CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH
4.6 Phân tích mô hình đa nhóm
4.6.4 Phân tích sự khác biệt phân theo kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc của đối tượng phỏng vấn được chia làm hai nhóm: Nhóm nhân viên làm việc ở Ngân hàng chưa quá 5 năm và nhóm làm việc trên 5 năm. Kết quả SEM khả biến và bất biến từng phần phần theo kinh nghiệm làm việc được trình bày ở Hình 4.9a; 4.9b và Bảng 4.15. Kết quả SEM (chưa chuẩn hoá) đầy đủ đính kèm phụ lục 12a, 12b, 12c.
Làm việc ở NH ≤ 5 năm Làm việc trên 5 năm
Hình 4.9a. Kết quả SEM khả biến phân theo kinh nghiệm làm việc
Hình 4.9b. Kết quả SEM bất biến từng phần theo kinh nghiệm làm việc
QTT
MTĐ KQCV
CNR .68
.41
.53
.01
QTT
MTĐ KQCV
CNR
.68 .39
.52
.11
QTT
MTĐ KQCV
CNR .672
.31
.497
.013
146
Mặc dù mô hình khả biến có hệ số bậc tự do thấp hơn nhưng lại có độ tương thích không bằng mô hình bất biến từng phần. Các giá trị CMIN/df, TLI của mô hình bất biến cao hơn, RMSE thấp hơn so với mô hình khả biến. Chệnh lệch Chi-bình phương của bất biến từng phần và khả biến bằng 0.524 nên sự khác biệt giữa hai mô hình không có ý nghĩa thống kê (P = 97,1% > 5%) (Bảng 4.24). Mô hình bất biến từng phần có độ thích ứng cao hơn được chọn.
Bảng 4.24 So sánh các chỉ tiêu cơ bản của khả biến và bất biến từng phần phân theo kinh nghiệm làm việc
Mô hình so sánh ᵡ^2 Df P CMIN/df TLI CFI RMSEA Bất biến từng phần 2681.415 1598 0.000 1.678 0.891 0.899 0.034 Khả biến 2680.891 1594 0.000 1.682 0.890 0.899 0.035 Giá trị khác biệt 0.524 4 0.971 -0.004 0.001 0.000 -0.001 Bảng 4.24 cho thấy ước lượng tham số của mô hình khả biến đối với hai nhóm nhân viên là khác nhau nhưng do mô hình bất biến được chọn nên cũng như các nhóm khác, thâm niên công tác hay kinh nghiệm làm việc của nhân viên không ảnh hưởng lên mối quan hệ các biến trong mô hình.
Bảng 4.25 Mối quan hệ khả biến và bất biến từng phần phân theo kinh nghiệm làm việc
Mối quan hệ
Khả biến
Bất biến từng phần Đến 5 năm Trên 5 năm
M S.E C.R P M S.E. C.R. P M S.E. C.R P
QTTT MTĐĐ 0.68 0.08 8.48 *** 0.672 0.136 4.946 *** 0.68 0.069 9.84 **
CNRR MTĐĐ 0.41 0.084 4.88 *** 0.318 0.145 2.192 0.03 0.39 0.073 5.36 **
KQCV QTTT 0.53 0.066 8.09 *** 0.497 0.095 5.236 *** 0.52 0.054 9.65 **
KQCV CNRR 0.1 0.033 3.12 .002 0.13 0.05 2.628 0.01 0.11 0.027 4.07 **
Như vậy khi tiến hành phân tích đa nhóm, kết quả thống kê không cho thấy tính chất sở hữu, đơn vị làm việc, tích chất công việc, kinh nghiệm công tác khác nhau không làm thay đổi tương quan giữa môi trường đạo đức tới quản trị tri thức và khả năng chấp nhận rủi ro. Cũng như vậy tác động của khả năng chấp nhận rủi ro và quản trị tri thức lên kết quả hoàn thành công việc cũng không khác nhau giữa các nhóm có tính chất sở hữu ngân hàng, đơn vị làm việc, tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc khác nhau.
147 Kết luận chương 4
Chương 4 báo cáo kết quả nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phần mềm SPSS 18. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, giúp tác giả loại bỏ 13 biến quan sát từ tập hợp 63 biến quan sát ban đầu. Tất cả 50 biến quan sát được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu chính thức.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA đã được sử dụng để đánh giá bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua phần mềm AMOS. Kết quả SEM mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy tác động trực tiếp của môi trường đạo đức đến kết quả hoàn thành công việc không có ý nghĩa thống kê. Có 5 giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu đề xuất ở chương 3 thì kết quả kiểm định giả thuyết cho biết 4 giả thuyết (H1,H3,H4a và H4b) được chấp nhận. Mô hình nghiên cứu chính thức là mô hình lý thuyết sau khi bỏ tương quan trực tiếp của cảm nhận về môi trường đạo đức đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên. Phân tích đa nhóm cho thấy không có sự khác biệt về tương quan các nhóm đối với mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình khi phân theo tính chất sở hữu ngân hàng, đơn vị làm việc, tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc của nhân viên.