CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM
1.4.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ
1.4.4.2. Nhân tố chủ quan
Chính sách cho vay của một ngân hàng
Ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển cho vay của ngân hàng đó.
Nếu việc phát triển và đa dạng hoá hoạt động tín dụng không nằm trong chính sách phát triển của ngân hàng hoặc chủ trương của ngân hàng không đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng thì các khách hàng khó có thể vay được những khoản tiền đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình hoặc nhu cầu vay vốn phục vụsản xuất kinh doanh. Chỉtrừ những trường hợp ngân hàng thấy chắc chắn sẽ thu hồi được nợ từ những khách hàng có uy tín. Nghĩa làở đây, chính sách cho vay này không khuyến khích người dân vay vốn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên họsẽgặp khó khăn trong quá trình vay vốn.
Ngược lại, khi ngân hàng xác định hoạt động tín dụng là một hướng đểphát triển kinh doanh thì ngân hàng sẽ đề ra chính sách để đẩy mạnh hoạt động này như chính sách lãi suất, tỷlệtài sản đảm bảo, đơn giản thủtục vay vốn, điều kiện vay vốn...
Trường Đại học Kinh tế Huế
Quy mô vốn và khả năng phát triển của ngân hàng
Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệnên quy mô vốn và tình hình tài chính của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Quy mô vốn càng lớn, các chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo càng lành mạnh thì càng tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng.
Hơn nữa, việc phát triển các sản phẩm dịch vụtín dụng,ứng dụng công nghệvào hoạt động cho vay… luôn gắn liền với việc đầu tư mua sắm thiết bị mới, phần mềm mới…Giá trịcác khoản đầu tư này thường khá lớn nên với các ngân hàng có quy mô nhỏthì không thểthực hiện nổi. Vậy, với quy mô vốn lớn ngân hàng không những tạo cho mình thếchủ động trước mọi hoạt động mà còn tạo cho mình khả năng đứng vững trước các đối thủcạnh tranh.
Hoạt động marketing Ngân hàng
Với các thông tin thu thập được, bộphận này sẽtổng hợp, phân tích, đưa ra kết luận vềvấn đềnghiên cứu, các hướng giải quyết nhằm đạt được mục tiêu: thu hút ngày càng nhiều khách hàng, chiếm lĩnh được thị phần cao trên thị trường, đạt được lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hoàn thành tốt kế hoạch của Ban giám đốc, mục tiêu hội đồng cổ đông đề ra…
Trìnhđộ đội ngũ cán bộ nhân viên.
Trước hết, với cán bộ quản lý thì đòi hỏi phải là người có chuyên môn giỏi, có khả năng phân tích, phán đoán, là người chịu trách nhiệm đầu tiên vềkhả năng cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của việc mở rộng hoạt động cho vay lại phụ thuộc lớn vào trình độ của cán bộ. Cán bộ QHKH trực tiếp tiếp xúc với khách hàng qua quá trình giao dịch, đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, ban lãnh đạo cần có chính sách khơi dậy năng lực lao động, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ QHKH, đặc biệt phát huy hiệu quả của chính sách khen thưởng, động viên thỏa đáng đối với nhân viên có thái độ phục vụtốt và thu hút được nhiều khách hàng cho ngân hàng.
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân món vay, kiểm tra quá trình sửdụng vốn vay cho đến khi
Trường Đại học Kinh tế Huế
thu hồi được nợ vay. Chất lượng tín dụng có đảm bảo được không tuỳthuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là hết sức quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Trong bước này chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như quy định điều kiện thủtục vay của từng ngân hàng.
Hiện nay, BIDV đang áp dụng qui trình tín dụng bán lẻ theo qui định số 6959/QĐ-NHBL2 ngày 03/11/2014 được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Tiếp thịtới khách hàng vềsản phẩm, dịch vụngân hàng của BIDV
CBQHKHCN trực tiếp tiếp thị tới khách hàng tất cảcác sản phẩm, dịch vụngân hàng của BIDV, bao gồm: các sản phẩm tín dụng bán lẻ, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ gia tăng, ebanking, và tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp
*Phương thức tiếp thị:
Tiếp thị trực tiếp tới khách hàng
Tiếp thị phổ thông qua các hình thức tổ chức sự kiện, tờ rơi, quảng cáo trên phương tiện thôngtin đại chúng, tại Trụsở ngân hàng…
Bước 2: Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ
Phỏng vấn, nắm bắt thông tin vềkhách hàng.
Mục đích của khách hàng (nhu cầu vay vốn hoặc đề nghị được bảo lãnh của khách hàng).
Tình trạng nhân thân: Tên, tuổi, tình trạng hôn nhân/gia đình, nơi cư trú, nghề nghiệp, trìnhđộ, đơn vị công tác/địa điểm kinh doanh, vịtrí công tác/xã hội, thu nhập.
Khả năng và nguồn trảnợ của khách hàng: Lương, hoạt động kinh doanh hiện tại, phương án đầu tư/kinh doanh, nguồn thu nhập khác.
Hình thức và tài sản đảm bảo vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản khác của Khách hàng, tài sản của bên thứba.
Thông tin khác liên quan tới Khách hàng và khoản vay (nếu có).
Tư vấn Khách hàng sản phẩm, dịch vụphù hợp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Hướng dẫn Khách hàng cung cấp hồ sơ.
Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ, tài liệu.
Bước 3:Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng
Đánh giá về thông tin nhân thân khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan (nếu có).
Đánh giá vềmục đích và kếhoạch sửdụng vốn vay/bảo lãnh của khách hàng.
Đánh giá, phân tích về năng lực tài chính của khách hàng.
Vềtài sản bảo đảm.
Lịch sửquan hệtín dụng của khách hàng.
Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng: Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng theo đúng quy định hiện hành của BIDV.
Bước 4:Đềxuất và quyết định cấp tín dụng
Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng khách hàng, hồ sơ tín dụng, so sánh với các điều kiện quy định tại văn bản này và quy định của từng sản phẩm tín dụng cụthể, CBQKHCN tiến hành trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng:
Quyết định cấp tín dụng
Thông báo cho khách hàng trong trường hợp từ chối cấp tín dụng: Trường hợp cấp có thẩm quyền không phê duyệt cấp tín dụng, lập Thông báo từ chối cấp tín dụng gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từchối cho vay.
Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủtục pháp lý Ký kết hợp đồng
Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm Bước 6:Đềxuất và quyết định giải ngân
Bước 7: Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệthốngchương trình SIBS Bước 8: Giải ngân
Bước 9: Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay Bước 10: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí
Chủ động chăm sóc khách hàng, thông báo khách hàng trả nợ đúng hạn. Việc thông báo nợ đến hạn tới khách hàng có thể qua tin nhắn, email, điện thoại hoặc văn bản theo Thông báo nợ đến hạn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trên đây là các bước thực hiện khi giải ngân một món vay cho khách hàng. Tuy nhiên tùy vào việc đánh giá khả năng của khách hàng mà cán bộ tín dụng có những xem xét cụthểkhi giải quyết món vay cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng được giải ngân trong thời gian ngắn nhất có thểcho phép.