BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất, trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống đã từng bước đưa BIDV tiến lên thông qua những dấu mốc quan trọng cả về tổng tài sản và chất lượng tín dụng, trong đó có tín dụng bán lẻ luôn được quan tâm để phát triển. BIDV luôn quan tâm đến việc mở rộngqui mô sản phẩm- dịch
Trường Đại học Kinh tế Huế
vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để sản phẩm dịch vụ phát triển tốt hơn và chất lượng không ngừng được nâng caoBIDV cần:
- Trên cơ sở Chính sách khách hàng và quy trình tín dụng bán lẻ, cần có hướng dẫn và có sự điều tra, nghiên cứu khảo sát thị trường theo vùng miền để các Chi nhánh áp dụng chính sách phù hợp hơn.
- Sớm hình thành các khối kinh doanh theo ngành dọc thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh nhằm quản lý chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn, tránh sự chồng chéo trong quản lý và hạn chế rủi ro, đồng thời không bị sự chi phối bởi một hoặc nhóm cá nhân làmảnh hưởng chất lượng kinh doanh.
- Cần sớm triển khai phần mềm hỗ trợ đánh giá phân tích mức độ rủi ro của khách hàng khi thẩm định cho vay.
- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn để không ngừng nâng cao năng suất lao động của họ, tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến.
- Nâng cấp và thường xuyên bảo trì hệ thống mạng nội bộ,hạn chế rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm bớt sự cang thẳng, phiền hà đối với khách hàng.
-Thu thập và phổ biến thông tin về thị trường trong nước và trên thế giới để hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro.
- Nâng hạn mức phán quyết tín dụng cho vay cho các phòng Giao dịch trên mức 0,5 tỷ đồng như hiện nay.
- Trung tâm hỗ trợ khách hàng với để giải đáp những thắc mắc cũng như tư vấn cho khách hàng khi có nhu cầu và định hướng hoàn thiện hơn trong giao dịch với khách hàng chứ không phải là cơ sở để đánh giá, bắt lỗi các Chi nhánh, cán bộ trong quá trình thực hiện công việc.
Từnhững căn cứvề định hướng phát triển của NHNN, BIDV, Chi nhánh BIDV Quảng Trị, thực trạng hoạt động cũng như phân tích vềthực trạng hoạt động tín dụng bán lẻtại BIDV Quảng Trị trong quá trình hội nhập nền kinh tếthếgiới của Việt Nam là nền tảng vững chắc đểxây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chếcủa bản thân chi nhánh, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Quảng Trị, nhằm từng bước hướng đến mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ một cách toàn diện trong bối cảnh hoạt động của BIDV Quảng Trị hiện nayđang còn quá nghiêng vềmảng hoạt động tín dụng bán buôn, tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Một số giải pháp được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng TD bán lẻ, song song với những giải pháp này là một sốkiến nghị với Chính phủ, NH nhànước, Hiệp hội NH, BIDV Hội sở chính, BIDV Chi nhánh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi, thông thoáng để phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng bán lẻtrong thời gian tới.
Trường Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Hoàng Đức,Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong, (2009), Nghiệp vụ NH thương mại, HCM,Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Minh Kiều, (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
3. PGS TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Hà Nội, NXB ĐHKTQD
4. Quốc Hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12, Luật Các Tổ chức tín dụng, 2010, Hà Nội.
5. NH Nhà nước Việt Nam, (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ và tính trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội.
6. NH Nhà nước Việt Nam, (2005), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ và tính trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Và các văn bản sửa đổi bổ sung. Hà Nội.
8. NH Nhà nước Việt Nam, (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 3/12/2001 của Thống Đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức TD đối với khách hàng, Hà Nội.
9. NH Nhà nước Việt Nam, (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống Đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/2001/QĐ –NHNN ngày 31/12/2001,Hà Nội.
10. BIDV (2014), Quyết định 6959/QĐ-NHBL2 ngày 03/11/2014 của Tổng Giám
Trường Đại học Kinh tế Huế