CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.4. PHÂN TÍCH NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV QUẢNG TRỊ
2.4.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Thứ nhất, nhân tố về kinh tế:
Những năm qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kết hợp với điều kiện kinh tế khó khăn, chính sách tài khóa thắt chặt của Chính phủ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với những năm trước, nếu như giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh trên 10,8% thì trong giai đoạn 2011-2015 GDP tăng trưởng bình quân chỉ ở mức dưới 7,42%. Do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn, việc đầu tư sản xuất kinh doanh không thuận lợi nên nhu cầu về vốn tín dụng trong xã hội thấp ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụngbán lẻ của Chi nhánh.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh còn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng chậm, chưa tạo được thế mạnh, quy mô kinh tế địa phương còn nhỏ, năm 2015 GRDP chỉ đạt 20.598.277trđ (nguồn:niên giám thống kê Quảng Trị 2015). Năm 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%, không đạt so với kế hoạch là 7%. Công tác quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung còn nhiều bất cập và hạn chế. Giá cả nông phẩm biến động theo chiều hướng không có lợi, giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng nhanh làm tăng giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, cùng với đó là dịch vụ và công nghiệp sản xuất đang thiếu rất nhiều. Rất nhiều khó khăn đặt ra, vì thế cần sự nỗ lực rất lớn của Lãnh đạo cũng như nhân dân tỉnh nhà cùng nhau thực hiện định hướng phát triển kính tế theo định hướng phát triển công nghiệp – xây dựng nhằm tạo động lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hơn nữa tỷ trọng Công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm kinh tế tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2015.
Sự đầu tư của tỉnh Quảng Trị, định hướng kêu gọi đầu tư khơi dậy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh đang là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo có hội lớn cho các chủ thể kinh tế địa phương nói chung và cho sự phát triển của ngành ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
trong tương lainói riêng là nhân tố tích cực tác động rất lớn đến định hướng chiến lược của BIDV Quảng Trị. Đó chính là chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao theo đính hướng phát triển củatỉnh Quảng Trị.
Từ sự biến động khó lường của nền kinh tế đang tác động rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị nói chung và hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ nói riêng. Tuy nhiên, với định hướng phát triển kinh tế trong thời giantới cùng những giải pháp hữu hiệu mà Lãnhđạo tỉnh đã đề ra, nhất định sẽ có những tác động tích cực hơn nữa đến tình hình kinh doanh của BIDV Quảng Trị cũng như hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.
Thứ hai, nhân tố về pháp lý:
Ở nước ta môi trường pháp lý chưa thật sự đồng bộ cho hoạt động tín dụng bán lẻ. Các điều kiện kinh tế vĩ mô, nhất là các điều kiện có liên quan trực tiếp đến hoạt độngtín dụng bán lẻ tuy đãđược cải thiện nhiều, nhưngvẫn còn nhiều bất cập. Những thay đổi chính sáchnhiều khi còn mang tính chủ quan và thiếu nhất quán của cơ quan quản lý nhà nước đã gây ra rủi ro khá lớn cho cảngân hàng và khách hàng. Cụ thể như về cơ chế tín dụng, Nhà nước thay đổi thường xuyên cơ chế TD, gây nhiều khó khăn cho các NHTM và khách hàng thực hiện. Chẳng hạn như theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống Đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001, thì toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả sẽ được coi là nợ quá hạn, và theo điều 7, QĐ 493/2005/QĐ –NHNN của Thống Đốc NHNN thì khoản nợ này cũng bị phân loại từ nhóm 2 trở đi, điều này phần nào làm giảm chất lượng TD của chi nhánh. Công văn 5984 của NHNN về kiểm soáttín dụng năm 2009: Quy định mức tăng dư nợ của năm 2009 không quá 25%, công văn được ban hành tháng 8/2009 khi đó dư nợtín dụngcủa BIDV Quảng Trị đã vượt con số trên vì vậy việc giảm dư nợ về con số trên là rất khó có thể thực thi, chi nhánh phải ngừng cho vay và tiến hành thu hồi nợ nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngtín dụngnói chung và tín dụngbán lẻ của chi nhánh.
Bên cạnh đó, quy đinh về xử lý tài sản đảm bảo có sự khác nhau giữa Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành với Bộ Luật Dân sự 2005; quy
Trường Đại học Kinh tế Huế
định về lãi suất thỏa thuận cũng đang có sự thiếu đồng bộ giữa hai Luật này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cấp tín dụng của BIDV Quảng Trị cũng như phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh.
Những năm qua do biến động của tình hình kinh tế trong nước, NHNN thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho vay, do đó hoạt độngtín dụng củaBIDV Quảng Trịchịu tác động lớn bởi chính sách lãi suất của NHNN, theo đóNIM tín dụng bán lẻ có những lúc bị khống chế hoặc phải điều chỉnh thực hiện theo chính sách điều hành làm hạn chế tốc độ tăng trưởng tại những thời điểm cần phát triển mà có yếu tố mùa vụ..
Thứ ba,nhân tố về xã hội:
Quảng Trị hiện nay có trên 620 nghìndân, trong đó hơn70% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp còn lại là các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ…trong đó Quảng Trị đang hướng đến là một tỉnh công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, Dân số trong đọ tuổi lao động chiếm khoảng 57%; trong đó, tập trung ở thành thị khoảng 28,4% tương đương khoảng 99.424 người (số liệu:Niên giám thống kê Quảng Trị 2015). Từ những yếu tố về dân số này cho thấy tỷ lệ dân cư tập trung ở thành thị của tỉnh khá thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 khoảng 33,201 trđ (tương đương khoảng 1.515 USD) trong khi đóthu nhập bình quânđầu người của cả nước đạt khoảng 2.200 USD, Quảng Trị đang ở mức thấp dưới mức trung bình của cả nước. Với quy mô dân số nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp thì việc phát triển tín dụng bán lẻ vừa có cơ hội rất lớn để phát triển nhưng cũng tiềm ần nhiều thách thức, rủi ro cần có chiến lược phát triển rõ ràng nâng cao hiệu quả trong công tác tín dụng bán lẻ cũng như hoạt động sản xuấ kinh doanh của BIDV Quảng Trị.
Với xu hướng dân số ngày càng tăng, đặc biệt là dân số các vùng đô thị, trình độ dân trí, xu hướng tiêu dùng có bước chuyển biến mạnh mẽ theo sự phát triển của kinh tế cũng đem lại những cơ hội to lớn tác động mạnh mẽ lên sự phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Quảng Trị nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn trong quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc chăm sóc, tiếp cận và cung cấp dịch vụ ngân hàng.
Thứ tư,nhân tố về tự nhiên:
Quảng Trị thuộc vùng ven biển vùng cực Bắc Trung Bộ, địa hình khá đa dạng gồm đồi, núi và đồng bằng biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và trùng
Trường Đại học Kinh tế Huế
với phương của đường biển. Chiều dài bờ biển khoảng 75km và chiều ngang trung bình của tỉnh khoảng 63,9km (chiều ngang rộng nhất: 75,4 km và chiều ngay hẹp nhất:
52,5km). Điều kiện tự nhiên đa dạng và trải dài đem lại nhiều lợi thế cho phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp nhưng đồng thời cũng không ít khó khăn do địa bàn khá hiểm trở, suất đầu tư cao, công tác vận chuyển gây không ít khó khăn trong phát triển kinh tế địa phương. Điều này đãảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Trị, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như: Đối với khách hàng vay bị thiệt hại do lũ lụt, mất mùa, cuốn trôi các công trình nhà xưởng ... BIDV Quảng Trị phải cho gia hạn, thậm chí phải khoanh nợ, làmảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng TD và kết quả kinh doanh của chi nhánh.