Vai trò của thuế GTGT

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 135 - 139)

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

4.1.2 Vai trò của thuế GTGT

Từ những ưu điểm của thuế GTGT nêu trên, chúng ta thấy việc íp dụng thuế GTGT có những vai trò sau :

- Động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước thông qua quá trình chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, thuế GTGT có khả năng huy động được số thu lớn và tương đối ổn định cho Ngân sách Nhà nước.

- Thuế GTGT được tập trung thu ngay từ khâu đầu, khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế khâu trước nên hạn chế được thất thu thuế.

- Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ. Việc tính thuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế thúc đẩy cả người bán và người mua hàng cùng thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ.

- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh được xuất khẩu do thuế GTGT khắc phục được việc thu trùng lắp của thuế doanh thu. Đối với hàng xuất khẩu, thuê' GTGT không những không nộp thuế mà được khấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

142 Chương 4 ằ- THUẾ GIÁ TRỊ GIA TÂNG

trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào, tạo điều kiện đê hạ giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ờ nước ta, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước khác.

4ể1.3 Nguyên tắc thiết lập thuế GTGT

ơ các nước khác nhau thì việc xây dựng các quy định về thuế GTGT là không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Tuy nhiên có những nguyên tắc cơ bản cần cân nhắc thiết lập sắc thuế này. Đó là :

Thứ nhất, đối tượng chịu thuê GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là một khoản cộng thêm vào giá bán, không phải là một yếu tố chi phí, số thu từ thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi sự phân chia các chu trình kinh tế, nên mục tiêu sử dụng thuế GTGT chủ yếu là nhằm động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào NSNN. Do đó, đối tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, việc quy định dối tượng không chịu thuê GTGT chỉ nên giới hạn trong một số hàng hóa có số thu không lớn, là sản phẩm của những ngành rất khó khăn, khó tổ chức quản lý thu nộp.

Thú hai, co' sở tính thuê GTGT chỉ là phần giá trị tảng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyển.

Về mặt lý thuyết có 4 phương pháp tính thuế GTGT như sau : (1) Phương p h á p cộng trực tiếp

Thuế GTGT phải nộp = (Lợi nhuận + Tiền công) X Thuế suất (2) Phương p h á p cộng gián tiếp

Thuê GTGT phải nộp = (Lợi nhuận X Thuế suất) + + (Tiền công X Thuế suất)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 4 : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 143

(3) Phương p h á p trừ trực tiếp (phương p h áp trực tiếp)

Thuế GTGT phải nộp = (Doanh sô’ bán ra - Doanh số mua vào) X Thuế suất

(4) Phương p h á p trừ gián tiếp (phương p h áp khấu trừ)

Thuế GTGT phải nộp = (Doanh số bán ra X Thuế suất đầu ra) - (Doanh số mua vào X Thuế suất đầu vào) Từ công thức trên, có thể viết lại một cách đơn giản là :

Thuế GTGT _ Thuế GTGT _ Thuế GTGT

phải nộp đầu ra đầu vào

Thuế GTGT _ Giá bán hàng hóa, Thuế suất

đầu ra - dịch vụ x thuế GTGT

Hai phương pháp đầu phản ánh chính xác nhất giá trị gia tăng :ủa hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi phải xác định được ợi nhuận ở mỗi khâu luân chuyển. Lợi nhuận chỉ có thể xác định khi ỉết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mà không thể xác lịnh ngay sau khi bán hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, hai phương pháp đầu :hỉ tồn tại mặt lý thuyết. Phương pháp khấu trừ thực chất tính trên ậ ả trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nếu thuê suất đầu ra bằng với huế suất đầu vào. Phương pháp trực tiếp thực chất cũng tính trên phần ỊÌá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ cho dù nó có những sai số nhất lịnh, nhưng có thể chấp nhận được.

Thứ ba, đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các diâu của quá trình sản xuất - lưu thông - tiêu dùng. Trong hai phương

>háp tính thuế GTGT thông dụng thì phương pháp khấu trừ có nhiều IU điểm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, phương pháp khấu trừ lòi hỏi mỗi khâu tính thuế đều phải có hóa đơn, chứng từ để xác lịnh sô thuế phải nộp các khâu trước làm cơ sở kháu trừ thuế đầu ào. Điều này có nghĩa là, khi thiết kế thuế GTGT phải đảm bảo tính iên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình tự sản uất, lưu thông đến tiêu dùng. Tức là, phải đảm bảo để khâu trước là ơ sở khấu trừ của khâu sau và việc khấu trừ ở khâu sau là cơ sở kiểm oát khâu trước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

144 Chương 4 : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TÂNG

Thứ tư, hạn chế tối đa số lượng mức thuế suất GTGT. Việc áp dụng nhiều mức thuế suất có thể góp phần đảm bảo công bằng trong việc điều tiết thu nhập. Tuy nhiên việc có nhiều mức thuế suất thuế GTGT trước hết làm cho việc hoạch định chính sách thêm phức tạp vì phải thực hiện xác định cơ cấu thuế suất và phân loại các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế khác nhau, trong nhiều trường hợp việc lựa chọn cơ cấu thuế suất thường mang tính tùy tiện và có thể làm nảy sinh tranh cãi về công bằng thuế. Ngoài ra, với nhiều mức thuế khác nhau dẫn đến khối lượng thuế hoàn và truy thu cùng tảng lên.

Đa số các nước áp dụng cơ chế một mức thuế suất (không kể mức thuế suất đặc biệt 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).

Thứ năm, cần tuân thủ nguyên tắc điểm đến trong việc thiết kế thuế GTGT. Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, do đó quyền đánh thuế thuộc về quốc gia nơi hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng, bất kể nó được sản xuất dâu. Điều này có nghĩa là phải hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu, kể cả hàng không chịu thuế GTGT xuất khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán vào khu chế xuất, đồng thời cũng không phân biệt hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa được sản xuất trong nước khi xác định đối tượng chịu thuế và phương pháp tính thuế.

4 .2 ĐỐI TƯỢNG NỘP TH U Ế, Đ ố l TƯỢNG CHỊU TH UẾ GTGT 4.2.1 Đôì tượng nộp thuế GTGT

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuât, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuê GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuê GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm :

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luât Hợp tác xã;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 4 ẵ- THUẾ GIÁ TRI GIA TĂNG 145

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải) (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(531 trang)