Thuê tác động vào thương mại quôc tê"

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 58 - 61)

TỔNG QUAN VỀ THUÊ

1.6.4 Thuê tác động vào thương mại quôc tê"

Hình thức phổ biến về hạn chế thương mại quốc tế là thuê quan hay thuê Nhập khẩu. Thuê điều tiết cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và sản xuất, tiêu dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 : TổN G QUAN VỀ THUẾ 63

nội địa. Thuê quan yêu cầu người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuê Nhập khẩu theo mức quy định cho Ngân sách Nhà nước, điều này làm tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu.

Bằng cách tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu, sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước nhưng lại làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. (Hình 1.9).

Giá 1 hàng hóa X

Hình 1.9 .'Thuế tác động vào hàng hóa nhập khẩu.

Trên Biểu đồ 1.9, đường DD biểu thị mức cầu tiêu dùng về hàng hóa X trong nưđc, đường ss biểu thị mức cung hàng hóa X của các nhà sản xuất trong nước, điểm cân bằng thị trường tại o , ta giả thuyết rằng hàng hóa X nội địa và hàng hóa X nhập khẩu chất lượng tương đương nhau, có thể hoàn toàn thay thế lẫn nhau, người tiêu dùng sẽ mua hàng nào rẻ hơn.

Cân bằng thương mại tự do khi chưa có thuế nhập khẩu

Giả sử giá hàng hóa X trên thị trường Quốc tế ở mức giá p. Tại mức giá p, người tiêu dùng trong nưởc muốn mua Qd hàng hóa X. Điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

64 Chương 1 : TổN G QUAN v ă THUẾ

cân bằng tại G trên đường cầu, cân đối hiệu quả sản xuất, các Công ty nội địa chỉ muốn sản xuất Qs hàng hóa X để bán tại mức giá này, điểm cân bằng tại c trên đường cung. Sự chênh lệch giữa mức cung trong nước Qs với mức cầu trong nước Qd là lượng hàng hóa X nhập khẩu.

Càn bằng thương mại khi có thuế nhập khẩu

Giả sử Nhà nước đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa X là T.

Người nhập hàng hóa X phải mất với giá P’ để mua hàng hóa X kể cả tiền đóng thuế (P’ = p + T). Đường biểu thị giá chuyển dịch lên cao, chỉ ra rằng người nhập khẩu sẩn sàng bán một lượng bất kỳ hàng hóa X ở thị trường trong nước với giá là P’. Như vậy ảnh hưởng của thuế quan làm nâng giá nội địa lên cao hơn so với giá quôc tế.

Thuế nhập khẩu đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng hàng hóa X trong nước

Về phía cung, các doanh nghiệp tăng mức sản xuất từ Qs lên Qs’.

Vì thuế nhập khẩu đã bảo hộ cho người sản xuất nội địa bằng cách nâng giá nội địa lên với mức mà tại đó hàng nhập khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn. Khi dịch chuyển lượng cung từ điểm c lên tới điểm E, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa X trong nước sẽ tăng thu nhập.

Về phía cầu, việc tăng giá cả làm cho người tiêu dùng giảm mức cầu. Lượng tiêu dùng hàng hóa X giảm từ Qd xuống Qd’. Người tiêu dùng thấy rằng thuế nhập khẩu cũng chính là thuế đánh trên nhu cầu tiêu dùng, làm cho họ phải trả tiền nhiều hơn để mua hàng hóa X.

Như vậy, sự kết hợp của việc tăng cường sản xuất nội địa và giảm mức tiêu dùng nội địa sẽ làm giảm hàng hóa nhập khẩu (từ QsQd xuống còn Qs’Qd’).

Trong thực tế, các quôc gia điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và bảo hộ sản xuât trong nước bằng nhiều giải pháp. Bên cạnh thuê quan còn có rất nhiều các quy định phi thuê quan (như hạn ngạch nhập khâu, tài trợ xuất khẩu, thu chênh lệch giá nhập khẩu, dùng bảng giá tôi thiểu để áp giá hàng nhập nhập khẩu...). Mức độ cần thiêt và nhiêu lý do khác dân đên việc bảo hộ sản xuất nội địa cùa từng quôc gia cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau khiên cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên da dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 ề- TỔNG QUAN VỀ THUẾ 65

Ngày nay, thương mại quốc tế đang phát triển đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên th ế giới. Mong muốn xây dựng một nền thương mại tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia. Việc đầu tiên là thỏa thuận chính sách cắt giảm thuế quan, phi thuế quan phù hợp để từng quốc gia thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước mình.

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(531 trang)