Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh vạn thành (Trang 63 - 70)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY

2.4 Đánh giá của khách hàng đối với hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Vạn Thành

2.4.1 Phân tích thống kê mô tả

Nghiên cứu được thực hiện trên 100 đối tượng khách hàng của công ty tại thi trường thành phốHuế, đặc điểm của mẫu điều tra được thểhiện qua bảng bên dưới:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Đặc điểm mẫu khảo sát

Chỉ tiêu Tần số ( Người) Tỷ lệ (%)

Mô hình kinh doanh 100 100

Cửa hàng tạp hóa 68 68

Tiểu thương 14 14

Đại lý 14 14

Siêu thị mini 2 2

Cửa hàng tiện lợi 2 2

Tần suất mua hàng 100 100

5-7 ngày/lần 74 74

Trên 7 ngày/lần 27 27

Mức tiền mua hàng 100 100

Dưới 3 triệu 61 61

3-7 triệu 30 30

7-10 triệu 9 9

Phương thức đặt hàng 100 100

Gặp mặt trực tiếp 100 100

Hình thức thanh toán 100 100

Tiền mặt 75 75

Chuyển khoản 8 8

Cả 2 phương án trên 17 17

(Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về mô hình kinh doanh

Biểu đồ 1: Mô hình kinh doanh

Trong quá trìnhđiều tra với tổng sốphiếu là 100 thì chiếm tỷlệcao nhất là 68%

khách hàng thuộc mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Thấp hơn tương đương 19%

khách hàng là tiểu thương và 19% khách hàng là đại lý. Chiếm 4% còn lại là những khách hàng thuộc mô hình kinh doanh siêu thịmini và cửa hàng tiện lợi.

Tần suất mua hàng

Biểu đồ 2: Tần suất mua hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đối tượng khách hàng có tần suất mua hàng từ 5-7 ngày/lần với 73% và trên 7 ngày/lần chiếm 27% còn lại, mặc dù các địa điểm có mức tiêu thụ hàng hóa khác nhau tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của từng cửa hàng và kho lưu trữ hàng hóa của công ty cũng đáp ứng số lượng lớn sản phẩm; tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế, tôi cũng nghe được chia sẻ của các đại lý rằng vì xe chở hàng của công ty chỉ đến mỗi cửa hàng các thành viên trong kênh phân phối 1 tuần/1 lần nên thông thường chỉ có thể lấy hàng mỗi tuần 1 lần. Cũng vì nguyên nhân đó, dù cần hàng gấp cũng khá khó khăn để nhận được ngay sau khoảng thời gian xe vừa giao, nên thông thường rất hiếm khi xảy ra trường hợp nhận hàng từ 1 đến 5 ngày

Mức tiền mua hàng

Biểu đồ 3: Mức tiền mua hàng

Qua quá trìnhđiều tra khảo sát ta thấy,trong tổng số100 mẫu nghiên cứu đa số trung bình cho mỗi lần đặt hàng của các cửa hàng khoảng dưới 3 triệu đồng chiếm tỷlệcao nhất với 61%, thấp hơn là các cửa hàng mua hàng khoảng từ 3 đến 7 triệu đồng chiếm 30%. Cuối cùng chiếm 9% còn lại là các cơ sởkinhdoanh đặt hàng từ7 đến 10 triệu. Điều này phản ánh nhu cầu mua số lượng lớn sản phẩm trong thời gian dịch Covid-19 kéo dài chưa cao, thực trạng các doanh nghiệp, người tiêu dùng trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn đang khó khăn về mặt tài chính nên vẫn trong khoảng thời gian tiết kiệm chi tiêu.

Phương thức đặt hàng

Biểu đồ 4. Phương thức đặt hàng

Theo kết quả điều tra 100% doanh nghiệp đặt hàng trực tiếp. Khi được hỏi về nguyên nhân tại sao không sửdụng các phương thức đặt hàng khác mà chỉchọn gặp mặt trực tiếp nhân viên bán hàng, các đại lý chia sẻ vì chu trình phân phối của công ty, dù dùng các cách khác cũng phải đợi tuần kếtiếp nhân viên tiếp thị đến làm việc rồi vài ngày sau xe giao hàng mới đến.

Hình thức thanh toán

Biểu đồ 5: Hình thức thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình thức thanh toán công ty TNHH Vạn Thành áp dụng cho các thành viên trong mạng lưới kênh phân phối của công ty là thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản. Theo như kết quả phân tích cho thấy trong 100 mẫu nghiên cứu thì thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷlệcao nhất với 75%. Một số trường hợp sửdụng cảhai hình thức thanh toán vừa bằng tiền mặt vừa chuyển khoản tương ứng 17%. Còn lại các doanh nghiệp chuyển khoản ngân hàng chiếm tỷlệ8%

Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về các thành phần của hiệu quả kênh

Thành phần GTTN GTCN GTTB ĐLC

Khả năng cung cấp hàng hóa

Công ty cung cấp hàng hóa đa dạng, sẵn có 2 5 4.28 0.805

Đơn hàng được giao đúng thời hạn 2 5 4.24 0.806

Hình thức đặt hàng, giao hàng thuận tiện, nhanh chóng

2 5 4.17 0.817

Giao hàngđầy đủsố lượng theo đơn đặt hàng 1 5 4.21 0.868 Hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng khi giao 1 5 4.00 0.876 Chính sách bán hàng

Chính sách chiết khấu phù hợp 2 5 3.51 0.893

Thông tin vềgiá cả, hàng hóa rõ ràng 1 5 3.87 0.895

Giá cảhàng hóaổn định và hợp lý 2 5 3.83 0.865

Các chương trìnhưu đãi bán hàng hấp dẫn 2 5 3.45 0.936

Hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt 1 5 3.65 0.770

Nghiệp vụ đội ngũ nhân viên

Nhân viên bán hàng am hiểu sâu, cung cấp đầy đủthông tin hàng hóa

1 5 3.81 0.895

Nhân viên bán hàng luôn thân thiện, nhiệt tình với khách hàng

2 5 4.08 0.872

Nhân viên bán hàng triển khai kịp thời các chương trìnhưu đãi

2 5 3.91 0.866

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân viên giao hàng lịch sự, vui vẻlàm tốt nhiệm vụ

1 5 3.85 0.869

Tác phong làm việc của nhân viên chuyên nghiệp, luôn đặt uy tín lên hàng đầu

2 5 3.95 0.744

Nhân viên công ty giải quyết tốt những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng

1 5 4.01 0.904

Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm có chất lượng tốt 2 5 4.27 0.827

Sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi người 2 5 3.78 0.848

Sản phẩm đa dạng, phong phú 2 5 4.00 0.841

Sản phẩm được cung cấp có tính cạnh tranh cao 2 5 4.22 0.811

Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng 2 5 4.05 0.757

Sự hài lòng về chính sách phân phối

Tôi hài lòng với hệ thống phân phối của Vạn Thành

2 5 4.16 0.748

Vạn Thành đáp ứng hầu hết những kỳ vọng của tôi khi lấy hàng

2 5 3.97 0.834

Tôi sẽgiới thiệu Vạn Thành với mọi người 1 5 3.53 0.969 Tôi sẽtiếp tục mua hàng hóaởVạn Thành trong

thời gian tới

2 5 4.10 0.718

Chú thích: Thang đo Likert 5 mứcđộ: 1: Hoàn toàn không đồng ý … 5: Hoàn toàn đồng ý (Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu SPSS) Bảng 5 thểhiện kết quảthống kê mô tả đánh giá của khách hàng đối với từng yếu tố thành phần của hiệu quả hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Vạn Thành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này sử dụng 4 chỉ số giá trị thấp nhất (GTTN), giá trị cao nhất (GTCN), giá trị trung bình (GTTB) và độ lệch chuẩn (ĐLC) để mô tả cụ thể đánh giá của khách hàng đối với từng phát biểu được đưa ra. Tổng quan số liệu cho thấy, kết quả đánh giá của khách hàng cho thấy trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

cùng một tiêu chí, nhận xét của khách hàng cũng có những ý kiến trái chiều, hầu hết các tiêu chí đánh giá cũng có những khách hàng đồng ý rất cao với phát biểu đưa ra nhưng cũng có những khách hàng khôngủng hộ hoàn toàn đối với nhận định vềtiêu chí đó. Tuy nhiên, khi xem xét về độlệch chuẩn của tất cả các tiêu chí đánh giá cho thấy các mức lệch đều xấp xỉ1 nên có thểkhẳng định không có sựchênh lệch nhiều trong đánh giá của các du khách đối với mỗi tiêu chí đưa ra, do vậy dữliệu thống kê có độ tin cậy nhất định để tham khảo. Bên cạnh đó, để có cơ sở đưa ra những kết luận cho tổng thể về đánh giá của khách hàng với mỗi yếu tố thành phần, nghiên cứu đã thực hiện kiểm định trung bình tổng thểvới giá trịT value = 3.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh vạn thành (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)