Thuận lợi

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiêu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty tnhh đỉnh vàng (Trang 103 - 116)

5. Kết cấu nội dung đề

3.2.1.1. Thuận lợi

- Nhu cầu của thị trường

Trong điều kiện làm đẹp ngày càng cao của con người hiện nay, giầy dép đóng vai trò quan trọng làm đẹp cho đôi chân. Do vậy nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên rất nhiều.

Đối với thị trường trong nước, với hơn 90 triệu dân, tổng dung lượng giầy dép khoảng 130-140 triệu đôi/ năm, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, với mức tiêu thụ bình quân tăng khoảng 8%/ năm và tốc độ tăng trưởng dân số dự báo hơn 1,1% trong những năm tới thì lượng giầy dép tiêu thụ tăng khoảng hơn 10 triệu đôi/ năm, như vậy đến năm 2020 tiêu thụ giầy dép trong nước dự báo tăng lên mức 355 triệu đôi… Do đó thị trường nội địa sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển và là một thị trường đầy tiềm năng nếu công ty có chiến lược khai thác lâu dài. Hiện tại sản phẩm giầy da của công ty tiêu thụ rất ít ở thị trường trong nước (dưới 5%). Vì vậy trog tương lai công ty nên có chiến lược khai thác thị trường tiềm năng này.

Với thị trường quốc tế, theo như thống kê nhu cầu tiêu dùng giầy cho biết: ở các nước Tây Âu số giầy được sử dụng cho 1 người vào khoảng 5-6 đôi/ năm, ở Châu Á là 1-2 đôi/ năm. Đặc biệt là thị trường EU với 6-7 đôi/ người/ năm hay thị trường Mỹ với thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người luôn đạt mức cao nhất thế giới. Có thể nói đây là những thị trường vô cùng hấp dẫn và đầy tiềm năng. Với các hiệp định: Việt-Mỹ (năm 2000), quan hệ kinh tế thương

mại song phương giữa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu, hiệp định kinh tế thương mại Asean-Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam-Nhật Bản…đã góp phần đáng kể trong việc mở rộng thị trường, tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu từ các ưu đãi của các hiệp định trên. Hơn thế nữa trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, Châu Âu hay kể cả Mỹ cũng đang lâm vào khủng hoảng nợ công khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng ở Châu Âu đang dần thay đổi. Họ dần ưa chuộng các mặt hàng giầy da nhập khẩu từ Trung quốc, Việt Nam…: đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng… Người tiêu dùng Châu Âu còn phản đối việc Ủy Ban Châu Âu (EC) áp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng nhập khẩu nói chung, các sản phẩm giầy da nói riêng. Đặc biệt hơn kể từ ngày 1/1/2014 các quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của liên minh EU sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 3 năm áp dụng với tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này. Có thể nói đây chính là cơ hội giúp cho các mặt hàng của Việt Nam ngày càng được nhập khẩu vào thị trường EU nhiều hơn, thuận lợi hơn.

- Các chính sách của Nhà nước

Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành sản xuất da giầy cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là đối với công ty TNHH Đỉnh Vàng – một công ty xuất khẩu giầy dép là chủ yếu.

Nhà nước đã quy định thuế suất xuất khẩu của mặt hàng giầy dép gia công là 0%, các mặt hàng này khi được nhập khẩu vào thị trường EU còn được hưởng ưu đãi từ chế độ thuế quan phổ cập GSP; duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp, thực hiện chính sách bình ổn giá cả hàng hóa, Nhà nước đã phải chi hàng chục tỷ đồng để bù đắp cho việc bình ổn giá xăng dầu trong nước, tăng xuất khẩu các mặt hàng: may mặc, đông lạnh, lúa gạo…, giảm xuất khẩu các loại khoáng sản: than, dầu thô…, đánh thuế cao các hàng hóa nhập khẩu; đặc biệt là chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động giúp cho các doanh nghiệp trong nước được cọ sát, học hỏi, thay đổi chính mình để tồn tại và phát triển; hiệp hội da giầy Việt Nam cũng đã kiến nghị với Bộ Công Thương xây dựng một thương hiệu của ngành công nghiệp thời trang; mở rộng các cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” hay các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia…Tất cả những chính sách này đã góp phần ổn định thị trường trong nước, cân bằng tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hơn…

Riêng ở Hải Phòng được sự hỗ trợ từ chính phủ trong công tác thu hút vốn đầu tư của nước ngoài mà tính đến tháng 3/2014 Hải Phòng tiếp tục đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI với tổng số tiền là 235,4 triệu USD, trong đó có 11 dự án đăng ký mới và 5 dự án điều chỉnh tăng vốn. Với các dự án lớn trong năm 2014 như: dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện (khởi công vào ngày 15/2/2014), dự án đầu tư xây dựng khu bay – cảng hàng không quốc tế Cát Bi, dự án đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… thành phố cảng đang trở thành tâm điểm của các dự án lớn trong năm nay. Đây là một tín hiệu tốt cho việc hợp tác xuất khẩu giầy dép của công ty với các đối tác, việc mở rộng quy mô sản xuất, việc khai thác thị trường trong nước được thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn.

- Thị trường các yếu tố đầu vào + Thị trường vốn

Bất kỳ một công ty nào muốn hoạt động đều phải có vốn để sản xuất kinh doanh. Khi hoạt động không phải công ty nào cũng có khả năng tuyệt đối về vốn. Vì vậy việc Hải Phòng thu hút được nhiều vốn FDI, đặc biệt là của Nhật Bản, Đài Loan… là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng cho mình. Bên cạnh đó các nguồn vốn vay trên thị trường ngân hàng cũng rất dồi dào, với các mức lãi suất ưu đãi, nhờ đó mà các doanh nghiệp nói chung, công ty Đỉnh Vàng nói riêng giải quyết được các vấn đề về tài chính, mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm được các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất.

+ Thị trường nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu chính là yếu tố chính trong giá thành sản phẩm, do vậy để tăng khả năng cạnh tranh thì việc tập trung vào vấn đề nguyên vật liệu là vô cùng cần thiết. Với sản phẩm chính của công ty hiện nay là da thuộc các loại, giả da… thị trường cung ứng là trong nước và nước ngoài. Nhưng hiện nay nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ HongKong. Công ty đã xây dựng được một quy trình sản xuất thích hợp để kiểm soát lượng nguyên vật liệu sử dụng.

+ Thị trường lao động

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất gia công giầy da xuất khẩu, do đó kỹ thuật sản xuất chủ yếu là dùng phương pháp gia công bằng tay trên dây chuyền lắp ghép để chế tạo sản phẩm. Do vậy cần huy động một lực lượng lao động khá lớn. Với một thị trường sức lao động dồi dào, nguồn lao động sẵn có từ các vùng nông thôn, miền núi là rất lớn. Với nhiều hình thức tuyển dụng: phát tờ rơi, dán thông báo, hay cử cán bộ xuống tận cơ sở địa phương để tuyển dụng trực tiếp… đã thu hút được rất nhiều lao động trẻ nhàn rỗi tại các địa phương này tham gia tuyển dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiêu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty tnhh đỉnh vàng (Trang 103 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w