Bộ biến đo lường khái niệm quản trị tri thức

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG (Trang 105 - 109)

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH

3.3 Xây dựng bộ biến đo lường các khái niệm nghiên cứu

3.3.1 Bộ biến đo lường khái niệm quản trị tri thức

Quản trị tri thức là khái niệm đa hướng, bao gồm 4 khái niệm thành phần: quá trình thu nhận tri thức, quá trình chuyển giao tri thức, quá trình ứng dụng tri thức và quá trình bảo vệ tri thức.

Bộ biến đo lường chính thức Phân tích nhân tố

khám phá

Kiểm định:

- Độ thích hợp của mô hình

- Hệ số tin cậy tổng hợp - Giá trị hội tụ, giá trị

phân biệt Kiểm định:

 Mô hình

 Giả thuyết

Xây dựng bộ biến đo lường các khái niệm Giả thuyết và mô

hình lý thuyết

Cơ sở lý thuyết Bối cảnh ở Việt Nam NC định

tính

NC định lượng sơ bộ

NC định lượng sơ bộ Giả

thuyết nghiên cứu

Thang đo sơ bộ Bối cảnh ở Việt

Nam

Nghiên cứu định tính

Tổng kết lý thuyết

93 Quá trình thu nhận tri thức

Mỗi cá nhân có một kho tri thức chuyên biệt nhưng chúng sẽ không là nguồn lực của tổ chức nếu không có sự tích hợp và khai thác. Các tổ chức sử dụng các phương thức khác nhau nhằm phát hiện, khai thác, phối hợp các tri thức chuyên biệt trở thành tri thức tổ chức. Tuy nhiên, trong quá trình thu nạp, mỗi tổ chức phải thực hiện lựa chọn các tri thức có thể đem lại lợi thế và lợi thế cạnh tranh bền vững cho mình. Quá trình thu nạp thông qua phương pháp đối sánh được thực hiện. Theo đó tổ chức xác định khung cách biệt giữa tri thức hiện tại và tri thức mong muốn. Quá trình thu nhận tri thức thông qua sự tích hợp tri thức cá nhân nhằm giảm khung cách biệt trên.

Tác giả sử dụng bộ biến đo lường (bộ thang đo) được xây dựng bởi Gold và ctg (2001) để đo lường khái niệm quản trị tri thức. Bộ thang đo bao gồm 10 biến quan sát.

Bảng 3.1 Biến đo lường quá trình thu nhận tri thức

Kí hiệu Biến quan sát

Ở ngân hàng tôi:

TN1 Có quy trình xây dựng những hiểu biết và kỹ năng mới từ hiểu biết và kỹ năng sẵn có

TN2 Có quy trình thu thập thông tin về cạnh tranh trong ngành TN3 Có quy trình để thu thập thông tin về khách hàng

TN4 Có quy trình thu thập thông tin về các sản phẩm/dịch vụ mới của đối thủ cạnh tranh

TN5 Sử dụng thông tin phản hồi từ các dự án đã và đang thực hiện để cải thiện các dự án tiếp theo

TN6 Có quy trình trao đổi kiến thức và kỹ năng giữa các nhân viên

TN7 Có quy trình tìm hiểu và trao đổi kiến thức và kỹ năng với các đối tác kinh doanh

TN8 Có quy trình phổ biến kiến thức và kỹ năng tới mọi nhân viên

TN9 Có những nhóm đảm đương nhiệm vụ phát hiện cách làm hợp lý nhất cho từng mảng nghiệp vụ

TN10 Có quy trình hợp tác liên bộ phận trong ngân hàng

94 Quá trình chuyển hóa tri thức

Quá trình chuyển hoá tri thức là quá trình làm cho tri thức hiện có trở nên hữu dụng.

Theo đó, tri thức sau khi được thu nhận thông qua sự tích hợp, đổi mới, hoàn thiện sẽ được phối hợp, tái cấu trúc và phân bổ tới đối tượng thích hợp (Andrew, 2001). Biến đo lường “chuyển hoá tri thức” dựa vào bộ thang đo của Gold và ctg (2001). Bộ thang đo này bao gồm 8 biến quan sát.

Bảng 3.2 Biến đo lường quá trình chuyển hoá tri thức

Kí hiệu Biến quan sát

Ở ngân hàng tôi:

CG1 Biết cách chuyển hoá kiến thức và kỹ năng vào việc thiết kế sản phẩm/dịch vụ mới

CG2 Biết biến chuyển thông tin về đối thủ cạnh tranh thành hành động đối phó thích ứng.

CG3 Có quy trình thanh lọc kiến thức và kỹ năng

CG4 Có cách thức chuyển giao kiến thức và kỹ năng của ngân hàng đến từng nhân viên

CG5 Biết thu nhận hiểu biết và kỹ năng từ cá nhân thành kiến thức và kỹ năng ngân hàng

CG6 Biết biến chuyển kiến thức và kỹ năng từ đối tác thành kiến thức và kỹ năng của ngân hàng

CG7 Có quy trình chuyển tải kiến thức và kỹ năng xuyên suốt ngân hàng

CG8 Có cách thức tích hợp các nguồn và các loại kiến thức và kỹ năng lại với nhau

Quá trình ứng dụng tri thức: là quá trình mà cá nhân, các bộ phận và cả tổ chức sử dụng tri thức như thế nào. Biến đo lường ứng dụng tri thức dựa vào bộ thang đo của Gold và ctg (2001); Tseng và ctg (2011). Theo đó, có 8 biến quan sát được sử dụng để đo lường cách thức sử dụng tri thức trong tổ chức.

95

Bảng 3.3 Biến do lường quá trình ứng dụng tri thức

Kí hiệu Biến quan sát

Ở ngân hàng tôi:

UD1 Biết cách ứng dụng những kiến thức và kỹ năng học hỏi được từ các sai lầm/kinh nghiệm

UD2 Có quy trình ứng dụng kiến thức và kỹ năng để cải tiến sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả.

UD3 Sử dụng kiến thức và kỹ năng để điều chỉnh hướng đi chiến lược

Kí hiệu Biến quan sát

UD4 Sử dụng kiến thức và kỹ năng để cải tiến một cách hiệu quả

UD5 Nhanh chóng ứng dụng kiến thức và kỹ năng cho các nhu cầu cạnh tranh quan trọng

UD6 Nhanh chóng liên kết các kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề

UD7 Cho phép những nhân viên cần kiến thức và kỹ năng có thể tiếp cận chúng UD8 Biết cách tận dụng kiến thức và kỹ năng mới

Quá trình bảo vệ, gìn giữ thông tin

Quá trình gìn giữ tri thức là quá trình tổ chức thực hiện các cách thức khác nhau để ngăn chặn việc sử dụng tri thức trái phép bởi các đối tượng không thuộc diện được chia sẻ và chuyển giao tri thức. Bộ biến đo lường quá trình gìn giữ tri thức được lựa chọn sử dụng theo bộ thang đo lường 8 biến quan sát của Gold và ctg (2001).

Bảng 3.4 Biến đo lường quá trình gìn giữ tri thức

Kí hiệu Biến quan sát

Ở ngân hàng tôi:

BV1 Có cách bảo vệ thông tin khỏi những hình thức sử dụng không thích hợp trong Ngân hàng mình.

BV2 Có qui định và hướng dẫn việc hạn chế nhân viên truy cập vào một số nguồn kiến thức và kỹ năng nhất định

BV3 Những kiến thức và kỹ năng nào nhân viên chỉ được tiếp cận giới hạn đều được xác định rõ ràng.

BV4 Có chính sách khuyến khích việc bảo vệ kiến thức và kỹ năng

BV5 Có quy trình bảo vệ thông tin khỏi những hình thức sử dụng không thích hợp ngoài Ngân hàng

BV6 Hướng dẫn cho nhân viên về cách thức bảo vệ bí mật thương mại BV7 Trân trọng, bảo vệ kiến thức và kỹ năng của từng nhân viên

BV8 Công bố rõ ràng với từng nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ kiến thức và kỹ năng của ngân hàng.

96

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)