Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh vạn thành (Trang 85 - 92)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY

2.4 Đánh giá của khách hàng đối với hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Vạn Thành

2.4.5 Phân tích hồi quy

Mô hình được xây dựng gồm biến phụthuộc “Sự hài lòng vềchính sách phân phối”(HQK) và các biến độc lập được rút trích từphân tích nhân tốkhám phá EFA gồm các biến: “Chất lượng sản phẩm” (CLSP), “Chính sách bán hàng” (CSBH), Khả năng cung cấp hàng hóa” (CCHH), “Nghiệp vụ nhân viên” (NVNV) với các hệ số beta tương ứng β1, β2, β3, β4

Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:

HQK= β0+β1*CLSP+β2*CSBH+ β3*CCHH+ β4*NVNV+ei

Dựa vào hệsốBeta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng ta xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng như thế nào, theo chiều hướng nào. Làm căn cứ để kết luận và đưa ra giải pháp thuyết phục. Kết quả của mô hình hồi quy sẽ giúp xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến phụ thuộc đến sự đánh giá của khách hàng mức về độhiệu quảkênh phân phối của công ty TNHH Vạn Thành.

- Đánh giá độphù hợp của mô hình:

Độphù hợp của mô hìnhđược thểhiện qua bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.21: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin- Watson

1 .751a .563 .545 .67455635 1.586

a. Biến dự đoán: (Hằng số), Chất lượng sản phẩm, chính sách bán hàng, khả năng cung cấp hàng hóa, nghiệp vụnhân viên

b. Biến phụthuộc: Sựhài lòng vềchính sách phân phối

(Nguồn: Kết quảxửlí dữliệu) R2 hiệu chỉnh của mô hình trên là 0,545 chứng tỏrằng 54,5% sựbiến thiên của hiệu quả kênhđược giải thích bởi mối liên hệtuyến tính của các biến độc lập. Điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữliệu mẫu, để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thểthực hay không nghiên cứu này tiến hành kiểm định độphù hợp của mô hình.

- Kiểm định độphù hợp của mô hình:

Độphù hợp của mô hình hồi quy bội dựa trên việc phân tích giá trịFởbảng sau:

Bảng 2.22: Bảng ANOVA kiểm định độ phù hợp của mô hình.

ANOVAa

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.

1

Hồi quy 55.773 4 13.943 30.642 .000b

Phần dư 43.227 95 .455

Tổng 99.000 99

a. Biến phụthuộc: Sựhài lòng vềchính sách phân phối

b. Biến dự đoán: (Hằng số), Chất lượng sản phẩm, chính sách bán hàng, khả năng cungcấp hàng hóa, nghiệp vụnhân viên

(Nguồn: Kết quảxửlí dữliệu của tác giả năm 2021)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả từ kiểm định ANOVA cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định F trong mô hình rất nhỏ (<0,001) chứng tỏ mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn bộtổng thể.

- Phân tích hệsốhồi quy riêng từng phần trong mô hình:

Bảng 2.23: Hệ số hồi quy Tên biến

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Sig

Độ chấp

nhận VIF

β Std. Error β

(Hằng sô)-1.349E-16 .067 .000 1.000

NVNV .576 .068 .576 8.500 .000 1.000 1.000

CCHH .389 .068 .389 5.731 .000 1.000 1.000

CSBH .262 .068 .262 3.859 .000 1.000 1.000

CLSP .109 .068 .109 1.610 .111 1.000 1.000

a. Biến phụthuộc: HQK

(Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu SPSS) Giá trị Sig. tại 3 biến độc lập “Nghiệp vụ nhân viên” (NVNV), “Khả năng cung cấp hàng hóa” (CCHH), “Chính sách bán hàng” (CSBH), trong mô hình có giá trị nhỏ hơn 0,05. Hằng số và “Chất lượng sản phẩm” (CLSP) có giá trịSig. lớn hơn 0,05 nên sẽbịloại. Hệsố phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2 nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, các biến độc lập có sự giải thích rõ ràngđối với biến phụthuộc.

Phương trình hồi quy được viết lại như sau:

HQK= 0,576*NVNV+ 0,389*CCHH+ 0,262*CSBH+ei

Ý nghĩa các hệ số Bê – ta như sau: Hệ số β1= 0,576 có ý nghĩa là khi biến

“Nghiệp Vụ Nhân Viên” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không thay đổi thì “SựHài Lòng VềChính Sách Phân Phối” biến đổi cùng chiều 0,576 đơn vị.

Hệsố β2= 0,389 có ý nghĩa là khi biến “Cung Cấp Hàng Hóa” thay đổi một đơn vị

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong khi các biến khác không thay đổi thì “Sự Hài Lòng Về Chính Sách Phân Phối” biến đổi cùng chiều 0,389 đơn vị. Hệ số β3= 0,262 có ý nghĩa là khi biến

“Chính Sách Bán Hàng” thay đổi một đơn vịtrong khi các biến khác không thay đổi thì“SựHài Lòng VềChính Sách Phân Phối”biến đổi cùng chiều 0,262 đơn vị.

Thông qua mô hình, có thể thấy các biến độc lập “Nghiệp Vụ Nhân Viên”,

“Cung Cấp Hàng Hóa”, “Chính Sách Bán Hàng” đều ảnh hưởng thuận chiều đến biến phụ thuộc “Sự Hài Lòng Về Chính Sách Phân Phối”, sự đánh giá hiệu quả kênh phân phối của công ty TNHH Vạn Thành sẽ được gia tăng khi các yếu tố này tăng lên.

Trên cơ sở thứtựquan trọng của các hệ số hồi quy trong mô hình chỉ ra rằng, yếu tốNghiệp VụNhân Viên có mức độ ảnh hưởng lớn nhất (β = 0,576) đến SựHài Lòng Về Chính Sách Phân Phối của công ty. Điều này cũng dễ hiểu vì khi nhân viên thân thiện, lịch sự, nhiệt tình giúp đỡchủcửa hàng trong việc giải đáp kịp thời những thắc mắc của khách hàng, làm việc với tác phong chuyên nghiệp sẽtạo thiện cảm với khách hàng, giúp nâng tầm uy tín của công ty. Điều này cũng cho thấy công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển kỹ năng cần thiết cho nghiệp vụ nhân viên; có các chính sách đãi ngộ tốt để khuyến khích, động viên tinh thần đội ngũ nhân viên. Vì nhân viên là yếu tố tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng, nhân viên có nghiệp vụ càng cao thì khách hàng càng dễ hài lòng về hiệu quả kênh phân phối cũng như càng yêu thích, ủng hộ, gắn bó với công ty lâu dài.

Yếu tốCung Cấp Hàng Hóa có mức độ ảnh hưởng lớn thứhai(β = 0,389) đến SựHài Lòng Về Chính Sách Phân Phối phân phối của công ty. Đây là yếu tố phản ánh sự phát triển, hoàn thiện của công tác phân phối hàng hóa của công ty. Cung cấp hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa với chức năng đưa sản phẩm đến với thị trường. Công ty cần hoạch định chiến lược cung cấp hàng hóa phù hợp cho từng khu vực, từng đối tượng khách hàng đểkhông lãng phí nguồn lực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Yếu tốChính Sách Bán Hàng có mức độ ảnh hưởng ít nhất(β = 0,262) đến Sự Hài Lòng Về Chính Sách Phân Phối phân phối của công ty. Mỗi công ty đều áp dụng các chính sách bán hàng khác nhau cho từng đối tượng, phân khúc khách hàng của mình. Công ty TNHH Vạn Thành cần cố gắng hoàn thiện chính sách bán hàng để phù hợp với các nhóm khách hàng trong từng giai đoạn thị trường; luôn cập nhật thông tin, chính sách, áp dụng các chương trình với đối tác để xây dựng uy tín thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong kênh cũng như giữ chân khách hàng.

- Giả định phân phối chuẩn của phần dư

Hình 1. Phân phối chuẩn của phần dư

(Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu SPSS) Hình trên cho thấy phần dư có phân phối chuẩn. Ngoài ra, để kết luận chắc chắn phân phối của phần dư (chuẩn hóa) là phân phối chuẩn, nghiên cứu đã tiến hành kiểm định Kolmogorov-Simirnovđối với phần dư này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.24. Kiểm định One Sample K-S đối với phần dư mẫu 1 Standardized Residual

N 100

Nomal Parameters a,b Mean .0000000

Std. Deviation .97958969

Most Extreme Differences Absolute .069

Positive .063

Negative -.069

Test Statistic .069

Asymp. Sig. (2-tailed) .200c,d

(Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu SPSS) Bảng 2.25. Kiểm định One Sample K-S đối với phần dư mẫu 4

Standardized Residual

N 100d

Exponential Parameters a,b Mean .7211308

Most Extreme Differences Absolute .105

Positive .034

Negative -.105

Kolmogorov-Smirnov Z .750

Asymp. Sig. (2-tailed) .627

(Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu SPSS) Kết quả cuối cùng cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định Sig. = 0,627 > 0,05 nên với độtin cậy 95% nghiên cứu nàychưa đủbằng chứng thống kê để bác bỏgiả thuyết H0, nghĩa là phân phối của phần dư là phân phối chuẩn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối của công ty tnhh vạn thành (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)