Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG (Trang 169 - 173)

CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định vào khung lý thuyết cũng như giá trị thực tiễn nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

Thứ nhất: Nghiên cứu chỉ tiến hành kiểm định trong ngành Ngân hàng đóng trên địa bàn Tp.HCM. Hơn nữa nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng là nhân viên làm việc ở các NHTM Việt Nam được cổ phần hoá từ các NHTM Nhà nước và các NHTMCP Việt Nam thành lập bắt đầu từ những năm 1990. Chi nhánh NH nước ngoài, NHTM 100% vốn nước ngoài, NH không phải là NHTM như NHNN, NH Chính sách, NH đầu tư không thuộc đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên mỗi ngành nghề có những đặc thù về cạnh tranh, về nguồn nhân lực, nguồn tri thức khác nhau nên tác động của quản trị tri thức, môi trường đạo đức, khả năng chấp nhận rủi ro đến kết quả hoàn thành công việc của nhân

157

viên có thể không giống nhau. Như vậy, nghiên cứu chỉ kiểm định một bộ phận ở ngành Ngân hàng Việt Nam nên tính khái quát hoá chưa cao.

Hơn nữa, T.p Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nên kinh doanh tiền tệ của các NHTM trên địa bàn Thành phố có thể có một số khác biệt hơn so với các địa phương khác. Các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện nghiên cứu cho các ngành nghề khác như du lịch, vận tải, dịch vụ giải trí hay ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp. Hoặc thực hiện nghiên cứu ở các tỉnh thành khác như Hà Nội (trung tâm chính trị lớn nhất cả nước), Đà Nẵng (thành phố được đánh giá cao về môi trường sống của cả nước) nhằm tăng tính tổng quát của mô hình. Các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện nghiên cứu lặp lại hoặc điều chỉnh mô hình thông qua nghiên cứu định tính tại từng ngành nghề, từng địa bàn cụ thể nhằm phát hiện ra những yếu tố mới phù hợp với đặc thù của từng ngành, từng khu vực.

Thứ hai: Có thể có nhiều yếu tố tác động lên kết quả hoàn thành công việc của nhân viên nhưng trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu đến tác động của ba yếu tố: quản trị tri thức, môi trường đạo đức kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tổng kết lý thuyết hay nghiên cứu định tính để đặt giả thuyết và kiểm định cho tác động của nhiều yếu tố khác.

Thứ ba: Quản trị tri thức bao gồm cơ sở hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri thức.

Nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu ở quá trình quản trị tri thức. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nghiên cứu không những chỉ quá trình quản trị tri thức mà còn cả cơ sở hạ tầng tri thức của ngành Ngân hàng hoặc các ngành nghề khác trên cùng địa bàn Tp. HCM hoặc trên phạm vi cả nước.

Thứ tư: Kết quả tổng kết lý thuyết cho thấy có 9 loại môi trường đạo đức khác nhau, nghiên cứu chỉ thực hiện với ba loại môi trường đạo đức phổ biến: tư lợi, quan tâm và theo quy chuẩn của tổ chức. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chưa đưa ra giả thuyết và kiểm định liệu từng loại môi trường đạo đức có tác động khác nhau lên các khái niệm nghiên cứu hay không. Các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu mở rộng cho nhiều loại môi trường đạo đức kinh doanh khác, hoặc nghiên cứu tác động của từng loại môi trường đạo đức đến quản trị tri thức, khả năng chấp nhận rủi ro và kết quả hoàn thành công việc của

158 nhân viên như thế nào.

Thứ năm: Nghiên cứu của tác giả mặc dù là một trong các nghiên cứu đầu tiên xây dựng và kiểm định được mô hình về mối quan hệ giữa QTTT, MTĐĐKD đến kết quả cá nhân nhưng tác giả chưa thực hiện so sánh mô hình nghiên cứu với các mô hình cạnh tranh để xác định ra mô hình nghiên cứu tốt nhất.

Kết luận chương 5

Chương 5, tác giả trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, những đóng góp của kết quả nghiên cứu vào khung lý thuyết cũng như thực tiễn. Bên cạnh đó trong chương 5, nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số hạn chế và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

159 KẾT LUẬN CHUNG

Khác với các nghiên cứu trước đây thực hiện nghiên cứu tác động riêng lẻ của quản trị tri thức hoặc môi trường đạo đức kinh doanh hoặc khả năng chấp nhận rủi ro đến kết quả của tổ chức, tác giả thực hiện một mảng nghiên cứu riêng về tác động qua lại giữa ba yếu tố (quản trị tri thức, môi trường đạo đức kinh doanh, khả năng chấp nhận rủi ro) cũng như tác động đồng thời của ba yếu tố này đến kết quả làm việc cá nhân. Mặc dù tác giả sử dụng lại bộ thang đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu nhưng kết quả nghiên cứu đã cho ra những kết quả và bài học thú vị. Trong đó, xác định tác động của môi trường đạo đức vào quản trị tri thức hoặc khả năng chấp nhận rủi ro là kết quả lặp lại. Phát hiện tác động trực tiếp của QTTT; tác động gián tiếp của môi trường đạo đức qua quản trị tri thức hoặc khả năng chấp nhận rủi ro đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên là một trong những phát hiện tiên phong về những yếu tố tác động đến kết quả cá nhân. Từ đây, các ngân hàng có thể cải thiện có định hướng rõ ràng, cụ thể hơn để tăng năng suất chất lượng, hiệu quả công việc của nhân viên. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và các nước cũng có thêm một tham chiếu về lãnh vực này cho các nghiên cứu trong tương lai.

160

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG (Trang 169 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)