Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 51 - 55)

TỔNG QUAN VỀ THUÊ

1.6.1 Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung - cầu chi phối hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông qua giá cả. Người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

56 Chương 1 : TỔNG QUAN VÉ THUẾ

sản xuất bao giờ cũng muốn cung cấp cho thị trường nhiều hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng bao giờ cũng có nhu cầu sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, vì thu nhập của dân cư trong xã hội đều có giới hạn nhất định nên giá cả và lượng hàng tiêu dùng phải cân đối với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Khi không có thuế, chi phí các yếu tố tạo thành một sản phẩm hàng hóa với giá trị đích thực của nó và sẽ tạo ra điểm cân bằng cung - cầu tương xứng trên thị trường. Khi có thuế, thì mức điều tiết thuế của thuế gián thu bao hàm trong giá cả hàng hóa, làm tăng chi phí đầu vào của các yếu tố sản xuất và tất yếu phải tăng giá cả hàng hóa bán ra trên thị trường, tạo điểm cân bằng cung - cầu mới, thu hẹp khả năng thanh toán của người tiêu dùng cuối cùng và cả người sản xuất. (Hình 1.4).

S'

Hình 1.4 ; Thuê tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Trên hình 1.4, DD là đường cầu về hàng hóa X, s s là đường cung hàng hóa X. Trước khi có thuế thì E là điểm cân bằng cung - cầu trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 : TổNG QUAN VẾ THUẾ 57

thị trường, tương ứng với số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm X là Q và giá là p.

Vì giới hạn của khả năng thanh toán nên khi Nhà nước đánh một khoản thuế là T thì làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ và cầu thì sẽ giảm đi, đồng thời cung cũng giảm theo. Đường cung ss sẽ dịch chuyển sang trái lên trên thành đường cung mới S’S’, tạo điểm cân bằng cung cầu sau khi có thuê là E ’ và số lượng sản phẩm X tiêu dùng giảm từ Q xuống Q’, giá tăng từ p lên P’.

So sánh với mức cung cầu cân bằng ban đầu chưa có thuế trên thị trường là E, việc đánh thuế tác động đến quan hệ cung cầu đã làm tăng giá cả hàng hóa phải trả mức giá P’, nhưng nhà sản xuất chỉ thu được với mức giá là P ”, Nhà nước thu được khoản thuế là T (T = P ’ - P ”). Như vậy, để cạnh tranh và bán được sản phẩm X nhà sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế. Ớ trường hợp này, nhà sản xuất phải gánh chịu một mức thuế là (P - P”); người tiêu dùng phải gánh Giá 1 sản phẩm X

Hình 1.5 : Đường cầu không co giãn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

58 Chương 1 : TỔNG QUAN VẾ THUẾ

chịu một mức thuê là (P’ — P); và khoản (P’ — P ”) là khoản thuê mà Nhà nước thu dược. Tỷ trọng chịu thuế của người tiêu dùng và nhà sản xuất nhiều hay ít tùy thuộc quan hệ cung cầu của hàng hóa trên thị trường.

- Trường hợp độ dốc của đường cầu (DD) càng lớn (độ co dãn của đường cầu nhỏ) thì gánh nặng thuê càng có xu hướng nghiêng nhiều về phía người tiêu dùng. Trường hợp đặc biệt, nếu đường cầu thẳng đứng (hoàn toàn không co giãn) thì thuế đánh vào sản phẩm tiêu dùng sẽ do người tiêu dùng gánh chịu hoàn toàn.

(Hình 1.5).

- Trên hình 1.5, khi đường cầu DD thẳng đứng, biểu thị đường cầu của người tiêu dùng cần phải có một lương hàng hóa thiết yếu nhất định. Do vậy thuế đánh vào giá cả làm cho giá cả tăng từ p lên P ’ (T = P’ - P), người tiêu dùng phải gánh chịu hoàn toàn.

- Trường hợp ngược lại, nếu độ dốc của đường cau (DD) càng nhỏ (độ co giãn lớn) thì gánh nặng thuế càng có xu hướng nghiêng về phía người sản xuất. Trường hợp đặc biệt nếu đường cầu nằm ngang (hoàn toàn co giãn) thì gánh nặng thuế sẽ do người sản xuất chịu hoàn toàn. (Hành 1.6).

Thuế làm tăng giá cả hàng hóa - dịch vụ đối với người tiêu dùng hoặc làm giảm thu nhập đối với người sản xuất là một tấ t yếu. Bởi vì thuế đã diều tiết bớt đi một phần thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, thuế chuyển vào giá cả hàng hóa, dịch vụ được san sẻ nhiều hay ít giữa người sản xuất và người tiêu dùng là tùy thuộc vào quy luật cung - cầu của loại hàng hóa, dịch vụ đó trong thị trường.

Hàng hóa, dịch vụ trong thị trường cạnh tranh thì tiền thuế được san sẻ cho cả người tiêu dùng và người sản xuất cùng chịu. Hàng hóa trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì tiền thuế do người sản xuất chịu.

Tuy vậy, thuế không làm tăng đột biến giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường được. Bởi vì tiền thuế là một khoản đóng góp bắt buộc theo một tỷ lệ trên hàng hóa, dịch vụ mà người sản xuất phải tính toán trước khi sản xuất và người tiêu dùng đều chấp nhận khi mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1 : TổNG QUAN v ẽ THUẾ 59

Q (Số lượng sản phẩm X) S’

Hình 1.6 : Đường cầu hoàn toàn co giãn.

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(531 trang)