CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.5. Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ ngân hàng của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng các dịch vụ tài chính của các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Thái Bình Dương rất lạc quan về triển vọng phát triển đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngân hàng. Việc mở rộng và phát triển các dịch vụ tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào 3 lĩnh vực chính, đó là: Thị trường và quản lý sản phẩm, các kênh phân phối, dịch vụ và thoả mãn dịch vụ. Trong những năm gần đây, dưới tác động của toàn cầu hoá, tỷ lệ lãi suất thấp và sự phát triển kinh tế đã tạo ra sự phát triển hoạt động tín dụng tại các thị trường mới nổi.
Yếu tố quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của thị trường tín dụng tại các nước có nền kinh tế mới nổi là sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của môi trường luật pháp, hạ tầng tài chính.
Kinh nghiệm củangân hàng thương mại ởSingapore
Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng đặc biệt là tín dụng bán lẻ. Một trong những ngân hàng thành công vềkinh doanh dịch vụNgân hàng bán lẻnói chung và tín dụng bán lẻnói riêng tại Singapore là Ngân hàng Standard Charterred. Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệtrong việc triển khai dịch vụbán lẻtại các ngân hàng,theo thống kê đến nay có hơn 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụngân hàng bán lẻ đó là:
Hệ thống chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho khách hàng, điều này đã làm tăng thị phần của các ngân hàngở Singgapore. Những sáng kiến quản lý tiền tệ đã cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng quản lý tốt tài chính của họ.
Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ tự động như: Máy nhận tiền gửi, internet banking, homebanking….để phục vụ cho khách hàng.Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kinh nghiệm của ngân hàng Nhật Bản
Các chuyên gia về ngân hàng đãđánh giá hệ thống ngân hàng của Nhật Bản là hệ thống ngân hàng cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Vì vậy các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn khi tiếp cận với môi trường tài chính tại nước này.
Tuy nhiên Citibank chi nhánh ở Nhật Bản đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho Citibank trở nên thành công trong kinh doanh. Cách tiếp cận độc đáo của Citibank đó chính là hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ, đây là điểm khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàngở Nhật Bản đó là:
Chiến lược tiếp thị năng nổkết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh.
Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với sản phẩm, dịch vụngân hàng bán lẻ.
Có chiến lược đánh bóng thương hiệu và phô trươngsức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổphần của các ngân hàng khác đểkhuếch trương tiềm lực tài chính của mình.
Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Việt Nam, trước đổi mới, trong cơ chế bao cấp, ngân hàng hầu như chỉ cho vay theo kế hoạch đối với kinh tế quốc doanh và các hợp tác xã. Từ những năm 1989- 1990, một số ngân hàng và đặc biệt các quỹ tín dụng nhân dân đô thị đã thúc đẩy phát triển cho vay và đây có thể coi là bước ngoạt đối với dịch vụ Ngân hàng . Đáng tiếc là hoạt động này ra đời chủ yếu do nhu cầu tạo chênh lệch lãi suất khi các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận với lãi suất huy động rất cao. Do vậy hầu hết các khoản cho vay đều “dưới chuẩn”, theo cáchnói hiện tại, dẫn tới nợ xấu, lừa đảo và hàng loạt Quỹ tín dụng nhân dân phải đóng cửa. Vì thế, năm 1991, việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNo&PTNT) triển khai thực hiện cho vay trực tiếp hộ nông dân có ý nghĩa lớn không chỉ đối với kinh tế xã hội mà còn với hoạt động ngân hàng.
Thực ra, trước khi Ngân hàng NNo&PTNT đề xuất cho thí điểm và thực hiện chính thức, đã có không ít ý kiến phản đối bởi lẽ việc cho vay chủ yếu dựa trên tín
Trường Đại học Kinh tế Huế
chấp, người vay không trả nợ hoặc cố tình không trả nợ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, món vay lại nhỏ, địa bàn rộng, chi phí cao nên ngân hàng khó quản lý được. Về lập trường quan điểm, còn không ít người, kể cả người có vị thế cho rằng cho vay cá thể là đi ngược lại, chống lại quan hệ sản xuất XHCN. Song, vượt qua mọi khó khăn, Ngân hàng NNo&PTNT đã quyết định triển khai và đến nay dịch vụ cho vay đối với hộ nông dân đã trở thành một trong những nghiệp vụ lớn, chiếm hơn 55%
tổng dư nợ của ngân hàng.
Cùng với tăng mạnh cho vay, Ngân hàng NNo&PTNT đã mở rộng đối tượng cho vay từ chỗ chỉ cho vay nhu cầu sản xuất có tính tự cung, tự cấp tới cho vay sản xuất kinh doanh hàng hóa, các nhu cầu đời sống (mua xe, xuất khẩu lao động, mua sắm, sửa chữa nhà cửa..); đơn giản hóa hồ sơ thủ tục, người vay chỉ cần làm đơn vay kèm phương án vay theo mẫu in, áp dụng các phương thức cho vay thuận lợi: hạn mức tín dụng, lưu vụ… và áp dụng công nghệ thông tin thành công, nối mạng thống nhất trên 2000 chi nhánh, phòng giao dịch, quản lý hồ sơ vay trên mạng.
Việc triển khai cho vay trực tiếp hộ nông dân trên diện rộng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, nông thôn, cải thiện nâng cao đời sống nông dân, đưa Ngân hàng NNo&PTNT phát triển theo hướng NHTM hiện đại, kinh doanh có lãi. Ngân hàng NNo&PTNT đãđược Ngân hàng thế giới đánh giá “là một trong số các định chế tài chính thành công và hiệu quả nhất thế giới xết về khía cạnh chi phí hoạt động thấp và khả năng tiếp cận hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ”. (nguồn: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, PGS.TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Lao Động 2014)
Một số bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại:
- Do đối tượng khách hàng rộng lớn, nên tùy theo địa bàn nhất có kế hoạch chiến lược sản phẩm thế mạnh, phù hợp, tránh cạnh tranh về giá, tập trung chính ở phong cách phục vụ nhanh chóng, tiện ích, thuận lợi, sản phẩm dịch vụ đi kèm như công nghệ thông tin hiện đại dễ sử dụng.
- Có chính sách phát triển sản phẩm đa dạng nhằm cung cấp sản gói sản phẩm giá trị trọn đời, đây là xu hướng mới như: cho vaymua nhà, mua xe ô tô, cho vay du học sinh (cho con cái), cho vay mua nhà đất cho con, tiết kiệm gửi tích lũy, ….
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Có hệ thống triển khai kế hoạch và thiết kế hệ thống mạng lưới, điểm giao dịch phù hợp với địa bàn dân cư, dễ tiếp cận, dễ nhận biết sự hiện diện.
- Không ngừng bổ sung, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đi kèm thông qua hệ thống công nghệ thông tin có tính bảo mật, an toàn cao
- Có cơ chế giám sát hoạt động, kết quả hoạt đông đến từng nhân viên (KPIs) và có chế tạo động lực, huấn luyện, đào tạo nhằm tạo đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, chuyên nghiệp, am hiểu
Trường Đại học Kinh tế Huế