Lưu niên chính là tên từng năm, ví dụ năm 1991 là tân mùi, thì tân mùi chính là lưu niên . Địa chi mùi của lưu niên gọi là thái tuế của lưu niên , gọi tắt là thái tuế. Thái tuế là ông vua trong lòng mỗi người . Cho nên thái tuế là thiên tử của năm đó, làm chủ quyền sinh sát.
Thái tuế là vua, là không thể bị xúc phạm. Nếu xúc phạm thái tuế, nhẹ ra là bị hoạ nhiều lần, nặng ra là bị hoạ sát thân. Cho nên có câu “ thái tuế rơi vào năm nào, nếu bị phạm sẽ mang hoạ”.
Trong dự đoán Tứ trụ , thái tuế không được xúc phạm, tức là thiên can địa chi của năm tháng ngày giờ trong Tứ trụ không được phát sinh hình, xung, khắc, hại thái tuế, nếu không thì khó tránh khỏi tai hoạ.
Sự hình, xung, khắc, hại đối với thái tuế có phân biệt nặng nhẹ. Một loại là thái tuế khắc tôi, đó là trên khắc dưới, hoàng đế thống tị thần dân thiên hạ, cha quản giáo con cái, cấp trên quản lý cấp dưới, là thuận lẽ đời. Cho dù không vừa lòng nhưng chỉ cần không xâm phạm, không kháng lại thì có gặp nạn cũng qua. Cho nên thái tuế khắc tôi thì hại nhẹ. Trường hợp thứ hai là tôi khắc thái tuế khắc tôi thì hại nhẹ. Trường hợp thứ hai là tôi khắc thái tuế là dưới phản trên, là con đánh cha, thần dân phản vua, phạm tội bất hiếu, phạm thượng, nhẹ ra là bị thương, tật bệnh, mất của... nặng ra là hoạ lao tù, mất mạng. Do đó hình, xung, khắc, hại thái tuế là sẽ có nạn lớn.
Thái tuế khắc tôi, tôi khắc thái tuế phải làm rõ các trường hợp khác nhau để biết được hoạ nặng hay nhẹ, có hại hay không
1- Thiên khắc địa xung. Trong sự sinh khắc của lưu niên và Tứ trụ , cho dù là thái tuế khắc tôi hay tôi khắc thái tuế, như lấy trụ ngày làm ví dụ, chi của thái tuế khắc chi ngày là khắc đơn. Nếu là thiên can địa chi của lưu niên đồng thời khắc thiên địa chi của trụ ngày, hoặc thiên can địa chi của trụ ngày khắc thiên can địa chi của thái tuế, lưu niên thì gọi là thiên khắc địa xung. Cái hại của thiên khắc địa xung lớn hơn khắc đơn. Như ngày giáp tí khắc lưu niên mậu ngọ là tôi thiên khắc địa xung thái tuế. Hay lưu niên canh thìn khắc trụ ngày giáp tí thì gọi là thái tuế thiên khắc địa tôi.
2. Xung khắc tuế vận. Vẫn lấy trụ ngày làm ví dụ. Trụ ngày xung khắc thái tuế thì tai hoạ nặng, nếu thiên can địa chi của trụ ngày vừa xung khắc thái tuế, vừa xung khắc đại vận mà không được các can chi khác của Tứ trụ giải hoặc không dùng cách cứu giải thì rất nguy hiểm, thậm chí mất mạng.
3. Tứ trụ đều đến xung khắc thái tuế. Ví dụ ngày là dậu kim, trụ năm, trụ tháng cũng là dậu kim, hoặc trụ ngày là dậu kim, trụ tháng, trụ giờ cũng là dậu kim, lưu niên thái tuế là mão, đó là ba dậu xung khắc một mão, một mão xung ba đậu, nếu trong Tứ trụ và đại vận , tiểu vận không can chi khác cứu giải thì tính mệnh nguy to.
4. Tứ trụ, đại tiểu vận cấu kết lại hình, xung, khắc, hại thái tuế.
Ví dụ: Trụ ngày, trụ tháng, đại vận đều là dậu kim, hoặc trụ ngày, đại, tiểu vận đều là dậu kim, thái tuế là mão mộc, như thế là ba dậu xung khắc một mão, hoặc một mão xung một mão xung ba dậu, nếu không có cứu giải thì tai hoạ khôn lường.
5. Tứ trụ phân biệt khắc thái tuế thì mỗi dạng khắc có một dạng tai vạ. Có trường hợp cả năm, tháng, ngày giờ đều đến thiên khắc địa xung mà phạm thái tuế, như năm mậu ngọ, tháng mậu ngọ, ngày mậu ngọ, giờ mậu ngọ đồng thời đến xung khắc nhâm tí của lưu niên , nhưng trường hợp này ít. Phần nhiều là trụ năm, hoặc trụ tháng, hoặc trụ ngày hoặc trụ giờ phân biệt thiên khắc địa xung xâm phạm thái tuế. Trụ năm là cha mẹ, trụ tháng là anh chị em, trụ ngày là mình và vợ, trụ giờ là con cái. Nếu trụ năm thiên khắc địa xung thái tuế thì không những tự mình có tai ách mà cha mẹ hoặc người trong nhà cũng mang hoạ. Nặng hay
nhẹ, có hay không phải xem các can chi khác trong Tứ trụ và can chi của đại tiểu vận có cứu giải hay không để quyết định. Nếu trong Tứ trụ , đại tiểu vận có cứu giải hoặc dùng những phương pháp giải hạn khác để cứu thì tai ách nhẹ hoặc không có thậm chí còn có thể biến thành phúc, hoặc được của.
Thiên can địa chi của trụ năm xung khắc lưu niên, thái tuế thì cả cuộc đời chỉ gặp một lần vào lúc tròng 54 tuổi. Ví dụ sinh năm giáp tí, năm 54 tuổi là mậu ngọ. Trụ tháng thiên khắc địa xung lưu niên thái tuế trong cuộc đời chỉ gặp hai lần. Ví dụ sinh tháng canh tí gặp lưu niên giáp ngọ. Trụ ngày thiên khắc địa xung thái tuế cả cuộc đời có thể gặp một đến hai lần, vì 60 năm là một hoa giáp. Người 60 tuổi trở lên, trụ tháng hoặc trụ ngày, trụ giờ có vị trí sắp xếp can chi hợi ở phía sau của hoa giáp tí thì người đó có thể gặp hai lần. Như trụ ngày là ngày canh thân gặp giáp dần lưu niên là thiên khắc địa xung lưu niên . Canh thân nằm ở cuối hoa giáp tí, vị trí thứ tư đếm từ cuối lên sẽ có dịp gặp giáp dần lưu niên thái tuế vào hai năm 1914 và 1974. Khoảng cách thời gian đó phải 60 tuổi trở lên. Trụ giờ cũng tương tự. Còn các chi của Tứ trụ xung thái tuế thì 12 năm gặp một lần.
Trong Tứ trụ , cho dù là thiên khắc địa xung phạm thái tuế hay là một chi nào đó xung khắc thái tuế, khi đó nếu người ấy không gặp tai vạ hoặc trắc trở thì những người thân của họ, tuỳ thuộc vào quan hệ và mức độ hình, xung, khắc, hại trong Tứ trụ của người đó mà chuyển dời tai vạ lên người thân. Nếu trong Tứ trụ hoặc đại vận có cứu thì có thể giảm nhẹ tai hoạ lớn hoặc lướt qua tai hoạ nhỏ, thậm chí hóa hung thành cát.
6. Tai vạ do hung sát khắc hại gây ra . Can chi của Tứ tụ và lưu niên đại vận không những tương khắc nhau gây ra tai vạ mà nếu nhật nguyên yếu và trong Tứ trụ, lưu niên, đại vận có : kiếp, sát, thương, kiêu, hung sát khắc hại nhật nguyên hoặc dụng thần thì nó cũng sẽ gây ra tai vạ. Tai vạ đó to hay nhỏ thì thứ nhất thì nó cũng sẽ gây ra tai vạ. Tai vạ đó to hay nhỏ thì thứ nhất phải xem mức độ khắc hại, thứ hai phải xem có các can chi khác hoặc đại vận cứu giúp không.
Người ta trong cuộc đời, dù là ai đi nữa thì cũng khó tránh khỏi tai ách và các việc xấu.
Nếu không bị thiệt về đường công danh thì cũng có mặt nào đó không vừa lòng. Ví dụ một người từ khi sinh đến 50 tuổi nói chung thuận lợi thì từ 50 đến 60 hoặc 59 đến 69, trong thời gian đó hoặc bản thân, hoặc người trong nhà khó tránh khỏi những điều trắc trở. Điều đó ai cũng khó tránh khỏi, thậm chí có người chẳng sống bao lâu nữa. Vì trong thời gian đó thiên can địa chi của đại vận thiên khắc địa xung với can chi tháng sinh. Cho nên xưa có câu : “ Lệnh tháng là cương lĩnh, không được xung, nếu bị xung thì mười người có chín người là xấu”.
7. Thái tuế và vận cùng gặp nhau thì chủ về hung. Các sách mệnh học cổ đều rất coi trọng tai vạ do thái tuế và vận gặp nhau. Tuế vận gặp nhau là can chi của đại vận và can chi lưu niên giống nhau, như đại vận là tân mùi, lưu niên cũng là tân mùi. Cho nên xưa có câu : “ Tuế vận gặp nhau không chết mình cũng mất người thân”.
Cái tai vạ của tuế vận gặp nhau là tai vạ lớn của cuộc đời, nhưng không nhất định là mỗi người đều gặp. Tôi trong thực tế nghiệm thấy có người gặp tuế, vận trùng nhau, có người chết, nhưng cũng có người là người thân mất, nhưng cũng có người không bị tang tóc gì.
Nguyên nhân là vì Tứ trụ và tuế, vận cân bằng nhau. Sách “ Tam mệnh thông hội” có câu : “ Tuế, vận gặp nhau, chỉ có kình dương, thất, sát là xấu ; còn có tài, quan, ấn, thụ là tốt”.
Về nguyên tắc mà nói, tai vạ của người ta mức độ khác nhau. Tôi qua thực tế tổng kết ra : thông thường mà nói, phàm người tai vạ lớn thì phúc của người ấy cũng to, cho nên mệnh họa xưa có câu “ nạn to không chế, tất phải có phúc dày”.
Trong cuộc đời, người ta không những phải biết phúc khí của mình ra sao mà càng nên biết mình có tai vạ không và khi nào thì gặp, mục đích là để đề phòng và lánh xa.
Trên kia khi nói về quan hẹ tương khắc của Tứ trụ và lưu niên, thái tuế, đã nói khá nhiều về mặt xấu. Mục đích cũng chỉ là để người ta đề phòng, cảnh giác. Vì việc may, việc tốt trong Tứ trụ và đại vận có thì cuối cùng sẽ có, chỉ cần ra sức phấn đấu, đến lúc sẽ đạt được.
Nhưng đối với tai vạ, không biết được phấn đấu, đến lúc sẽ đạt được . Nhưng đối với tai vạ, không biết được thời gian phát sinh thì không biết mà đề phòng, tất sẽ bị tổn thất. Cho nên mục đích của dự đoán là vừa phải có lợi cho sự nghiệp, thân thế bình yên, vừa phải tránh được tai vạ, chỉ có thế mới chứng minh được là người có bản lĩnh. Người có bản lĩnh không nhất thiết là phải có sáng tạo trong sự nghiệp mà còn là người tránh xa được tai vạ.
8. Tương sinh tương hợp thì có tinh mừng. Lưu niên , thái tuế và trụ ngày, dụng thần trong Tứ trụ giống như hoàng đế, ân nhân của mình, nói chung là đem lại tin mừng.
Trụ ngày hoặc dụng thần hợp thái tuế, sách xưa có câu : “ Hợp thái tuế là chủ về sự rủi ro của một năm”. Tôi cho rằng, câu đó cả trên lý luận lẫn trong thực tiễn đều không đúng lắm.
Vì trụ ngày và can chi trong lưu niên tương hợp chính là tương hợp Tứ trụ với thái tuế. Ai có sự tương hợp đó là tương thân, tương ái, tương thân tương ái với hoàng đế tất sẽ gặp may.
CHệễNG 8