ đó, kích thích mọi tổ chức, cá nhân tập trung sức đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

40 Chương 1 : I ONCi QUAN VỂ THUẾ

phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao một cách chính đáng.

Đồng thời với vai trò phân phối, thuế còn thực hiện vai trò phân phối lại thu nhập xã hội. Vai trò phân phối lại của thuế được thực hiện thông qua việc Nhà nước sử dụng tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho các hoạt động chức năng của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhà nước sử dụng tiền thuế để sản xuất ra hàng hóa - dịch vụ công phục vụ tiêu dùng chung cho toàn xã hội.

Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng một phần tiền thuế để trợ cấp, thực hiện điều hòa thu nhập xã hội.

Khi thị trường thực hiện việc phân phối thu nhập thì tổng thu nhập của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình hoàn toàn không giống nhau, do các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất khác nhau. Một nhóm người có thu nhập rất cao, phần lớn số người có thu nhập trung bình và thấp, còn một số người khác thì hầu như không có thu nhập như người khuyết tật, già yếu, bệnh hoạn và thất nghiệp không có bất kỳ tài sản nào. Do đó, việc phân phối lại thu nhập xã hội là biện pháp mà các chính phủ phải thực hiện, nhằm góp phần điều hòa thu nhập, làm giảm bớt những chênh lệch do phân phối thu nhập quốc dân tạo ra, đồng thời cung cấp những nhu cầu rất cần thiết cho nhân dân mà nền kinh tế thị trường không đáp ứng được.

Thứ hi, ngoài những vai trò nêu trên thuê'là công cụ thực hiện kiềm tra, kiểm soát các hoạt động sản xiiất kinh doanh

Thông qua khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế, có thể kiểm tra kiêm soát và nam được thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có thê phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, lậu thuê, khai báo sai với tình hình sản xuất kinh doanh trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 : TỔNG QUAN VỂ THUẾ 41

1 .3 CÁC Y Ế U TỐ CẤU THÀNH CỦA MỘT SẮC THUẾ

Hệ thống thuê của bất kỳ quôc gia nào cũng gồm nhiều loại thuê hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm những mục tiêu khác nhau và có phương pháp tính riêng biệt. Tuy nhiên chúng thống nhất ở những yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế như sau :

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(531 trang)