Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM

1.4.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ

1.4.4.1. Nhân tố khách quan

Nhân tố xã hội

Những yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển tín dụng bán lẻ là các nhân tốtrực tiếp tham gia quan hệ tín dụng. Những xu thế thay đổi vềnhân khẩu học được nghiên cứu bao gồm: tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, những thay đổi vềcấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cư... là nguồn số liệu quan trọng. Từ những số liệu đó, ngân hàng xác định được thị trường tiềm năng của hoạt động tín dụng và năng lực của ngân hàng mình so với các đối thủcạnh tranh đểchiếm lĩnh từng phân đoạn thị trường.

Đi cùng với việc tăng trưởng GDP là quá trình đô thị hóa. Xu hướng đô thị hóa đang làm tăng dân sốtại các thành phốlớn một cách nhanh chóng. Theo báo cáo đánh giá đô thịhóa ở Việt Nam do Ngân hàng Thếgiới thực hiện cho biêt năm 2011 tốc độ đô thị hóa của Việt nam đạt 3,4%/năm, nếu như năm 2009 dân số tại đô thị chiếm tỷ trọng 29,6%, năm 2014 đã tăng lên 33% tổng dân số khoảng 29,7 triệu người. Tỷ lệ người dân trong độtuổi lao động khá lớn, chiếm 65% dân số. Hiện có trên 70% các hộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng. Tốc độ tăng dân sốvà thu nhập cao kéo theo nhu cầu về tiêu dùng tăng cao.

Môi trường chính trị- pháp luật

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sựgiám sát chặt chẽcủa pháp luật, các quy định của NHNN. Trước hết, có thểkể đến các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay, đặc biệt là các chính sách và các chương trình liên quan đến kinh tế. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư (sự đơn giản vềthủtục giấy tờ, ưu đãi thuế…) tất cảnhững điều này sẽtạo điều kiện cho sựphát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, xã hội, GDP sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập cho người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng và hoạt động kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước như hiện nay Pháp luật đóng vai trò không thê thiếu. Không có pháp luật hay pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nên kinh tế thị trường thì mọi hoạt động không thể trôi chảy được. Với vai trò đảm bảo trong việc chuyển nền kinh tếthị trường tựphát, kém tổchức sang một nền kinh tế thị trường văn minh hơn, pháp luật có một nhiệm vụhết sức to lớn trong việc tạo ra một hành lang pháp lý giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, mang lại hiệu quảkinh tếcao, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu nại. Do đó, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệtín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ích cho cảhai bên và chất lượng tín dụng mới được bảo đảm.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu vềvốn của dân cư. Khi nền kinh tếsuy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng làm ảnh hưởng tới các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác khi nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều: Với khoảng 90 triệu dân nhưng mới có khoảng 17% mở tài khoản tại ngân hàng nhưng tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng trong vòng 3 năm qua đạt trên 30%/năm. Các loại hình doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ hỗtrợ cho việc tiêu dùng của người dân gia tăng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng phối hợp với các nhà cung cấp, thương mại đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tín dụng.

Lãi suất sẽ quyết định mức cầu trong hoạt động cho vay, các NHTM thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách vay. Tất nhiên phải trên cơ sở mức lãi suất cơ bản của NHNN nhằm kiểm soát thị trường.

Lạm phát cao gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng vì khó kiểm soát mức giá cả và lượng tiền. Doanh nghiệp và cá nhân sẽ dè dặt gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất huy động sẽ tăng. Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào các dựán sản xuất kinh doanh do bởi độrủi ro trong thời điểm này là khá cao. Vì thế, để khuyến khích việc vay tiền, ngân hàng phải hạlãi suất cho vay.

Môi trường công nghệ

Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Ngân hàng. Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới không chỉ qui trình nghiệp vụ mà cònđổi mới cảcách thức phân phối, đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép Ngân hàng cung cấp dịch vụngân hàng.

Theo xu hướng phát triển của thời đại thông tin số, các ngân hàng ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới quy trình nghiệp vụvà cách thức phân phối. Đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, có thể kể đến các sản phẩm tín dụng bán lẻ ứng dụng nhiều kỹthuật sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới.

Môi trường văn hóa

Hành vi của khách hàng và cả đối thủcạnh tranh của ngân hàng bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa. Hành vi tiêu dùng cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chính vì thế, trìnhđộ văn hóa là một trong những yếu tố được các nhà kinh doanh ngân hàng nghiên cứu kĩ lưỡng trong chiến lược kinh doanh và áp dụng các biệ pháp marketing hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các vùng địa lý khác nhau có những đặc điểm vănhoá khác nhau vềphong tục tập quán, cách thức giao tiếp, nhu cầu vềhàng hoá dịch vụnói chung và sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng. Chính các điều kiện đó đã hình thành các tụ điểm dân cư, trung tâm thương mại, du lịch, trung tâm sản xuất và ảnh hưởng đến việc đặt phòng giao dịch hay chi nhánh ngân hàng. Việc ngân hàng mở rộng mạng lưới ở những vùng dân cư có thu nhập tốt, môi trường kinh tếphát triển là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay bán lẻnói riêng.

Đốithủ cạnh tranh

Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng, nhất là khi các Ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùng hướng vào một đối tượng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động. Thị trường ngân hàng càng sôi động, sựcạnh tranh giữa các ngân hàng càng trởnên gay gắt. Kết quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu cấu trúc thị trường và hành vi của các ngân hàng trên thị trường, nghiên cứu hành vi cụthểcủa từng đối thủcạnh tranh (đối thủcạnh tranh trực tiếp, đối thủcạnh tranh tiềmẩn..) nhằm có thể chủ động đưa ra một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả.

Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng

Việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ tương hỗgiữa Ngân hàng và các đơn vịliên quan góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động của Ngân hàng và hìnhảnh Ngân hàng.

Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng là các đơn vị có quan hệ với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh như: các tổ chức cung ứng dịch vụ Marketing, các trung gian tài chính tín dụng, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan Nhà nước...

Với tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng còn ít kinh nghiệm trong hoạt động Marketing, do đó cần sử dụng dịch vụ này ở các tổ chức chuyên nghiệp. Với các trung gian tài chính tín dụng thường thì ngân hàng quan hệvới các tổ chức này qua ba dịch vụ: bảo hiểm, cungứng nguồn vốn tín dụng và các nghiệp vụ giấy tờ có giá.

Chẳng hạn quan hệ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho tài sản đảm bảo là xe ô tô hình thành từ vốn vay; hay việc cung ứng lẫn nhau giữa các tổ chức tài chính - tín dụng, các nguồn vốn tín dụng được thực hiện tương đối rộng rãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngân hàng cần tìm kiếm các khả năng này vì mua các nguồn vốn tín dụng ở các NHTM thường rẻ hơn ở NHTW.

Khách hàng của ngân hàng

Khách hàng là nhân tốquan trọng nhất quyết định sựthành bại của các Ngân hàng bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng vừa trực tiếp sửdụng hưởng thụ sản phẩm đó. Chính vì vậy, nhu cầu, mong muốn, và cách thức sửdụng sản phẩm dịch vụngân hàng sẽlà nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới số lượng, kết cấu và cách thức phân phối các sản phẩm dịch vụ.

Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cungứng sản phẩm dịch vụngân hàng, vừa trực tiếp sửdụng, hưởng thụsản phẩm. Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụcủa khách hàng sẽlà yếu tốquyết định cảvề số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụvà kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng của marketing ngân hàng là phải nghiên cứu phân tích tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng để xác định rõ từng đối tượng họ đang tìm kiếm những gì từ phía ngân hàng. Chú ý tới những khách hàng tiềm năng đánh giá những ưu việt vềdịch vụcủa ngân hàng mình so với ngân hàng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)