Những khó khăn mà công ty gặp phải

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiêu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty tnhh đỉnh vàng (Trang 106 - 108)

5. Kết cấu nội dung đề

3.2.1.2. Những khó khăn mà công ty gặp phải

- Sự tác động của nền kinh tế

Trong vài năm trở lại đây nên kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng khủng hoảng suy thoái khiến cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, lạm phát tăng cao khiến cho chi phí đầu vào: nguyên vật liệu tăng mạnh, hàng hóa sản xuất ra gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa trong nước cũng như nước ngoài, khó tiêu thụ vì nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Đặt ra cho các doanh nghiệp câu hỏi: làm sao để có sản phẩm chất lượng tốt mà giá cả lại phải chăng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao và nhu cầu giảm sút?

- Sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của thị trường

Việt Nam hiện là một trong năm quốc gia sản xuất giầy da lớn nhất thế giới. tại một số thị trường: Mỹ, EU… Việt Nam đang có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, ngành da giầy hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu. Có thể nói giầy dép trong nước đều nép vế so với hàng ngoại nhập. Hàng năm có khoảng25-30 triệu đôi giầy dép sản xuất và gần 10% sản lượng giầy dép dư thừa từ xuất khẩu được tiêu thụ tại thị trường trong nước. 10% này là do đơn đặt hàng bị đối tác hủy vì lỗi sản xuất hoặc chậm thời gian giao hàng. Khoảng 45% giầy dép còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, nhập lậu hoặc trốn thuế và một số quốc gia khác như: Thái Lan, Malaysia, Singapore. Hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, phong phú chủng loại, giá rẻ, phương thức bán hàng trước trả tiền sau…ngày càng chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là vùng nông thôn. Do vậy tình hình này đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước chuyên cung cấp hàng cho các tiểu thương vào khó khăn và nhiều doanh

nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất để tồn tại. Những khó khăn này đã khiến sản phẩm của công ty khó tiếp xúc với thị trường trong nước và khai thác được đoạn thị trường tiềm năng cho mình.

Nguyên nhân chính làm cho hàng hóa của Việt Nam thất thế trên sân nhà cũng như sân quốc tế là sự yếu kém về khâu thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu. Việc chủ quan về việc đăng ký thương hiệu, quy cách chất lượng sản phẩm đã khiến nhiều mặt hàng của Việt Nam bị thất thế: Bitis, cà phê Trung Nguyên… đây là những bài học đắt giá trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó cũng do việc quản lý lỏng lẻo chất lượng, sản xuất ồ ạt, chất lượng sản phẩm không đảm bảo do vậy mà hàng hóa của Việt Nam khó trụ vững tại thị trường già cỗi và khó tính như EU. Thêm vào đó là những quy chuẩn chất lượng mà thị Trường EU đặt ra vô cùng khắt khe, thể hiện là việc áp thuế chống phá giá với hàng nhập khẩu của các nước: Trung Quốc, Việt Nam…, hay việc loại mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam ra khỏi diện được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, khiến giầy dép của Việt Nam phải chịu mức thuế cộng gộp là 18% thay vì mức 4,5% như trước đây. Hàng hóa của Việt nam với mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý đã chiếm ưu thế hơn trên thị trường EU nên các nước này luôn tìm cách chèn ép hàng hóa của các nước nhỏ nhằm “bảo hộ” nền sản xuất trong nước. Dù cho Việt Nam đã rất nhiều lần khẳng định rằng không có việc bán phá giá nhưng Ủy Ban EC vẫn tiếp tục gia tăng thời gian áp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng nói chung hàng giầy mũ da nói riêng của Việt Nam. Việc áp đặt đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa Việt Nam và Cộng Đồng Châu Âu, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, việc sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam, hiệp hội phân phối bán lẻ và cả người tiêu dùng Châu Âu.

- Các chính sách của Nhà nước

Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng tốt nhưng cộng thêm công tác quản lý yếu kém làm gia tăng lượng hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, khiến thị trường trong nước cạnh tranh ngày càng gay gắt, gây tác động xấu đến hoạt động các doanh nghiệp. Do đó Nhà nước cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

- Thị trường nguyên vật liệu đầu vào

Giá cả các mặt hàng leo thang, đặc biệt là những hàng hóa độc quyền: xăng, dầu… đã làm cho chi phí sản xuất vượt so với kế hoạch. Nhưng một nguyên nhân nữa khiến cho các doanh nhiệp da giầy trong nước chỉ dừng lại ở việc làm gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài là do việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giầy trong nước chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ nội địa hóa chỉ chiếm 50% trong khi nguyên phụ liệu chiếm 75% tổng giá thành sản phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thị trường lao động

Là một danh nghiệp có số lượng lớn lao động, tập hợp ở nhiều tỉnh với tỷ lệ nữ chiếm 82% đa số đều xuất thân từ nông nghiệp, trình độ văn hóa phổ biến là cấp 2, tính tổ chức kỷ luật chưa cao, tác phong sản xuất công nghiệp chưa có, kiến thức hiểu biết về pháp luật còn hạn chế…thể hiện là số lao động được tuyển vào chỉ làm thời gian ngắn, tự ý bỏ việc, xin thôi việc khá lớn gây xáo trộn, trở ngại cho việc bố trí sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, bên cạnh đó là tốn kém về chi phí huấn luyện, đào tạo…

Nhìn chung, với những thuận lợi và lợi thế sẵn có, công ty TNHH Đỉnh Vàng đã khắc phục được khó khăn để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển lâu dài, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, xứng đáng là một trong những tổng công ty lớn mạnh của Hải Phòng và cả nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiêu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty tnhh đỉnh vàng (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w