CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA MỘT TỔ CHỨC
1.3 Lý thuyết môi trường đạo đức kinh doanh (Ethical Climate Theory)
1.3.2 Phân loại môi trường đạo đức
Trong nghiên cứu đầu tiên của mình, Victor và Cullen (1988) đưa ra mô hình hai định hướng về môi trường đạo đức. Theo đó, một hướng là theo triết lý đạo đức và hướng kia là theo xã hội học.
Theo định hướng triết lý đạo đức việc phân loại môi trường đạo đức tổ chức phụ thuộc cá nhân, tổ chức ra các quyết định đạo đức vì lợi ích của ai? vì cái gì? (Mayer, 2009).
Theo đó môi trường đạo đức bao gồm 3 loại: vị kỷ -Egoism, vị tha - Benevolence và nguyên tắc – Principle (Victor và Cullen, 1988). Trong đó:
Môi trường đạo đức vị kỷ là môi trường mà mọi chuẩn mực kiểm soát của tổ chức đều hướng vào việc tối đa hóa lợi ích của tổ chức hoặc hướng vào hành vi ích lợi cá nhân.
Hay nói cách khác, nếu vấn đề đạo đức kinh doanh của một tổ chức theo xu hướng vị kỷ thì trong tổ chức này mọi cá nhân sẵn sàng làm bất cứ việc gì cần thiết để có được lợi
30
thế cho chính mình hoặc cho tổ chức của họ (Victor và Cullen, 1988). Flannery và May, (2000) cho rằng môi trường đạo đức vị kỷ là môi trường mà các cá nhân trên danh nghĩa của tổ chức sẵn sàng loại bỏ lợi ích của các thành viên khác để thu lợi cho mình.
Môi trường đạo đức vị tha là môi trường mà mọi chuẩn mực kiểm soát đều tập trung vào việc tối đa hóa phúc lợi của các bên liên quan như người lao động, các thành viên khác của tổ chức - đối tượng bên trong; các nhà đầu tư, các cổ đông khác -đối tượng bên ngoài (Victor và Cullen, 1988). Trong các tổ chức mà xu hướng đạo đức vị tha chiếm ưu thế, mọi quyết định đưa ra phải đem lại được lợi ích cho nhiều người nhất bao gồm cả đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức (Cullen và ctg, 2003; Kennedy và ctg, 2001).
Môi trường đạo đức theo nguyên tắc là môi trường mà ở đây hệ thống kiểm soát tập trung vào các luật và điều luật, vào các chính sách, các quy trình và điều khoản quy định.
Môi trường đạo đức nhìn nhận theo hướng xã hội học là đề cập đến ai hay cái gì tác động đến các quyết định đạo đức của cá nhân và tổ chức. Theo định hướng này môi trường đạo đức cũng bao gồm ba loại. Ba loại này lần lượt đề cập đến các cá nhân ra các quyết định trong một tổ chức dựa vào niềm tin và giá trị của: bản thân (Individual); tổ chức (Local); cộng đồng và xã hội (Cosmopolitan).
Trong nghiên cứu đầu tiên của Victor và Cullen (1988), lý thuyết môi trường đạo đức được coi là một công cụ phân tích nhằm hiểu được các hệ thống chuẩn mực của tổ chức.
Việc coi lý thuyết môi trường đạo đức như một công cụ đo lường hệ thống chuẩn mực tổ chức là một nhu cầu thiết thực tại thời điểm lúc bấy giờ. Bởi vì, theo Victor và Cullen (1988), các tổ chức là những nhà hoạt động xã hội và cuối cùng phản ánh ở hành vi mang tính đạo đức hay không đối với nhân viên.
Victor và Cullen (1993) đã có kết hợp chéo hai định hướng đạo đức (triết lý và xã hội học) ra chín dạng môi trường đạo đức trong một tổ chức. Chín loại bao gồm: ưu tiên lợi ích cá nhân (self-interest); Ưu tiên lợi nhuận của tổ chức (company profit); Ưu tiên hiệu quả (efficiency); Ưu tiên tình bằng hữu (friendship); Ưu tiên lợi ích nhóm (team interest);
Ưu tiên trách nhiệm xã hội (social responsibility); Ưu tiên chuẩn mực đạo đức cá nhân (personal morality); Các quy định, quy trình của tổ chức (Company rules and procedures); Luật định và các bộ quy tắc (Laws/professional codes). Chín loại xu hướng
31
đạo đức trên được sử dụng để nhận biết các chuẩn mực mang tính đạo đức của tổ chức.
Bảng 1.2 Phân loại môi trường đạo đức trong một tổ chức theo lý thuyết Cá nhân
(Individual) Tổ chức
(Local) Cộng đồng và xã hội (Cosmopolitan) Vị kỷ
(Egoism)
Lợi ích cá nhân-
self interest Lợi ích của chính tổ
chức (Company profit) Hiệu quả (Efficiency) Vị tha
(Benevolence)
Tình bằng hữu –
Friendship Lợi ích nhóm
(Team interest) Trách nhiệm xã hội (Social responsibility) Nguyên tắc
(Principle)
Chuẩn mực đạo đức cá nhân
(Personal morality)
Chuẩn mực theo quy định và quy trình của tổ chức (Company rules and procedures)
Chuẩn mực pháp lý và quy định nghề nghiệp-
(Laws and professional Codes) Victor và Cullen (1993).
Tuy nhiên, tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm về môi trường đạo đức của tổ chức của Bulutla và cs (2009); Martin và Cullen (2006); Tsai và Huang (2008) cho thấy trong thực tế có 5 loại môi trường đạo đức chủ yếu (Bảng 1.3)
Bảng 1.3 Các loại môi trường đạo đức phổ biến trong thực tế Cá nhân
(Individual)
Tổ chức (Local)
Cộng đồng và xã hội (Cosmopolitan) Vị kỷ
(Egoism)
Tư lợi (Instrumental)
Tư lợi (Instrumental) Vị tha
(Benevolence)
Quan tâm
(Caring) Quan tâm (Caring) Nguyên tắc
(Principle)
Độc lập (Indepnedence)
Quy định của tổ chức (Rules)
Luật và các bộ quy tắc (Laws and Codes) Trong đó:
Môi trường đạo đức tư lợi: đề cập đến tính vị kỷ ở cả trên hai phạm vi cá nhân và tổ chức. Nhân viên làm việc trong môi trường đạo đức này cảm nhận dường như có các chuẩn mực và sự kỳ vọng trong tổ chức của họ về việc ủng hộ các quyết định mang tính vị kỷ. Theo đó mọi hành vi bên trong đều nhằm đạt được lợi ích của cá nhân hoặc lợi ích của tổ chức cho dù điều đó có thể làm phương hại tới nhiều người khác.
Môi trường đạo đức quan tâm: đề cập đến tính vị tha khi phân tích cả trên hai phạm vi:
cá nhân và tổ chức. Nhân viên làm việc trong môi trường “Quan tâm” cảm nhận rằng các quyết định của họ nên dựa trên nguyên tắc đem lại lợi ích cho nhiều người khác. Vì vậy các hành xử trong tổ chức này đều theo hướng lựa chọn các hành động đem lại lợi
32 ích cho nhiều người liên quan nhất.
Môi trường đạo đức độc lập: đề cập đến cơ sở quy chuẩn, quy định phân tích trên giác độ cá nhân. Nhân viên làm việc trong các tổ chức này tin rằng họ có thể hành động dựa trên niềm tin sâu sắc của cá nhân để đưa ra các quyết định đạo đức. Khuynh hướng đạo đức này nhấn mạnh đến niềm tin đạo đức mang tính cá nhân, ít quan tâm tới các tác động ngoại lai.
Môi trường đạo đức theo quy định của tổ chức: đề cập đến quy chuẩn, quy định phân tích trên giác độ tổ chức. Mọi quyết định trong tổ chức đều chiếu và tuân thủ theo các quy tắc, quy định (Aquino và cs, 2005; Martin và Cullen, 2006; Trích Simba và cs, 2011).
Ví dụ như quy định về quy chuẩn nghề nghiệp.
Môi trường đạo đức quy chuẩn theo Luật định và các bộ quy tắc: đề cập đến sự kết hợp trên cở sở pháp lý và các chuẩn mực xã hội. Các quyết định quan trọng bên trong tổ chức phải dựa trên những nguyên tắc tổ chức và chuẩn mực bên ngoài như quy định pháp lý, hoặc bộ quy tắc xã hội.
Mặc dù, việc phân loại theo lý thuyết và tổng kết theo thực tiễn của Victor và Cullen (1993) rất có ý nghĩa cho các nghiên cứu về môi trường đạo đức sau đó, nhưng cũng có ý kiến không hoàn toàn đồng tình với kết quả phân loại trên (Mayer và ctg, 2009). Ví dụ, Trevino và cs (2003) cho rằng, việc phân loại môi trường đạo đức của Victor và Cullen (1993) là kết hợp trên hai góc nhìn nhận: triết lý kinh doanh và xã hội học chỉ thích hợp trong lý thuyết. Thực tế, rất khó chuyển tải được linh hồn của lý thuyết triết lý kinh doanh vào việc đo lường cấu trúc các nhân tố môi trường đạo đức.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu với 3 loại môi trường đạo đức phổ biến nhất trong một tổ chức, bao gồm: môi trường đạo đức tư lợi, môi trường đạo đức quan tâm, và môi trường fđạo đức theo nguyên tắc. Ví dụ như các nghiên cứu của Joseph và cs (1997); Tsai và Huang (2008); Goldman và Tabak (2010); Tseng và cs (2011); Wang và Hsich (2012). Trong nghiên cứu này, tác giả cũng nghiên cứu ba loại môi trường đạo đức: tư lợi, quan tâm và theo nguyên tắc.
33